Thursday, July 23, 2009

Trung Quốc(7)

Ân Khư

Đây là di tích của kinh đô nhà Thương (Ân), Trung Quốc. Ân Khư nằm tại trung tâm của tỉnh Hà Nam, trên địa điểm của thành phố An Dương ngày nay. Ân được cho là kinh đô cuối cùng của nhà Thương (1600 TCN - 1046 TCN), và là trung tâm văn hóa và tâm linh của thời kỳ cuối nhà Thương, do có nhiều ngôi mộ được phát hiện và khai quật ở Ân Khư, với vài ngôi có độ sâu hơn 18 m.những ngôi mộ nổi tiếng nhất là mộ của Phụ Hảo, vợ của vị vua thứ 12 của nhà ThươngVũ Đinh. Ngôi mộ này được phát hiện và giữ nguyên trạng. Ngôi mộ này có 6 bộ xương chó; ít nhất 16 bộ xương người bên cạnh xương của Phụ Hảo; hơn 440 hiện vật bằng đồng; gần 600 miếng ngọc, đá và xương được chạm khắc, và khoảng 7000 đồng tiền của thời đó - tiền vỏ sò.

Ân Khư còn nổi tiếng do phát hiện xương và mai rùa và các chữ khắc trên đó (gọi là giáp cốt văn), mà người ta cho rằng đây là khởi nguồn của chữ Hán và văn viết chữ Hán. Người ta đã sưu tập được hơn 160.000 mảnh giáp cốt, và hơn 1.000 hiện vật bằng đồng xanh. Trên đó các học giả tổng kết được khoảng 4.500 đơn tự và đọc hiểu được khoảng 3.000, trong đó có 1.500 chữ được các học giả nhất trí về ngữ nghĩa. Nội dung của các mảnh giáp cốt đó viết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đời nhà Thương, xác nhận các sử liệu ghi chép trong các sách sử cổ nói chung là chính xác.

Lư Sơn

Hay còn gọi là Lô Sơn là một dãy núi nằm ở phía nam thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, gần hồ Bà Dương. Lư Sơn có 99 ngọn núi, trong đó đỉnh cao nhất là Dahanyang với độ cao 1474 m trên mực nước biển. Núi này là một điểm du lịch quan trọng của Trung Quốc.

Đây là nơi đến được du khách nội địa Trung Quốc ưa thích. Tại đây, trên vách núi có thể nhìn thấy những sự dịch chuyển vỉa rất đặc biệt từ kỷ Băng hà. Phong cảnh vùng này rất đẹp với các đỉnh núi, thung lũng, hẻm núi, khe núi, kiến tạo đá, hang động, và thác nước. Khu vực này cũng có một số đền thờ Đạo giáo, chùa Phật giáo, cũng như nhiều di tích Khổng giáo.

Năm 1982, Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn Lư Sơn là khu danh lam thắng cảnh trọng điểm của quốc gia. Công viên quốc gia này trải dài trên diện tích 500 km² đến lưu vực Hồ Bà Dương.

Năm 1996, Công viên Quốc gia Lư Sơn được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Năm 2004, công viên được UNESCO công nhận là vườn địa chất (Công viên Địa chất Quốc gia Lư Sơn kỷ Băng Hà ) và được đưa vào danh sách hệ thống các vườn địa chất quốc tế (Hệ thống này có cả thảy 48 vườn, 18 ở Trung Quốc).

Núi Lư Sơn nổi tiếng đẹp đã là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm thi ca Trung Quốc. Điển hình là bài thơ "Lô Sơn" (hay Lư Sơn) của Tô Đông Pha, nhà thơ đời Tống:

Lô Sơn

Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều

Vị đáo sanh bình hận bất tiêu

Đáo đắc hoàn lai vô biệt sự

Lô sơn yên tỏa Chiết giang triều.

Lời dịch của Trúc Thiên:

Lô Sơn


Khói tỏa Lô Sơn, sóng Chiết Giang

Khi chưa đến đó luốn mơ màng

Đến rồi, hóa cũng không gì lạ

Khói toả Lô Sơn, sóng Chiết Giang.

Cố Cung

Cố Cung trước đây gọi là Tử Cấm Thành, nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây (Tọa độ: 39°54′56″N, 116°23′27″E), là cung điện của các triều đại nhà Minhnhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung. Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 8.886 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (Tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm Thành tọa lạc chính Nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được Hoàng Thành bao bọc xung quanh.

Cung điện Potala

Cung điện Potala nằm ở Lhasa, Khu Tự trị Tây Tạng, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã là nơi ở của Đạt-lại Lạt-ma (Dalai Lama) cho đến Dalai Lama thứ 14 chạy qua Dharamsala, Ấn Độ sau một cuộc cuộc khởi nghĩa thất bại vào năm 1959. Ngày nay, Cung điện Potala là một viện bảo tàng ở Trung Quốc. Đây là một địa điểm thu hút du khách tham quan nổi tiếng và đã được UNESCO công nhận là một di sản thế giới, và đã được chương trình truyền hình Mỹ Good Morning America và báo USA Today gọi là "Bảy kỳ quan mới".

Cung Potala bắt đầu được xây dựng năm 1645 thời kỳ Đạt-lại Lạt-ma thứ 5. Phải mất hơn 50 năm mới hình thành quy mô công trình như hiện nay.

Cung Potala gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi.

Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 gác lầu. Trong thành có các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chồng ngựa. Leo lên con đường bằng đá rộng rãi là tới khu cung thất. Khu này là một quần thể kiến trúc lớn mà chủ thể của nó là Bạch Cung và Hồng Cung. Bạch Cung là cung thất chuyên phục vụ cho sinh hoạt chính trịtôn giáo của Đạt-lai Lạt-ma. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt-lai Lạt-ma đã mất và một số sảnh điện khác.

Di Hoà Viên

Di Hoà Viên là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hoà Viên (nghĩa đen là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hoà") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc.Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi mà ngày nay là Di Hoà Viên. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hoá hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hoà Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên.

Hai cảnh nổi bật ở Di Hoà Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh.

Hang đá Long Môn

Hay Long Môn động, phiên âm Hán-Việt Long Môn thạch quật tọa lạc cách thành phố Lạc Dương 12 km về phía nam, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Các hang động này, chủ yếu mô tả các chủ đề về Phật giáo, được chạm khắc rải rác dọc theo hai núi Xiangshan (về phía đông) và Long Môn sơn (về phía tây). Sông Y Hà chảy theo hướng bắc giữa chúng. Vì lý do này, khu vực này thường được gọi là Y Khuyết (Cổng của sông Y). Từ phía bắc đến phía nam, khoảng cách có hang đá là 1 km. Cùng với hang Mạc CaoHang đá Vân Cương, hang đá Long Môn là một trong 3 địa điểm điêu khắc cổ đại nổi tiếng nhất ở Trung Quốc.

Đỉnh Long Môn nhìn từ phía cầu Mãn Thủy ở phía đông nam. Tháng 5 năm 2004.

Theo Viện nghiên cứu hang động Long Môn, có 2.345 hang động và hốc, 2.800 câu khắc, 43 chùa và hơn 100.000 tượng Phật tại đây. 30% hang có niên đại từ thời Bắc Ngụy, 60% từ thời nhà Đường, và số hang thuộc các triều đại khác nhỏ hơn 10%.

Thời Chiến Quốc, tướng Bạch Khởi của Tần đã từng đánh bại liên minh của HànNgụy tại nơi này.

Việc xây dựng các hang đá này bắt đầu vào năm 493.

Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tháng 11/2000

Khổng Miếu, Khổng Phủ, Khổng Lâm

Miếu thờ và nghĩa tranggia tộc họ Khổng tại Khúc Phụ

Nằm tại thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, đây là quê hương của người sáng lập Nho giáo Khổng Tử. Năm 1994, UNESCO đã đưa quần thể di tích này vào danh mục "Di sản văn hóa thế giới".

Năm 478 TCN, sau khi Khổng Tử mất được một năm, Lỗ Ai Công đã hạ lệnh thờ cúng Khổng Tử và cho tu sửa nhà ở của ông để thành miếu thờ. Năm 195 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang đã đến nước Lỗ cúng lễ Khổng Tử theo đại lễ. Đây cũng là điểm khởi đầu cho các bậc đế vương đến cúng tế Khổng Tử. Vua Ung Chính nhà Thanh đích thân đôn đốc việc tu sửa để hình thành quy mô như ngày nay.

Khổng Miếu nằm trong khuôn viên hình chữ nhật, chiều dài Nam Bắc 1300m, tổng diện tích 133.000m². Toàn bộ có 9 dãy kiến trúc liền kề với sân vườn, xếp hàng dọc trên một trục chính Nam Bắc , hai bên trục đối xứng nhau, mặt chính của miếu là hướng Nam.

Tòa cửa thứ nhất của Khổng Miếu là Linh Tinh Môn cao 10,3m rộng 13m được xây dựng thời Minh Vĩnh Lạc. Cửa này xây để cúng sao Thiên Điền trên trời, đều này thể hiện việc các Hoàng đế thời xưa cúng tế Khổng Tử như cúng tế trời, tôn thánh như tôn thiên. Hai bên cửa Linh Tinh đặt hai tấm bia đá lớn đề hàng chữ "quan viên hãy xuống ngựa". Phía sau cửa thứ 5 của Khổng Miếu là một tòa lầu cao làm bằng gỗ gọi là Khuê Văn Các, xây dựng thời Tống Thiên Hỷ (Khuê là sao Khuê chủ quản sự hưng vong của văn chương dân gian). Khuê Văn Các cao 23,35m rộng 30m, ba tầng mái cong.

Kiến trúc chủ thể của Khổng Miếu là Đại Thành điện, nơi các Hoàng đế đến thờ cúng Khổng Tử. Đại Thành điện xây thừ thời nhà Tống nhưng đến thời Ung Chính mới được trùng tu thành quy mô lớn.

Khu lịch sử Macao

Khu lịch sử Macao ở trên Bán đảo Macao, bao gồm các địa điểm đại diện cho di sản văn hóa độc đáo của Macao. Năm 2005 nhóm các địa điểm này được UNESCO công nhận là di sản thế giới thứ 31 ở Trung Quốc

Vạn Lý Trường Thành

Đây là bức tường thành nổi tiếng của Trung Quốc liên tục được xây dựng bằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện thuộc Mông CổMãn Châu. Một số đoạn tường thành được xây dựng từ thế kỷ thứ 5 TCN, trong đó nổi tiếng nhất là phần tường thành do Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng ra lệnh xây từ năm 220 TCN200 TCN, nằm ở phía bắc xa hơn phần Vạn Lý Trường Thành hiện nay của Trung Quốc xây dưới thời nhà Minh, và hiện chỉ còn sót lại ít di tích.

Bức thành trải dài 6,352 km (3,948 dặm Anh), từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ ("đất Trung Quốc gốc") và Mãn Châu, tới Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.

Một tường thành có tính chất phòng thủ biên giới phía bắc được xây dựng và duy trì bởi nhiều triều đại trong nhiều khoảng thời gian trong lịch sử Trung Quốc. Mục đích chính của nó là bảo vệ người Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ.

Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng dưới thời cai trị của Tần Thuỷ Hoàng, vị Hoàng đế đầu tiên của nhà Tần với thời gian tồn tại ngắn ngủi. Bức tường này không được xây dựng bởi nỗ lực của một nhóm mà là việc ghép nối nhiều đoạn tường thành của các vùng, từng được xây dựng ở thời Chiến Quốc, vào nhau. Bức tường được nối vào nhau ở thời gian đó làm bằng đất nện với những tháp canh được xây ở các khoảng cách đều nhau. Nó nằm xa hơn về phía bắc so với Vạn lý trường thành hiện tại với điểm cực đông nằm ở Bắc Triều Tiên hiện nay. Chỉ còn ít phần của nó còn sót lại - các bức ảnh cho thấy những ụ đất thấp, dài.

Triều đình bắt người dân phải làm việc để đắp thành, và các công nhân luôn bị nguy hiểm vì có thể bị bọn cướp tấn công. Bởi vì có nhiều người đã chết khi xây dựng thành, nó được đặt cho cái tên khủng khiếp, "Nghĩa địa dài nhất Trái đất." Có lẽ khoảng một triệu công nhân đã chết khi xây dựng bức tường thành.

Bức tường dài tiếp theo được nhà Hán, nhà Tuỳ, và giai đoạn Thập Quốc xây dựng tiếp với cùng kiểu thiết kế. Nó được làm bằng đất nện với nhiều tháp canh nhiều tầng được xây cách nhau vài dặm. Các bức tường thành cũng đã bị hư hại nhiều và đã lẫn vào phong cảnh xung quanh, bị ăn mòn bởi gió và nước mưa.

Về mặt quân sự, những bức tường này có ý nghĩa về mặt phân chia ranh giới hơn là công sự bảo vệ có giá trị. Chắc chắn rằng chiến lược quân sự của Trung Quốc không diễn ra quanh việc giữ vững bức tường thành.

Vạn Lý Trường Thành ngày nay được xây ở thời nhà Minh, bắt đầu khoảng năm 1368 và kết thúc khoảng năm 1640. Trong một đoạn trong kinh Koran, các nhà địa lý Ả Rập cũng liên hệ Alexander đại đế với việc xây dựng tường thành. Bức tường này được xây với tầm vóc to lớn bằng những vật liệu tốt (đá cứng được dùng ở các bề mặt và ở trên đỉnh thành) hơn so với trước đó. Mục đích đầu tiên của bức tường là để ngăn bước những giống người bán du mục phía bên ngoài (như người Mông Cổ dưới sự chỉ huy của hãn vương AltanOirats dưới sự chỉ huy của Esen Taiji) vào cướp bóc bên trong Trung Quốc khi họ sử dụng ngựa để di chuyển; hay ngăn cản sự quay trở về của họ với những thứ cướp bóc được.

Vạn Lý Trường Thành thời nhà Minh bắt đầu từ điểm phía đông tại Sơn Hải Quan, gần Tần Hoàng Đảo, ở tỉnh Hà Bắc gần Vịnh Bột Hải. Kéo dài qua chín tỉnh và 100 huyện, 500km cuối cùng vẫn còn nhưng đã thành những đống gạch vụn, và hiện nay nó kết thúc ở điểm cuối phía tây di tích lịch sử Gia Dục Quan, nằm ở phía tây bắc tỉnh Cam Túc tại biên giới với Sa mạc Gobi và những ốc đảo của Con đường tơ lụa. Gia Dục Quan được xây để tiếp đón những nhà du hành dọc theo Con đường tơ lụa. Mặc dù Vạn Lý Trường Thành kết thúc ở Gia Dục Quan, tại đó có rất nhiều "phong hoả đài" trải dài về phía Gia Dục Quan dọc theo Con đường tơ lụa. Những đài quan sát đó dùng dấu hiệu bằng khói để cảnh báo có xâm lược.

Năm 1644, người Mãn Kokes vượt qua bức tường thành bằng cách thuyết phục một vị tướng quan trọng là Ngô Tam Quế mở cửa những cánh cổng Sơn Hải Quan để cho người Mãn Châu vượt qua. Truyền thuyết kể rằng quân Mãn Châu mất ba ngày mới vượt hết qua đèo. Sau khi người Mãn Châu chinh phục Trung Quốc, bức tường thành không còn giá trị chiến lược nữa, đa phần bởi vì người Mãn Châu đã mở rộng quyền kiểm soát chính trị của họ ra xa phía bắc, còn xa hơn cả triều Trung Quốc trước đó. Xem thêm ở nhà Thanh (Mãn Châu).

Đoạn tường cuối cùng thời nhà Minh thực sự là một công sự quân sự về một số mặt. Tuy nhiên, các nhà sử học quân sự thường gạt bỏ giá trị thực của bức tường thành vĩ đại này. Người ta tốn cực kỳ nhiều tiền của và công sức để xây dựng, duy trì và đóng giữ. Số tiền nhà Minh chi phí vào bức tường này đáng ra có thể để chi vào cải thiện khả năng quân sự khác như mua pháo kiểu châu Âu hay súng trường. Sự thực là bức tường thành không hề có giá trị trong việc giúp ngăn chặn sự sụp đổ của nhà Minh.

Các cửa quan-cửa ải dọc Vạn Lý Trường Thành

Sơn Hải Quan: cửa ải đầu tiên của Trường Thành, nằm ở nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Hà Bắc và Liêu Ninh, khởi điểm của Trường Thành, phía nam của dãy núi Yên Sơn, phía bắc của Biển Bột Hải, do tướng Từ Đạt nhà Minh xây dựng. Tên Sơn Hải quan cũng là do đứng ở nơi đây có thể ngắm được, quan sát được toàn cảnh núi non và biển cả hùng vỹ, với non xanh nước biếc, đồi núi và biển cả soi bóng. Cửa ải này có 4 cửa, cửa phía Đông có một bức hoành phi với dòng chữ "Thiên hạ đệ nhất quan" dài 5,9 m, rộng 1,6 m. Chiều cao của chữ là 1,45 m, rộng 1,09 m do Tiêu Hiển, tiến sĩ, nhà thư pháp nổi tiếng của Nhà Minh viết.

Gia Dụ Quan: còn gọi là Hoà Bình Quan, là cửa quan nằm ở khởi điểm phía tây của Trường Thành, trên địa bàn thành phố Gia Dụ Quan, tỉnh Cam Túc, xây dựng vào năm thứ 5 Hồng Vũ 1372.

Nương Tử Quan: còn gọi là Vi Trạch Quan, thuộc địa bàn huyện Bình Định, tỉnh Sơn Tây. Địa thế hiểm trở, núi non trùng điệp, dễ phòng khó công nên được mệnh danh là "Tam tấn môn hộ". Hồi đầu nhà Đường, công chúa Bình Dương, con gái thứ 3 của Lý Uyên từng dẫn vài vạn tướng sĩ canh giữ tại đây. Công chúa Bình Dương võ nghệ cao cường, đạo quân của công chúa được gọi là "nương tử quân". Bởi vậy mọi người đổi tên cửa ải này thành Nương Tử Quan. Đến nay trên cánh cửa đông môn thành trì Nương Tử Quan còn có 5 chữ "Trực thuộc Nương tử Quan".

Ngọc Môn Quan: ở Tiểu Phương Bàn Thành phía tây Huyện Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc. Tên Ngọc Môn Quan là do tất cả đá ngọc sản xuất ở Hoà Điền, Tân Cương thời cổ đều phải đi qua cửa ải này.

Biển Đầu Quan: cửa ải thuộc huyện Biển Đầu, tỉnh Sơn Tây, một vùng đất không bằng phẳng, phía đông cao, phía tây thấp, nên mọi người mới gọi là Biển Đầu Quan.

Nhạn Môn Quan: nằm trên một thung lũng ở huyện Đại, tỉnh Sơn Tây, có khí thế hoành tráng, hai bên là vách núi dựng đứng, chỉ những con nhạn, con én mới bay qua được mà chỉ bay dọc theo thung lũng qua phía trước cửa ải, bởi vậy mọi người mới gọi là Nhạn Môn Quan.

Cư Dung Quan: ở núi Tử Kinh, huyện Dị, tỉnh Hà Bắc.

Bức tường thành được bổ sung những điểm đóng quân bảo vệ, để những người lính bảo vệ có thế rút lui nếu quân địch quá đông.

Mỗi tháp chỉ có một lối lên duy nhất và các cửa vào cũng như đường lên rất hẹp làm cho những kẻ tấn công dễ bị rối loạn.

Các trại lính và các trung tâm hành chính nằm ở những khoảng cách lớn.

Bức tường thành trở thành Di sản thế giới của UNESCO năm 1987.

Lăng mộ của Tần Thủy HoàngTượng binh mã Tần Thủy Hoàng

Nằm ở phía Bắc núi Ly Sơn thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc), cách Tây An 50 km về phía Đông.

Bên trên mộ bao bọc bởi một lớp đất đắp nổi cao 76 m, từ Nam đến Bắc dài 350 m, từ Tây sang Đông rộng 354 m. Trên mặt đất chung quanh lăng còn có hai lớp tường thành, diện tích thành bên ngoài là 2 km² có cửa. Giữa hai lớp thành có các giác lâu, cung tẩm, chùa chiền, nhà ở... Bên dưới mặt đất là địa cung hình chữ nhật, dài 460 m từ Nam sang Bắc, rộng 392 m từ Tây sang Đông, bốn phía có tường bao bọc. Tường bao cao 27 m, dày 4 m, bốn phía đều có cửa. Tổng diện tích địa cung là 18 vạn m².

Từ trên xuống dưới có ba tầng: trên cùng là ngoại cung, tiếp theo là nội cung và sau cùng là tẩm cung. Diện tích tẩm cung khoảng 2 vạn m². Trong tẩm cung phát hiện nồng độ thủy ngân cao hơn mức bình thường 280 lần. Ngoài địa cung, gần khu vực có lớp đất bao bọc bên trên phát hiện thấy 300 đường hầm bồi táng (chôn kèm theo xác) với trên 5 vạn cổ vật quan trọng. Bộ Sử kí của sử gia thời Tây Hán - Tư Mã Thiên - thuật lại việc xây lăng mộ Tần Thủy Hoàng như sau: "Khi Thủy Hoàng mới lên ngôi đã sai đào núi Ly Sơn. Đến khi thôn tính được thiên hạ thì dời 70 vạn người trong thiên hạ đến xây lăng mộ, đào ba con suối, ở dưới đổ đồng và đưa quách vào. Đem những đồ quý báu của các cung, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Sai lấy thủy ngân làm một trăm con sông, Trường Giang, Hoàng Hàbiển lớn. Các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau. Ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, lấy đầu cá nhân ngư để thắp đuốc, trù tính thế nào để cháy lâu không tắt."

Sau khi chôn cất xong, có người nói: "Những người thợ làm máy và cất giấu đều biết chỗ cất giấu, thế nào họ cũng tiết lộ việc lớn". Cho nên sau khi cất giấu xong, Tần Nhị Thế (con trai Tần Thủy Hoàng) sai đóng đường hầm đi đến huyệt và cửa ngoài hầm. Những người thợ và người cất giấu không làm sao thoát ra được. Rồi sai trồng cây, trồng cỏ lên trên ngụy trang thành cái núi.

Năm 1974, một phần hầm mộ được khai quật. Đầu tiên là đường hầm Binh mã dũng số 1. Các nhà khảo cổ ước lượng có đến 8000 tượng đất sét gồm có quan văn, quan võ, binh lính và ngựa. Năm 1994 tiếp tục khai quật đường hầm số 2. Đây được coi là "tinh hoa trong tinh hoa" của Binh mã dũng, chứa đựng trận thế kị binh và các cung thủ với các tư thế bắn tạo hình phong phú, tính nghệ thuật cao.

Tuy nhiên việc khai quật lăng mộ gặp rất nhiều khó khăn: vượt qua lớp thủy ngân bao bọc (nồng độ cực kỳ lớn), phải di chuyển một khối lượng đất khổng lồ, mực nước ngầm dưới lòng đất khá cao. Quan trọng nhất là việc bảo quản các văn vật được đào lên. Các tượng binh mã khi vừa đào lên thì có màu sắc riêng biệt, sau thời gian đều bị phai nhạt hết. Vì vậy bảo quản bằng phương pháp "đông khô" để tránh nứt, vỡ, phai màu. Hiện vật đào lên được đưa ngay vào hầm lạnh -40 độ C để tạo lớp băng mỏng bao bọc, sau đó bảo quản lâu dài trong kho chứa. Trước khi khai quật không quên dựng một nhà bảo quản khổng lồ bao toàn bộ khu lăng mộ. Vì vậy muốn khai quật toàn bộ khu lăng mộ thì phải tốn hàng trăm triệu đôla Mỹ. Cuộc khai quật thường tiến hành trong nhiều năm. Những hiện vật phát hiện được là những tư liệu quý về lịch sử Trung Quốc cổ đại.

Đội quân đất nung hay Tượng binh mã Tần Thủy Hoàng

Đây là một quần thể tượng người, ngựa bằng đất nung gần Lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Đội quân đất nung được phát hiện năm 1974 gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc.

Đội quân đất nung được chôn theo Tần Thủy Hoàng của nhà Tần, trong thời gian 210-209 trước Công nguyên.

Đội quân đất nung được phát hiện tháng 3 năm 1974 khi một người nông dân đào giếng ở phía đông núi Lệ Sơn.

Kể từ khi được phát hiện ra năm 1974, việc khai quật khảo cổ vẫn được tiến hành trong thời gian qua. Việc khai quật kéo dài do binh mã bằng đất nung rất dễ vỡ và việc bảo vệ những bức tượng này rất khó khăn (bị phong hóa, bị vi khuẩn phá hoại...). Những tượng binh mã được nặn từ đất sét, nung trong lò ở nhiệt độ thấp, sau khi nung xong được phết một lớp sơn lên bên ngoài để tăng độ bền. Khuôn mặt, kích cỡ, màu sơn theo các nhà khảo cổ không có tượng nào giống nhau, sống động như đội quân thật.

Cho đến nay đã có 8.099 pho tượng đã được khai quật ra khỏi lòng đất. Các bức tượng người có lính bộ binh, cung thủ, các tướng lĩnh trong tư thế đứng thẳng hoặc cúi mình cầm cung, kích, giáo, mác, gươm bọc đồng... đây là những vũ khí được sử dụng ở Trung Hoa thời đó. Ngoài tượng binh mã, tượng xe ngựa có kích cỡ và tinh xảo như thật cũng được phát hiện trong khu tượng binh mã. Quần thể tượng được đặt trong 3 hầm mộ riêng biệt, hầm mộ thứ 4 là hầm trống. Người ta cho rằng, hầm mộ thứ nhất có pho tượng 6000 binh mã, là đội quân chủ lực của Tần Thủy Hoàng. Hầm mộ thứ nhất nằm mặt Tây của Lăng mộ. Hầm mộ thứ hai chứa khoảng pho 1400 tượng kỵ binh và bộ binh đi cùng xe ngựa, đây được xem là đội cảnh binh, trên diện tích 19.659 m². Hầm mộ thứ ba là đội chỉ huy các cấp khác nhau và một xe tứ mã trên diện tích 1524 m² có 68 pho tượng.

Thành cổ Bình Dao

Thành cổ Bình Dao nằm ở miền Trung tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, cách thành phố Thái Nguyên hơn 90km. Thành cổ này nổi tiếng với những bức tường thành cổ và đường phố cổ. Đây là thành cổ lịch sử cấp quốc gia, được xây dựng từ thời Tây Chu dưới thời Chu Tuyên Vương (827-782TCN), đến thời Minh Hồng Vũ được trùng tu lại, bọc gạch toàn bộ, và đến thời Khang Hy lại xây dựng thêm các lầu thành khiến tòa thành càng thêm hoành tráng. Thời kỳ Minh, Thanh ở đây kinh tế rất phồn thịnh , thương nghiệp phát triển, đặc biệt là lĩnh vực tiền tệ, ngân phiếu ở đây có thể trao đổi với bên ngoài, nơi khai sinh ra ngành ngân hàng Trung Quốc. Đây là thành cổ từ thời Minh, Thanh được bảo tồn hoàn chỉnh nhất. Năm 1997, thành cổ Bình Dao được UNESCO công nhận là "Di sản Văn hóa Thế giới".

Thành cổ Bình Dao được thiết kế theo hình thức linh quy (rùa thiêng) với ý nghĩa trường sinh bất lão, vững như bàn thạch. Thành trổ 6 cửa, cửa Nam nhô ra, 2 bên cửa đào 2 giếng nước tượng trưng cho 2 mắt con rùa. Cửa thứ 6 cong sang Đông như đuôi rùa quẫy sang hướng Đông. Bốn cửa phía Đông và Tây thì có 3 cửa cong về phía trước, chỉ có cửa Đông hướng chính diện sang hướng Đông. Có thể đó là cách để buộc rùa vào lộc đài tháp của chùa Từ Tướng cách Đông Bắc thành 10km không cho rùa chạy.

Thành cổ có hình vuông, chu vi dài 6157,5m. Thân tường đắp bằng đất thô, ngoài bọc gạch. Tường thành cao 10m, đỉnh thành dày 3-6m, chân thành dày 9-12m. Trên thành cứ cách 50m thì xây một tháp canh, 4 góc thành mỗi góc xây một gác lầu. Phía trên tường thành xẻ 300 cửa và xây 72 tháp canh nhỏ tượng trưng cho 72 hiền nhân của Khổng Tử.

Diện tích trong thành là 2250km², các đường phố trong thành bố trí theo hình chữ . Đường phố theo hướng Nam Bắc chính là trục giữa của thành cổ, cửa Bắc hơi lệch sang hướng Tây. Trong bố cục kiến trúc của thành thể hiện sắc thái kiến trúc nhà ở truyền thống của dân tộc Hán. Cửa hiên xây dựng men theo phố, đại bộ phận nhà ở theo hình thức tứ hợp viện, xây gạch lợp ngói và kết cấu gỗ.

Trong thành cổ Bình Dao có một kiến trúc đứng sừng sững giữa thành khiến khách tham quan đặc biệt chú ý, đó là Thị Lầu. Thị Lầu hình vuông trên diện tích 133,4m² cao 18,5m lợp ngói lưu li vàng lục, 4 bề có hành lang xung quanh, mỗi góc có 3 cây cột. Toàn bộ lầu chia làm 3 tầng, lên trên nhỏ dần, càng tạo hình dáng của lầu cao thanh thoát. Dưới chân lầu về hướng Đông Nam có một giếng nước, tương truyền nước trong giếng như màu vàng kim nên Thị Lầu còn có tên khác là "Kim Tỉnh Lầu".

Thành cổ Bình Dao trong quá khứ đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế Trung Hoa. Bởi tỉnh Sơn Tây lại là một trong những trung tâm thương mại ra đời sớm nhất ở Trung Quốc. Vào những năm giữa thế kỷ 18 là thời điểm hoạt động thương mại của Sơn Tây sôi nổi và sầm uất nhất. Vào thời gian đó, chỉ riêng thành cổ Bình Dao đã có 18 chợ bán sỉ hoạt động nhộn nhịp trong nội thành. Trên con đường Nanda nay đổi tên thành đường Minh-Thanh là nơi ra đời những ngân hàng đầu tiên của nhà nước Trung Hoa. Đặc biệt những ngân hàng này chính là những ngân hàng đầu tiên sử dụng "séc" thay tiền giấy, đã giúp cho các thương gia đi lại buôn bán không phải mang theo những nén bạc nặng nề trong người.

Thiên Đàn hay Đàn thờ Trời

Đây là một quần thể các tòa nhà ở nội thành Đông Nam Bắc Kinh, tại quận Xuanwu. Việc xây dựng quần thể Thiên Đàn bắt đầu năm 1420, và sau đó là nơi mà các hoàng đế nhà Minhnhà Thanh thực hiện các nghi lễ tế trời - nghi lễ quan trọng nhất trong năm. Quần thể được xây trên diện tích 2,73 km² của khuôn viên, bao gồm 3 tổ hợp công trình, bố cục chặt chẽ theo các đòi hỏi của triết học:

Viên Khâu Đàm, bệ thờ chính. Đây là đài rỗng hình tròn, gồm ba tầng bằng đá hoa cương có lan can, nơi hoàng đế làm lễ tế trời;

Hoàng Khung Vũ, là một điện nhỏ một tầng hình tròn, nằm ở phía Bắc Viên Khâu, là nơi đặt các bài vị tế trời vào những ngày không phải dịp tế lễ. Xung quanh Hoàng Cung Vũ có một bức tường cao 6 m quây thành hình tròn có đường kính 32.5 m, đây là bức tường hồi âm nổi tiếng mà đứng một đầu tường có thể nghe rõ tiếng nói ở đầu tường bên kia.

Điện Kỳ Niên. tòa điện lớn hình tròn có ba tầng mái, được xây trên ba tầng của đài đá hoa cương, là nơi hoàng đế đến cầu vào mùa hè cho mùa màng tươi tốt.

Thời Trung Hoa cổ đại, các hoàng đế Trung Hoa được xem như Thiên Tử - con Trời, người thay mặt Trời cai trị thiên hạ. Việc cúng tế Trời được coi là cực kỳ quan trọng. Khu đền này được xây dựng để dành cho các nghi lễ này, trong đó các lời cầu khấn chủ yếu là để cho thiên hạ thái bình, mưa thuận gió hòa.

Ngày Đông chí hàng năm, hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế Trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải được hoàn tất một cách hoàn hảo; người ta tin rằng chỉ một sơ xuất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ quốc gia trong năm tới.

Thiên Đàn là đàn lớn nhất trong 4 đàn ở Bắc Kinh. Các đàn còn lại là: Nhật Đàn ở phía đông, Địa Đàn ở phía bắc, và Nguyệt Đàn ở phía tây.

Theo Tân Hoa Xã, vào đầu năm 2005, Thiên Đàn được trải một cuộc trang hoàng bề mặt với chi phí 47 triệu Nhân dân tệ (5,9 triệu đô la Mỹ) để chuẩn bị cho Thế vận hội Bắc Kinh mùa hè năm 2008. Việc sửa sang này hoàn tất ngày 1/5/2006.

Năm 1998, Thiên Đàn được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Tị Thử Sơn Trang cùng ngoại bát miếu

Theo nghĩa đen là "trang trại trên núi để tránh nóng". Đây là một lâm viên danh tiếng của đế vương hiện tồn, toạ lạc ở huyện Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Nguyên tên của nó là Nhiệt Hà Hành Cung, còn người đời hay gọi là Thừa Đức Ly Cung (hành cung hay ly cung là cung điện dành cho vua nghỉ ngơi khi xuất du). Sơn Trang được xây dựng từ năm 1703 đến 1792, trải dài ba đời vua Khang Hi, Ung Chính, Càn Long. Diện tích gấp đôi Di Hoà Viên và gấp tám lần công viên Bắc Hải. Sơn Trang gồm hai bộ phận lớn: khu cung điện và khu vườn cảnh. Khu cung điện bao gồm bốn kiến trúc có phong cách cổ phác và điển nhã: Chính Cung, Đông Cung, Tùng Hạc Trai, và Vạn Hác Tùng Phong. Khu vườn cảnh bao gồm hồ, núi, đất bằng. Sơn Trang có nhiều lâu đài điện các, am, miếu, chùa, đạo quán...

Sơn Trang còn là nơi vua cùng quan lại hội ý việc nước, nên có thể gọi là một trung tâm chính trị thứ hai. Quần thể kiến trúc tôn giáo trong Sơn Trang qui tụ các giòng nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Mãn, Hán, Mông, Tạng rất đặc sắc. Năm 1994, Tổ chức Văn hoá Khoa học Giáo dục của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã liệt Tị Thử Sơn Trang vào danh sách di sản văn hoá của thế giới.

Tượng khắc đá Đại Túc

Tượng khắc đá Đại Túc thuộc huyện Đại Túc thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, cách trung tâm thành phố 163km. Tượng bắt đầu được khắc vào cuối nhà Đường, trải qua 5 triều đại, cực thịnh nhất vào đời Lưỡng Tống (nhà Bắc Tốngnhà Nam Tống). Đây là kho tàng nghệ thuật hang đá của Trung Quốc với hơn 5 vạn pho tượng được chạm khắc bằng đá, phân bố ở hơn 40 địa điểm thuộc huyện Đại Túc, trong đó chủ yếu là các pho tượng của đạo Phật, sau đó là Đạo giáoNho giáo, và tượng một số ít nhân vật lịch sử.

Tượng khắc Đại Túc chủ yếu tập trung trên núi Bảo Đỉnh và vách núi Bắc Sơn, quy mô lớn và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, hình thức cũng vô cùng phong phú. Đây là quần thể tượng khắc có sự kết hợp của lực học, quang học, nội dung tạo hình và thế núi, thể hiện rất rõ nghệ thuật tạc tượng Phật người Trung Quốc. Với đặc trưng "Người hóa thần, thần hóa người", năm 1999, tượng khắc đá Đại Túc được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

Tượng đá chạm khắc trên núi Bảo Đỉnh nằm cách huyện Đại Túc 15km về phía Đông Bắc, được bắt đầu khắc vào năm thứ 6 Thuần Hy (Tống Hiếu Tông đời Nam Tống (1179). Đây là một trong những vùng đất linh thiêng của Phật giáo, dân gian có câu: "Thượng triều Nga Mi, hạ triều Bảo Đỉnh". Tượng khắc đá ở đây với trung tâm là vịnh Đại Phật, ngoài ra có:

Phía Đông có vịnh Tiểu Phật, tháp nghiêng, núi Long Đầu, núi Thù Thủy, dốc Hoàng Giác

Phía Nam có Cao Quan âm

Phía Tây có núi Quảng Đại, dốc Tùng Lâm, vách Phật tổ

Phía Bắc có Long Đàm, Phật đối mặt.

Tất cả gồm 13 cảnh quan trong đó Vịnh Đại Phật là thắng cảnh lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao nhất và được bảo tồn hoàn chỉnh nhất trong quần thể tượng khắc này.

Vịnh Đại Phật là một vách núi cong hình vó ngựa , dài khoảng 500m, rộng 15-30m với hơn 1 vạn pho tượng lớn nhỏ và tấm bia ghi lại lịch sử tạc tượng trên núi Bảo Đỉnh và lịch sử hình thành Phật giáo. Các pho tượng ở đây đều được chạm khắc trên vách núi với diện tích chạm khắc 3600m². Nghệ thuật chạm khắc ở đây rất tinh xảo, đề tài phản ánh trong các bức phù điêu rất phong phú, bố cục chặt chẽ, địa thế hoành tráng, cấu tứ nghệ thuật độc đáo mang đậm bản sắc Phật giáo.

Khu thắng cảnh Vũ Di Sơn

Nằm cách thành phố Vũ Di Sơn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc 15km về phía Nam. Dãy núi này được mệnh danh là dãy núi đẹp nhất vùng Đông Nam Trung Quốc, "Phúc Kiến đệ nhất sơn", năm 1999 phần núi thuộc Phúc Kiến được UNESCO liệt vào danh sách Di sản thiên nhiên thế giới và Di sản văn hóa thế giới. Vũ Di là một trong những di sản văn hóa có diện tích lớn nhất Trung Quốc hiện nay với tổng diện tích 999,75km², trong đó diện tích khu thắng cảnh trung tâm là 635,75km². Vũ Di sơn bao gồm khu thắng cảnh núi, khu bảo tồn thiên nhiên và khu di chỉ thành Hán cổ.

Núi Vũ Di hoàn toàn không có dấu tích xây dựng của con người, tất cả đều do thiên nhiên ban tặng. Khu thắng cảnh núi Vũ Di dài 60km, nổi tiếng bởi địa thế của vùng đất Đan Hạ, xung quanh bao bọc bởi núinước, có nhiều đỉnh núi có hình thù kỳ quái, được gọi là "Tam tam, lục lục". "Tam tam" nghĩa là 3x3=9, chín khe suối nước trong xanh. 6x6=36, 36 đỉnh núi cao chọc trời. Trong đó, nổi tiếng nhất là đỉnh Đại Vương, đỉnh Ngọc Nữ và đỉnh Thiên Du... Thế núi đa dạng và phong phú.

Vườn Viên lâm Cổ điểm Tô Châu

Nhắc đến kiến trúc truyền thống của Trung Quốc, thì không thể không đề cập tới vườn Viên lâm Tô Châu. Trung Quốc có câu tục ngữ "Trời Có Thiên Đàng, Đất Có Tô Hàng". Sở dĩ dùng Tô Châu so với Thiên Đàng, là vì xưa nay Tô Châu nổi tiếng có nhiều vườn viên lâm thanh nhã.

Nghệ thuật làm vườn Trung Quốc có nguồn gốc lịch sử sâu xa với nền nghệ thuật văn học và hội họa của Trung Quốc, nhất là sự ảnh hưởng của nền văn học cổ điển c

ũng như hội họa sơn thủy truyền thống Trung Quốc. Trong quá trình phát triển, vườn Viên lâm Trung Quốc đã từng bước hình thành 2 hệ thống lớn: Viên lâm Hoàng gia và Viên lâm Tư gia. Viên lâm Hoàng gia tập trung ở vùng Bắc Kinh, còn Viên lâm Tư gia thì tiêu biểu là Tô Châu. Do sự khác biệt về địa vị chính trị, kinh tế và văn hóa cũng như điều kiện địa lý và thiên nhiên, nên 2 hệ thống này có độ chênh lệch rõ nét về quy mô, bố cục, phong cách, mầu sắc… ưu thế của Viên lâm Hoàng gia là hùng vĩ, nghiêm chỉnh và đường hoàng, chẳng hạn như Di Hòa Viên của Bắc Kinh, Sơn trang Nghỉ mát Thừa Đức của Hà Bắc…; còn đặc điểm của Viên lâm Tô Châu là sắc xảo, tự do, tinh tế và hòa nhã. Do Viên lâm Tô Châu càng lưu ý sự thống nhất hài hòa giữa văn hóa và nghệ thuật, nên thời cuối phát triển của Viên lâm Hoàng gia cũng đã hấp thụ nhiều thủ pháp của Viên lâm Tư gia về quan niệm nghệ thuật, tư tưởng sáng tác, kỹ xảo kiến trúc và nội dung nhân văn.

Tại sao Tô Châu có thể trở thành xứ sử được phát triển nhất của Viên lâm Tư gia Trung Quốc? Hóa ra, Tô Châu nằm ở vùng châu thổ sông Trường Giang rất trù phú của Trung Quốc, nơi đây khí hậu dễ chịu, giao thông thuận tiện, ngay từ thời cổ đã là vùng có thương nghiệp và văn hóa phát triển nhất, cho đến nay tơ tằm và dệt thêu của nơi này vẫn nổi tiếng thế giới.

Lịch sử của vườn Viên lâm Cổ điển Tô Châu có thể tìm nguồn đến Viên Hựu của Chúa Ngô thời kỳ Xuân Thu vào thế kỷ thứ 6 trước công nguyên, Viên lâm Tư gia sớm nhất được ghi chép là Bích Cương Viên của nhà Đông Tấn vào thế kỷ thứ 4.

Thời nhà Minh và nhà Thanh (tức từ thế kỷ 14 đến đầu thế kỷ 20) là giai đoạn phát triển cực thịnh của nền kinh tế và văn hóa phong kiến Tổ Châu, Tô Châu trở thành vùng sầm uất nhất của Trung Quốc. Nghệ thuật làm vườn chín chắn, đã xuất hiện nhiều nhà nghệ thuật viên lâm, khiến hoạt động làm vườn đạt tới một đỉnh cao. Tô Châu lúc đó có hơn 200 vườn viên lâm, hiện nay chỉ còn giữ lại được vài chục vườn, trong đó 4 vườn viên lâm cổ điển: Chuyết Chính viên, Lưu Viên, Võng Sư Viên và Hoàn Tú Sơn Trang với loại hình kiến trúc đầy đủ và được bảo tồn hoàn chỉnh, đã phô diễn một cách hệ thống và toàn diện nội dung trong các mặt bố cục, kết cấu, tạo hình, phong cách, mầu sắc cũng như tu bổ, gia cụ, bày đặt v.v. của nghệ thuật kiến trúc viên lâm thời cổ Tô Châu, đã phản ánh văn minh cư trú cao của vùng Giang Nam Trung Quốc trong thời kỳ này, đã thể hiện thành tựu nghệ thuật cũng như trình độ khoa học kỹ thuật kiến trúc thành thị thời đó. Chính vì vậy, năm 1997, 4 vườn viên lâm này đã được đưa vào danh mục Di sản Văn hóa Thế giới.

Vườn Viên lâm Tô Châu có diện tích chiếm đất nhỏ, áp dụng thủ pháp nghệ thuật không câu nệ và biến đổi khôn lường, với tình tứ hoa chim nước non Trung Hoa, đã tô điểm núi giả, cây xanh, sắp xếp đình đài lầu các cũng như đầm hồ cầu nhỏ trong một không gian có hạn, và để lại cho con người một hiệu quả nghệ thuật nhìn nhỏ thấy lớn. Với lịch sử tiếp diễn hơn 2000 năm, vườn Viên lâm Cổ điểm Tô Châu đã có một vị thế và giá trị lịch sử độc đáo trên lịch sử làm vườn của thế giới.

Thành cổ Lệ Giang, thành phố nước trên cao nguyên

Thành cổ Lệ Giang đã kết hợp khéo léo vị trí kinh tế, chiến lược quan trọng với địa thế hiểm trở, đã bảo tồn chân thật, hoàn mỹ và tái hiện bộ mặt chất phác cổ xưa. Trải qua sự biến động của nhiều triều đại, trải qua bao thăng trầm, đã nổi tiếng xa gần bởi đã hội tụ đặc sắc văn hóa của nhiều dân tộc. Lệ Giang còn có hệ thống cấp nước cổ xưa, hệ thống này chi chít ngang dọc, tinh xảo độc đáo, đến nay vẫn phát huy tác dụng của nó.

Trong hệ thống sông Ngọc trong thành cổ Lệ Giang có xây 354 chiếc cầu, mật độ trung bình là 93 cầu trên mỗi ki-lô-mét vuông. Hình dáng và cấu tạo của cầu có nhiều loại, tương đối nổi tiếng có các cầu Toả Thuý, cầu Đại Thạch, cầu Vạn Thiên, cầu Cửa Nam, cầu Yên Ngựa, cầu Nhân Thọ, đều được xây dựng vào thời nhà Minh, nhà Thanh (thế kỷ 14 đến 19 sau công nguyên). Trong đó đặc sắc nhất là cầu Đại Thạch cách phố Tứ Phương 100 mét về phía đông.

Lầu Ngũ Phượng trong chùa Phúc Quốc của thành cổ xây vào năm 29 thời Vạn Lịch nhà Minh (năm 1601 sau công nguyên), lầu cao 20 mét. Vì hình dáng và cấu tạo của kiến trúc giống năm con phượng bay đến, nên có tên "lầu Ngũ Phượng", trần nhà lầu có nhiều đồ án xinh đẹp. Lầu Ngũ Phượng mang phong cách nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Hán, Tạng, Na-xi… là một mẫu mực quý hiếm và điển hình trong kiến trúc cổ xưa Trung Quốc.

Cụm kiến trúc cư dân Bạch Sa nằm ở nơi cách thành cổ 8 ki-lô-mét về phía bắc, nơi đây từng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của khu vực Lệ Giang thời nhà Tống (thế kỷ 10 đến 14 sau công nguyên). Cụm kiến trúc dân cư Bạch Sa phân bố dọc theo trục bắc nam, ở giữa là một quảng trường hình thang, một dòng nước suối được dẫn từ hướng bắc vào quảng trường, có bốn ngõ phố từ quảng trường đi ra bốn phía, rất đặc sắc. Việc hình thành và phát triển cụm kiến trúc Bạch Sa đã đặt nền móng cho bố cục thành cổ Lệ Giang sau này .

Cụm kiến trúc dân cư Thúc Hà nằm ở nơi cách thành cổ Lệ Giang 4 ki-lô-mét về phía tây bắc, là một chợ nhỏ xung quanh thành cổ Lệ Giang, trong cụm kiến trục có nhiều nhà cửa của dân, hình dáng và cấu tạo giống như phố Tứ Phương của thành cổ Lệ Giang. Sông Thanh Long chảy xuyên qua giữa cụm kiến trúc, trên sông có cầu Thanh Long xây vào thời nhà Minh (năm 1368 đến năm 1644 sau công nguyên), cầu Thanh Long là cầu đá dài nhất ở Lệ Giang.

Thành cổ Lệ Giang có lịch sử lâu đời, chất phác, cổ xưa và tự nhiên. Bố cục thành phố xen lẫn đều đặn, vừa có đặc điểm của vùng miền núi, lại có dáng dấp của miền quê sông nước. Cư dân Lệ Giang vừa dung hoà tinh hoa của các dân tộc Hán, Bạch, Di, Tạng, lại có phong cách độc đáo của dân tộc Na-xi, là di sản quan trọng hiếm có để nghiên cứu lịch sử kiến trục, lịch sử văn hóa Trung Quốc. Thành cổ Lệ Giang bao hàm nền văn hóa truyền thống dân tộc phong phú, đã tập trung thể hiện sự thịnh vượng và phát triển của dân tộc Na-xi, là tư liệu lịch sử quan trọng nghiên cứu sự phát triển văn hóa nhân loại .

Thái Sơn Trung Quốc

Thái Sơn nằm trên địa bàn tỉnh Sơn Đông miền đông Trung Quốc từ xưa đến nay được tôn là "Hoa hạ thần sơn". Năm 1987 được công nhận là di sản thế giới. Hội đồng di sản thế giới đánh giá về Thái Sơn rằng: "luôn là đối tượng triều bái của các đế vương trong 2 nghìn năm qua, các kiệt tác nhân văn trong núi hội nhập một cách hoàn mỹ và hài hoà với cảnh quan thiên nhiên. Thái Sơn luôn là dòng suối nguồn về tinh thần của các nhà nghệ thuật và học giả Trung Quốc, là biểu tượng của nền văn minh và tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại".

Thái Sơn nằm ở vùng miền trung tỉnh Sơn Đông, vắt qua hai thành phố là Thái An và Tế Nam. Ở Trung Quốc có một truyền thuyết tươi đẹp về Thái Sơn. Kể rằng: mọi vật trong trời đất đều là do một người gọi là Bàn Cổ tạo ra, sau khi Bàn Cổ qua đời, đầu, thân và tứ chi biến thành 5 ngọn núi lớn, đó tức là "ngũ nhạc" <5> nổi tiếng ở Trung Quốc. Thái Sơn nằm ở phía đông chính là đầu của Bàn Cổ hóa thành, bởi vậy Thái Sơn được gọi là "đông nhạc" là đứng đầu trong "ngũ nhạc".

Phong cảnh của Thái Sơn nổi tiếng bởi hoành tráng. Thế núi trùng điệp, hình dạng đồ sộ được tô điểm bởi những cây tùng cổ thụ và sự biến hóa khôn lường của những áng mây khiến cho Than Sơn đậm nét tương đẹp trong hoành tráng, thần kỳ trong tĩnh mịch, là sự hội tụ của những danh thắng nước non ở Trung Quốc. Đứng trên đỉnh núi Thái Sơn ngắm cảnh mặt trời mọc luồn qua tâng mây là một cảnh quan nổi tiếng mang tính tiêu chí của Thái Sơn, biết bao du khách chỉ vì muốn được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh quan kỳ diệu này mà đã phải leo lên Thái Sơn từ nửa đêm.

Thái Sơn có ý vị biểu tượng của chính quyền hết sức độc đáo, có hơn 3 nghìn năm lịch sử tiếp nhận sự tế lễ của các đế vương thuộc các triêu đại. Với sự cầu kỳ trong nền văn hóa truyền thống Trung Quốc, Thái Sơn nằm ở phía cực đông Trung Quốc, phía đông là nơi mặt trời mọc, Thái Sơn chính là nơi cát tường phát sinh của muôn vật, bởi vậy được coi là biểu tượng của Trời và hoá thân của Thần.

Để chứng minh quyền thống trị của mình là do Trời ban cho, đế vương các triều đại đều tới tấp lên đỉnh Thái Sơn gần với Thiên đình để tế lễ thông báo với trời đất, đó chính là những đại lễ phong thiền Thái Sơn. Các hoạt động tế lễ phong thiền này đã diễn ra hàng nghìn năm tại Thái Sơn và xuyên suốt trong xã hội phong kiến Trung Quốc. Thái Sơn vì có các đế vương phong thiền mà được nâng lên tới tầm cao thần thánh như hoàng đế, đồng thời cũng được cho là biểu tượng của sự ổn định, củng cố chính quyền, đất nước thịnh vượng và dân tộc đoàn kết, bởi vậy mới có cách nói "Thái Sơn an, bốn biển đều yên".

Thơ khắc trên núi

Cùng với việc phong thiền, các triều đại thời cổ còn không ngừng xây dựng chùa chiền, tạc tượng thần, khắc chữ đề từ trên núi Thái Sơn. Các văn nhân mạc khách ngưỡng mộ Thái Sơn và tới tấp đến đây du ngoạn, để lại những bài viết và thư pháp bất hủ.

Nội đàm văn hoá lịch sử lâu đời và phong phú đã hoa nhập vào trong phong cảnh thiên nhiên hoành tráng của Thái Sơn, hình thành cảnh quan Thái Sơn độc đáo đan xen giữa thiên nhiên với con người. Sự đẹp này không chỉ hiếm có ở Trung Quốc mà cũng rất hiếm thấy trên thế giới.

Sau khi đến khảo sát tại Thái Sơn tháng 5-1987, ông Lu-cát, chuyên gia Hiệp hội di sản thiên nhiên của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc đã dành cho Thái Sơn sự đánh giá rất cao. Ông nói "Di sản thế giới có đặt sắc khác nhau, phải chăng là thiên nhiên, phải chăng là văn hoá, rất hiếm cả hai giá trị này ở trong cùng một khu bảo tồn, nhưng Thái Sơn là di sản có cả hai giá trị đó. Điều này nói lên Trung Quốc đã cống hiến một di sản đặc biệt có một không hai".

Năm 1988, Thái Sơn đã được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc công nhận là "di sản đứng đầu trong số 9 di sản tổng hợp của thế giới".

Di chỉ người vượn Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm

Tìm tòi những mẩu chuyển trong thời mông muôi của con người luôn là một trong những hứng thú của con người thời hiện đại. Hơn 70 năm trước, sự phát hiện của các nhà khoa học tại Chu Khẩu Điếm Bắc Kinh đã làm chấn động thế giới.

Di chỉ người vượn Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm nằm ở núi Long Cốt cách Bắc Kinh 48 km về phía tây nam. Đây là nới giáp ranh giữa đồng băng và đồi núi, trên núi có rất nhiều hang động lớn nhỏ. Trong đó có một hang dài khoảng 140m chạy theo hướng đông tây được gọi là "Hang người vượn". Năm 1921, nhà khoa học Thụy Điển An-tơ lần đầu tiên phát hiện di chỉ người cổ đại tại hang này, bởi vậy hang này mới được các nhà khảo cổ học gọi là "địa điểm thứ nhất Chu Khẩu Điếm". Năm 1929, nhà khảo cổ học Trung Quốc Bùi Văn Trung đã khai quật được hộp sọ đầu tiên của "người vượn Bắc Kinh" tại đây, làm chấn động thế giới. Đáng tiếc là do cuộc chiến tranh chống Nhật, hộp sọ của "người vượn Bắc Kinh" bị thất lạc và đến nay vẫn chưa tìm thấy.

Tại điểm thứ nhất ở Chu Khẩu Điếm phát hiện vết tích của lửa đã đưa lịch sử biết dùng lửa của con người về trước thêm mấy trăm nghìn năm. Tại đây phát hiện 5 tầng tro, và vết tích của 3 đống tro cũng như rất nhiều xương các loại sau khi thiêu đốt, tầng tro dày nhất tới 6 mét. Những di chỉ này chứng tỏ "người vượn Bắc kinh" không những biết dùng lửa mà còn biết giữ mồi lửa.

Trong di chỉ này còn phát hiện rất nhiều đồ đá các loại, nguyên liệu đều đến từ nơi gần di chỉ, phần lớn các đồ đá có kích cỡ nhỏ, thuộc nhiều chủng loại, đồ đá thuộc thời kỳ sớm nhất tương đối thô, các thứ dùng đề chặt, đập chiếm vị trí quan trọng. Thời kỳ giữa thì những dụng cụ này có kích cỡ tương đối nhỏ, các đồ sắc nhọn phát triển nhanh. Thời kỳ cuối thì có kích cỡ cà nhỏ hơn, Dùi đá là một đồ đá đặc trưng của thời kỳ này. Việc này nói lên "Người vượn Bắc Kinh" đã biết lựa chọn đá, chế tác đá và dùng nó làm vũ khí hoặc công cụ sản xuất nguyên thủy để cải tạo mình trong khi đấu tranh với thiên nhiên, chứng tỏ họ đã biết sử dụng công cụ trong lao động, đây là sự phân biệt cơ bản giữa Vượn và Người.

Các đồ vật được khai quật chứng minh người vượn Bắc Kinh đã sinh sống tại khu vực Chu Khẩu Điếm vào khoảng thời gian cách đây từ 700 nghìn đến 200 nghìn năm về trước, họ chủ yếu là hái lượn, săn bắn để sinh sống. Người Bắc Kinh thuộc người nguyên thủy nằm giữa thời kỳ từ Vượn cổ tiến hóa thành người có trí tuệ, phát hiện nay có giá trị cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu sinh học, lịch sử học và lịch sử phát triển của loài người.

Di chỉ "người Bắc Kinh" Chu Khẩu Điếm được công nhận là di sản thế giới vào tháng 12-1987. Hội đồng di sản thế giới đánh giá rằng: di chỉ Chu Khẩu Điếm không những là một bằng chứng lịch sử hiếm có về xã hội nhân loại trên lục địa Châu Á trong thời viễn cổ mà còn chứng minh tiến trình tiến hoá của con người, là một kho báu văn hóa viên cổ của nhân loại.

Hoàng Sơn

Hoàng Sơn ở tỉnh An Huy miền đông Trung Quốc xưa nay được cho là ngọn núi kỳ vĩ nhất ở Trung Quốc. Năm 1990, Hoàng Sơn được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Trung Quốc có câu ngạn ngữ nói rằng: Ngũ nhạc qui lai bất khán sơn. Hoàng Sơn qui lai bất khán nhạc. Ý nói trước khi đi Hoàng Sơn, những ai đã từng đi du ngoạn 5 ngọn núi nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là Thái Sơn-Đông Nhạc, Hoa Sơn-Tây nhạc, Sùng Sơn-Trung nhạc, Hằng Sơn-Nam Nhạc và Hoành Sơn-bắc nhạc thì không cần phải đi du ngoạn bất cứ ngọn núi trong thiên hạ làm gì nữa; Thế nhưng nếu lại đi du ngoạn Hoàng Sơn trước thì 5 ngọn núi kia chả cần đi làm gì nữa. Qua đó có thể thấy được sự độc đáo và hoành tráng của Hoàng Sơn.

Hoàng Sơn nằm trong khu phong cảnh Hoàng Sơn ở vùng trung nam Trung Quốc, rộn khoảng 1200 km2. Do núi cao vực thẳm, khí hậu ở khu vực Hoàng Sơn biến đổi theo chiều thẳng góc, hình hành nhiều mây và dương mù, độ ẩm cao, mưa nhiều, tạo điều kiện cho sự hình thành tính đa dạng sinh học.

Có thể khái quát rằng Hoàng Sơn đã hội tụ mọi cảnh đẹp của các ngọn nũi nổi tiếng ở Trung Quốc, trong đó 4 cảnh quan được mọi người thán phục nhất là "Thông kỳ, đá quái, biển mây và suối nước nóng".

Loại cây nhiều nhất ở Hoàng Sơn là thông và tùng, những cây có trên trăm tuổi lên tới hàng hạn, hình dáng muôn vẻ của những cây tùng cây thông đã tạo nên cảnh quan độc đáo của Hoàng Sơn, được mệnh danh là một tuyệt tác của Hoàng Sơn. Những cây thông, cây tùng mọc trên các vách đá, thể hiện lên sức sống mãnh liệt. Có một cây tùng rất đặc biệt được coi là biểu tượng của Hoàng Sơn. Cây tùng này mọc trên ngọn núi Ngọc Nữ cao ngất, cảnh thông toả bỏng xum xuê và nghiêng về phía trước, trông chẳng khác nào như tư thế của một người đang mời chào khách, bởi vậy mới được gọi là "Cây tùng đón khách".

Ngoài cảnh quan thiên nhiên, Hoàng Sơn còn mang đậm nét văn hoá, có biết bao các nhà văn hào, họa sĩ trong lịch sử đã bị Hoàng Sơn cuốn hút, và để lại rất nhiều những tác phẩm của mình tại đây. Chỉ riêng về thơ ca, hiện có thể tra tìm được hơn 20 nghìn bài. Các nhà thờ nổi tiếng thời cổ Trung Quốc như Lý Bạch, Giả Đảo, Phạm Thành Đại, Thạch Đào...đều có những bài thơ ngợi ca Hoàng Sơn, nhưng mẩu truyện dân gian về Hoàng Sơn lại càng không thể kể hết.

Về mặt nghệ thuật, Trung Quốc có trường phái tranh Hoàng Sơn. Trường phái này đã thể hiện về sự tuấn mỹ của Hoàng Sơn bằng bút pháp truyền thống, chiếm vị thế nhất định trong họa đàn Trung Quốc. Ngoài ra, tương truyền thủy tổ của dân tộc Trung Hoa là hoàng đế Hiên Viên từng tu hành tại đây, cuối cùng đắc đạo và lên thiên đàng. Hiện nay còn để lại rất nhiều mẩu truyện về việc này như ngọn núi Hiên Viên, ngọn Phù Khưu...cũng chính vì vậy mà Hoàng Sơn chiếm vị thế rất quan trọng trong lịch sử đạo giáo Trung Quốc.

Do cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và mang đậm bản sắc văn hoá, nên năm 1990 Hoàng Sơn được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và di sản văn hoá thế giới. Hội đồng di sản thế giới đánh giá về Hoàng Sơn rằng: Hoàng Sơn có uy tín rộng rãi trong lịch sử văn học nghệ thuật Trung Quốc, đối với du khách, nhà thơ, họa sĩ, nhà nhiếp ảnh từ 5 châu 4 bể mà nói thì Hoàng Sơn có sức hấp dẫn vĩnh hằng.

Hang Vân Cương

Từ cuối thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6, Phật giáo rất thịnh hành tại Trung Quốc, triều đình và dân gian đều dấy lên làn sóng chạm hình tượng Phật. Hang Vân Cương của thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây thuộc miền bắc Trung Quốc là di sản văn hóa quý hiếm được bảo tồn trong thời kỳ này, Hang Vân Cương đã đại diện cho trình độ cao nhất của nghệ thuật hang động Trung Quốc vào thời kỳ này.

Hang Vân Cương nằm ở chân núi Vũ Châu thành phố Đại Đồng tỉnh Sơn Tây thuộc miền bắc Trung Quốc. Hang đá sớm nhất được chạm trổ vào năm 453, còn công trình tạo hình thì đã tiếp tiễn đến nửa đầu thế kỷ thứ 6.

Hang Vân Cương được chạm theo sườn núi, đông tây dài khoảng 1000 mét, hiện nay bảo tồn được 45 động chính, 252 động lớn nhỏ và hơn 51 nghìn pho tượng khắc với khí thế hào hùng nguy nga.

Nội dung tạo hình của Hang Vân Cương cực kỳ phong phú, được coi là kho báu của nghệ thuật chạm trổ thời cổ Trung Quốc. Theo thời gian chạm trổ có thể chia thành thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và thời kỳ cuối, hang động của thời kỳ khác nhau sẽ có phong cách và đặc điểm tạo hình khác nhau. "Ngũ Động Quỳnh Diệu" với khí thế bàng bạc của thời kỳ đầu, đã đậm đà phong cách đôn hậu và chất phác của vùng Tây Vực. Hang động của thời kỳ giữa thì có đặc trưng nghệ thuật chạm trổ tinh tế, trang hoàng lộng lẫy, muôn hình muôn vẻ và nguy nga tráng lệ. Hang động của thời kỳ cuối tuy quy mô nhỏ, song hình tượng nhân vật lại thanh nhã tuấn tú, tỷ lệ cân đối, là mẫu mực của nghệ thuật hang động miền bắc Trung Quốc và khởi nguồn của "Tượng Hình Thanh Tú". Ngoài ra, Trong các hang động còn để lại nhiều điêu khắc về múa, xiếc và tuồng kịch, cũng đã thể hiện tư tưởng Phật giáo được lưu hành cũng như phản ánh đời sống xã hội lúc đó.

Trình tự chạm trổ trong các thời kỳ của Hang Vân Cương đã ghi lại một cách hình tượng vết tích lịch sử của nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ cũng như Trung Á phát triển theo hướng nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc, phản ánh quá trình thế tục và dân tộc hóa từng bước của hình tượng Phật giáo tại Trung Quốc. Nhiều phong cách tạo hình nghệ thuật Phật giáo đã được dung hòa và thấm nhuần chưa từng có trong Hang Vân Cương, đã hình thành "Mô Thức Văn Cương" và trở thành bước ngoặt của phát triển nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc. Hang động trong thời kỳ giữa của Vân Cương đã xuất hiện điêu khắc kiểu mẫu kiến trúc cung điện Trung Quốc cũng như bàn thờ tượng Phật kiểu Trung Quốc được phát triển trên cơ sở này và được ứng dụng rộng khắp trong kiến trúc hang động và chùa chiền của các đời sau này. Bố cục và trang trí trong hang động vào thời kỳ cuối của Vân Cương đã càng phô diễn một cách sâu đậm phong cách kiến trúc và trang trí kiểu Trung Quốc, phản ánh quá trình không ngừng sâu sắc của " Trung Quốc hóa" trong nghệ thuật Phật giáo.

Hang Vân Cương đã đại diện cho trình độ cao nhất của nghệ thuật hang động Trung Quốc vào thời kỳ đầu, trong hơn 50 nghìn pho tượng tạo hình, có tượng Phật, Lạc Kỹ, người Cung Dưỡng và Phi Thiên, với dáng vẻ sinh động, hoặc đánh trống gõ chuông, hoặc thổi sáo nhảy múa, hoặc ôm đàn tì bà và đều có bộ mặt hơn hở, đã thể hiện kỹ nghệ cao siêu của người điêu khắc. Tháng 12 năm 2001, Hang Vân Cương được đưa vào "Danh Mục Di Sản Thế Giới". Hội đồng Di sản Thế giới đánh giá rằng, đây là kiệt tác kinh điển trong thời kỳ đỉnh cao đầu tiên của nghệ thuật Phật giáo Trung Quốc.

Núi Nga Mi và đại phật Lạc Sơn

Núi Nga Mi nằm ở miền trung nam tỉnh Tứ Xuyên miền tây Trung Quốc, nó nổi tiếng bởi phong cảnh tự nhiên tươi đẹp, văn hoá phật giáo lâu đời, nguồn động thực vật phong phú, địa mạo địa chất độc đáo, được mọi người gọi là "Nước phật núi tiên", "Vương quốc thực vật", "Nơi vui chơi của động vật", "Nhà bảo tàng địa chất"…

Núi Nga Mi quanh năm phủ bóng cây xanh, do địa hình độc đáo, lượng mưa dồi dào và khí hậu đa dạng, đã tạo môi trường sinh thái rất tốt cho sự sinh sôi nảy nở sinh trưởng của các loại sinh vật, bởi vậy, trong phạm vi hơn 100 kilomet vuông, có hơn 3 nghìn loài thực vật cao đẳng, chiếm 1/10 tổng số loài thực vật Trung Quốc, trong đó có cây dương xỉ (Cyathea spinulosa) được coi là hoá thạch sống của thực vật. Vào khoảng 1800 tỉ năm trước, cây dương xỉ từng là loại thực vật thịnh vượng nhất trên trái đất, cũng như khổng long, được coi là một trong hai tiêu chí lớn của thời đại "Động vật bò sát". Nhưng qua sự biến đổi địa chất lâu dài, cây dương xỉ trên trái đất phần lớn đã không tồn tại, chỉ có một số ít nơi được coi là "Nơi tị nạn" mới có thể tìm được bóng dáng của nó.

Thảm thực vật và khí hậu tốt đẹp của núi Nga Mi đã tạo một nơi vui chơi thiên nhiên cho các loài động vật. Núi Nga Mi có hơn 2300 loài động vật hoang dã, trong đó có các loài quý hiếm như gấu mèo, lửng đen, gấu nâu, bướm lá khô…, nhất là bầy khỉ núi Nga Mi, gặp người không sợ, còn đùa giỡn với người, đã trở thành "Cảnh quan sống" độc đáo trong núi Nga Mi.

Địa vị của núi Nga Mi trong giới phật giáo cũng rất cao cả, một trong bốn đất thánh phật giáo lớn của Trung Quốc. Tương truyền nơi đây từng là đạo trường của Phổ Hiền Bồ Tát. Theo nói phật giáo đã truyền vào núi Nga Mi từ thế kỷ 1 sau công nguyên. Quá trình phát triển phật giáo gần hai nghìn năm đã để lại di sản văn hoá phật giáo phong phú cho núi Nga Mi. Hiện nay, trong núi có gần 30 ngôi chùa chiền, chùa Vạn Niên là một trong 8 ngôi chùa nổi tiếng trong đó.

Chùa Vạn Niên xây dựng sớm nhất vào thế kỷ 4, nguyên gọi là chùa Phổ Hiền, sau này nhiều lần được tu sửa. Nổi tiếng nhất trong chùa là điện gạch không rầm xây năm 1601. Điện này phỏng theo hình thức chùa phật Ấn Độ, bên trên là nóc nhà hình bán cầu, phần dưới là điện hình vuông, hợp với quan niệm vũ trụ "Trời tròn đất vuông". Toàn điện được xây bằng gạch, không có chiếc rầm nào, hoàn toàn chịu lực bởi vòm đỉnh. Hơn 400 năm nay, trải qua nhiều lần động đất, đến nay chưa hề bị suy suyển, được coi là kỳ tích trong lịch sử kiến trúc cổ đại Trung Quốc.

"Đi Nga Mi tất lễ đại phật, lễ đại phật thường đi Nga Mi", đại phật Lạc Sơn là một phần không thể tách rời của khu phong cảnh Nga Mi. Đại phật Lạc Sơn nằm ở trên núi Lăng Vân, trước mặt là nơi hội tụ của ba con sông gồm sông Mân, sông Thanh Y và sông Đại Độ, phật được tạc vào năm 713 sau công nguyên, lúc đó được xây dựng để trấn áp thuỷ quái.

Đại phật Lạc Sơn được tạc trên hình quả núi, trải qua 90 năm mới hoàn thành. Đầu phật ngang với đỉnh núi, chân dẫm xuống sông lớn, hai tay đặt lên đầu gối, phật cao 71 mét, riêng đầu phật cao khoảng 15 mét, tai dài 7 mét, vai rộng 28 mét, có thể làm sân chơi bóng rổ. Mu bàn chân của phật có thể ngôi hơn trăm người, là người khổng lồ thực sự, cũng là một bức tượng đá tạc theo vách núi lớn nhất hiện có trên thế giới.

Núi Nga Mi và đại phất Lạc Sơn được đưa vào danh sách di sản thế giới năm 1996. Uỷ ban di sản thế giới đánh giá rằng, phong cảnh núi Nga Mi-đại phật Lạc Sơn tươi đẹp, nhiều thế kỷ đến nay, đã tích luỹ nhiều của cải văn hoá, là một phần quan trọng văn minh của loài người .

Núi Thanh Thành Sơn và đê Đô Giang Yển

Một công trình thủy nông được xây vào hơn 2000 năm trước, đến nay vẫn phát huy chức năng tưới nước đồng ruộng và phòng chống lũ lụt, có một không hai trên thế giới, đó là đê Đô Giang Yển. Năm 2000, kiệt tác này của loài người cùng với núi Thanh Thành Sơn – nơi sở tại của con đê này đã được đưa vào "Danh mục Di sản Thế giới".

Núi Thanh Thành Sơn nằm ở nơi cách thành phố Đô Giang Yển 15 ki-lô-mét về phía tây nam của tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây Trung Quốc, tại đây phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp, từ lâu nay đã là một thắng cảnh du lịch và nơi ẩn cư hoàn mỹ. Năm 143, tại núi Thanh Thành Sơn, Trương Lăng đã sáng lập ra Đạo giáo – một tôn giáo địa phương Trung Quốc, nên núi Thanh Thành Sơn đã được xác định địa vị quan trọng trên lịch sử Đạo giáo Trung Quốc. Núi Thanh Thành Sơn ngày nay có loạt kiến trúc Cung quan Đạo giáo tập trung nhất của Trung Quốc, khác với núi Vũ Đương Sơn – một thắng cảnh du lịch khác của Đạo giáo, loạt kiến trúc Đạo giáo của núi Thanh Thành Sơn đậm đà mầu sắc địa phương tây nam Trung Quốc là thiên nhiên và cổ kính, lọat kiến trúc Đạo giáo của núi Vũ Đương Sơn thì nhiều sắc thái kiến trúc cung đình, hơn nữa lịch sử cũng ngắn hơn nhiều so với núi Thanh Thành Sơn.

Cung quan Đạo giáo của núi Thanh Thành Sơn với nồng cốt là động Thiên Sư – nơi từng cư trú của Trương Lăng, gồm hàng 10 Cung quan như Cung Kiến Phúc, Cung Thượng Thanh...Về trang sức trên kiến trúc đã phản ánh tư tưởng theo đuổi Cát Tường, Trường Thọ và Thăng Tiên của Đạo giáo, có giá trị lịch sử và nghệ thuật quan trọng trong việc đi sâu nghiên cứu tư tưởng triết học của Đạo giáo thời cổ Trung Quốc. Điều cần nhắc ở đây là, trong các Cung quan này có nhiều câu đối, vừa ca ngợi cái đẹp của núi Thanh Thành Sơn, vừa tôn dương Tư tưởng và Kinh điển Đạo giáo, trong đó có nhiều tinh hoa thư pháp truyền thống của Trung Quốc. Chẳng hạn trong Cung Kiến Phúc được xây vào năm 730 có một câu đối dài 394 chữ, được coi là " Câu Đối Tuyệt Vời" của Thanh Thành.

Đê Đô Giang Yển là một công trình thủy nông thời cổ nổi tiếng, nằm trên sông Mân Giang của phía tây Đồng bằng Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Trước khi khánh thành đê Đô Giang Yển, nước sông Mân Giang thường tràn lan thành nạn lũ. Năm 256 trước Công nguyên, Lý Băng – chuyên gia thủy nông cùng con trai rút kinh nghiệm trị thủy của người đời trước, dẫn dắt nhân dân địa phương xây dựng công trình thủy nông. Sau khi xây xong, Đồng bằng Thành Đô mầu mỡ thẳng cánh cò bay và trở thành "Vương Quốc Thiên Phủ", cho đến nay Công trình đê Đô Giang Yển này vẫn còn phát huy vai trò.

Công trình đê Đô Giang Yển gồm 3 phần chính: Ngư Chủy, Phi Sa Yển và Bảo Bình Khẩu. Ngư Chủy là đê chia dòng nằm ở giữa sông Mân Giang, hình dáng như con cá lớn nằm giữa sông, chia Mân Giang thành sông trong và sông ngoài, sông trong dùng tưới nước, sông ngoài dùng thoát lũ. Phi Sa Yển là đập tràn được xây trên đoạn giữa của đê chia dòng, mỗi khi mùa lũ, nước chảy qua đập tràn, sử dụng nước xoáy khi qua Phi Sa Yển chảy vào sông ngoài, có thể giảm bớt một cách hữu hiệu đất cát ứ đọng tại trước và sau Bảo Bình Khẩu. Bảo Bình Khẩu là cống nước vào của sông trong, hình như cái lọ bình. Ngoài dẫn nước, Bảo Bình Khẩu còn có tác dụng khống chế lượng nước chảy.

Nghệ thuật kiến trúc độc đáo của Công trình Thủy nông đê Đô Giang Yển đã tạo ra một hình thức thủy lợi phối hợp hài hòa giữa con người với thiên nhiên. Điều vĩ đại nhất ở chỗ từ hơn 2250 năm nay, đê Đô Giang Yển vẫn phát huy hiệu quả ngày càng lớn. Sự sáng tạo của đê Đô Giang Yển là không những không phá hoại tài nguyên thiên nhiên, mà còn tận dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho loài người, biến thủy hại thành thủy lợi, phối hợp thống nhất hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đã viết nên một trang rực rỡ trên lịch sử thủy lợi thế giới. Năm 1872, Nhà Địa lý học Đức Rích-thô-phen (1833 – 1905) khen ngợi rằng: "phương pháp tưới nước hoàn thiện của đê Đô Giang Yển là không có nơi nào trên thế giới có thể sánh kịp".

Làng Tây Đệ và Làng Hồng tỉnh An Huy

Làng Tây Đệ

Làng Tây Đệ và Làng Hồng ở vùng đông nam tỉnh An Huy Trung Quốc nổi tiếng thế giới với phong cảnh đồng quê thơ mộng, làng cổ được bảo tồn trọn vẹn, kiến trúc nhà ở cư dân tinh vi và có nội hàm văn hóa lịch sử đa dạng. Năm 1999 hai làng này được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Trường phái kiến trúc ở An Huy rất nổi tiếng ở Trung Quốc. Trường phái kiến trúc ở đây được bắt nguồn từ hình thức kiến trúc nhà ở cư dân của khu vực Huy Châu tỉnh An-huy trong thời kỳ Nhà Tống <618—1279>, đến giữa đời Nhà Minh <1368-1644> trường phái kiến trúc ở đây tương đối chín muồi trở thành một trường phái kiến trúc lớn ở Trung Quốc, và được truyền đến các thành thị ở vùng Giang nam.

Do khu vực Huy Châu núi cao hiểm trở, sông suối chằng chịt nên phần lớn nhà ở cư dân với phong cách kiến trúc trường phái An Huy thường được xây dựng bên sườn núi ven sông, theo đuổi phong cách chất phác, thuận theo địa hình, kết cấu kiến trúc, không gian tạo hình, màu sắc trang trí đều duy trì sự hài hoà với môi trường tự nhiên, bên cạnh đó bố cục kiến trúc lại tuân thủ cơ chế cổ kính, truyền thống, hình thành phong cách nghệ thuật kiến trúc truyền thống vừa trang trọng, nhã nhặn lại thanh thoát.

Làng Tây Đệ và Làng Hồng ở phía nam tỉnh An Huy là hai ngôi làng cổ tiêu biểu cho trường phái kiến trúc An Huy. Làng Tây Đệ được xây dựng từ thời Bắc Tống cách đây hàng nghìn năm. Cả ngôi làng có hình chiếc Thuyền, bốn bề bao bọc bởi núi non, hai dòng suối chảy xuyên qua làng, các đường làng chạy dọc theo dòng suối và được lát đá, các kiến trúc hai bên đường đều có kết cấu gỗ, mái cong, tường vây bằng gạch thể hiện sự cổ kính, dân dã.

Làng Tây Đệ hiện còn giữ được hơn 120 ngôi nhà cư dân cổ từ đời Nhà Minh và Nhà Thanh <1368—1911>, các loại đình, các, vườn, cổng trào đều là điển hình của nghệ thuật kiến trúc nhà ở cư dân cổ trường phái An Huy. Bời vậy làng Tây Đệ được mệnh danh là "hình ảnh thu nhỏ của nền văn hoá truyền thống Trung Quốc", "Viện bảo tàng nhà ở cư dân đời Nhà Minh và Nhà Thanh Trung Quốc".

Làng Hồng được xây dựng muộn hơn Làng Tây Đệ, cách đây gần 900 năm. Do nơi đây địa thế tương đối cao, thường xuyên có sương mù và những áng mây che phủ tạo thành những bức tranh sơn thủy hữu tình thơ mộng, bởi vậy mọi người mới gọi là "Ngôi làng trong tranh của Trung Quốc".

Làng Hồng rộng khoảng 19 ha, đứng trên cao trông Làng Hồng chẳng khác nào như một con Trâu xanh đang nằm phục bên dòng suối. Có thể nói người làng Hồng cổ qui hoạt và xây dựng làng theo hình con Trâu và hệ thống nước nhân tạo là một "kỳ quan lớn trong lịch sử kiến trúc". Làng Hồng lấy đồi núi làm đầu Trâu, cụm nhà dân cư chạy từ đông sang tây chẳng khác nào như mình Trâu, cái ao hình bán nguyệt ở giữa làng như dạ dày của Trâu, một con suối dài hơn 400 mét uốn lượng trong mình Trầu được coi là ruột Trậu. Phía tây làng có 4 cây cầu bắc qua dòng suối nhỏ và cói đó là chân Trầu, sự thiết kế kỳ công này đã khiến cho trước cửa mọi nhà đều có dòng suối chảy qua, tạo thuận tiện cho đời sống sản xuất cũng như chữa cháy của dân làng, hơn nữa còn đóng vai trò điều tiết khí trời, tạo ra môi trường tốt đẹp.

Làng Hồng hiện còn bảo tồn được hươn 140 ngôi nhà cổ đời nhà Minh và nhà Thanh, tường vây bao bọc, mái nhà lợp ngói xanh trông rất ngăn nắp, chất phác cổ kính. Thừa Chí Đường là kiến trúc hùng vĩ và tinh tế nhất trong Làng Hồng, được mệnh danh là "Cố cung dân gian". Hội đồng di sản thế giới đánh giá rằng: Làng Tây Đệ và Làng Hồng "là di chỉ văn hoá rất độc đáo".

Lăng tẩm hoàng gia đời nhà Minh và nhà Thanh

Các triều đại phong kiến ở Trung Quốc đề xướng mai táng đình đám, một nhà vua vừa đăng quan liên không tiếc sức người sức của để xây dựng lăng tẩm cho mình và người nhà. Lăng tẩm hoàng gia đời nhà Minh và nhà Thanh-di sản văn hóa thế giới là một trong những tiêu biểu đó. Khu lăng tẩm đời nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc được công nhận là di sản thế giới bao gồm: Hiển lăng nhà Minh, Đông lăng và Tây lăng nhà Thanh.

Hiển lăng nhà Minh ở thành phố Chung Tường tỉnh Hồ Bắc, được xây dựng vào giữa thế kỷ 16, là lăng tẩm của nhà vua đời thứ 12 Nhà Minh. Hiển lăng có bố cục trước triều hậu cư. Trước triều hậu cư có nghĩa là mô phỏng bố cục kiến trúc hoàng cung khi còn sinh thời, phần phía trước là nơi thiết triều, phần phía sau là khu sinh hoạt. Tiền triều ở Hiển Lăng gồm Lăng Ân Môn, Lăng Ân điện, cùng tả điện hữu điện...khu hậu cư gồm phương thành, Minh lâu, bia thánh hiệu, bảo thành, bảo đỉnh và cung ngầm...

Phần phía trước là trung tâm hoạt động tế lễ thường ngày, phần phía sau là nơi đặt quan quách. Đông lăng nhà Thanh là một trong những khu lăng tẩm hoàng gia nhà Thanh-một triều đại phong kiến cuối cùng ở Trung Quốc nằm trên địa bàn thành phố Tuân Hoá tỉnh Hà Bắc. Đông lăng nhà Thanh từ khi xây dựng vào năm 1661 đến khi hoàn thành Đông lăng của Từ Hy Thái Hậu năm 1908 đã kéo dài trong 247 năm. Việc chọn địa điểm và qui hoạch thiết kế của Đông lăng đã vận dụng đầy đủ lý luận phong thủy truyền thống Trung Quốc, tập trung thể hiện quan niệm vũ trụ "trời và con người hợp nhất". Về qui mô và chất lượng kiến trúc thì đòi hỏi phải hoành tráng, tinh tế nhằm thể hiện tư tưởng tối cao của hoàng quyền, phô trương khi thế và uy nghiêm của hoàng gia, qua đó trở thành biểu tượng vật hóa của hoàng quyền.

Tại đây có 15 khu mộ mai táng 160 người gồm nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa...trong đó có rất nhiều nhân vật có ảnh hưởng quan trọng trong lịch sử đời nhà Thanh, chẳng hạn như hoàng hậu Hiếu Trang Văn, nhà chính trị thời kỳ đầu nhà Thanh; hoàng đế Khang Hy và Càn Long mời ra thời kỳ thịnh vượng "Khang-Càn"; Hoàng thái hậu Từ Hy hai lần buông mành nhiếp chính, thống trị Trung Quốc trong 48 năm trời...Những người này đều từng có ảnh hưởng quan trọng trong vũ đài lịch sử nhà Thanh, nắm trong tay vận mậnh đất nước, muốn mưa được mưa, muốn gió được gió, và rất có tiếng tăm trong và ngoài nước. Nội hàm lăng tẩm của họ rất phong phú, chứa đựng rất nhiều thông tin lịch sử.

Tây lăng nhà Thanh nằm trên địa bàn Huyện Dị tỉnh Hà Bắc, cách Bắc Kinh hơn 100 km là khu lăng tẩm hoàng gia lớn thứ hai của nhà Thanh. Tây Lăng được xây dựng năm 1730 và hoàn thành vào năm 1915, kéo dài 185 năm, trong có 16 cụm lăng tẩm với 402 kiến trúc cổ. Những kiến trúc này cơ bản dựa theo hoàng cung nhà Thanh tức Tử cẩm thành ở Bắc Kinh, trong khi tuân thủ nghiêm ngặt chế độ đẳng cấp lại không cậu nệ về điển chế, có tính sáng tạo rất mạnh. Khu lăng tẩm hoàng gia nhà Minh và nhà Thanh năm 2000 được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Các chuyên gia Hội đồng di sản thế giới đánh giá rằng: khu lăng tẩm nhà Minh và nhà Thanh không những là tư liệu sống hiếm có cho việc nghiên cứu qui chế lăng tẩm, chế độ mai táng, lễ nghi tế tụng, kỹ thuật và công nghệ kiến trúc của đời nhà Minh và nhà Thanh, mà còn là bằng chứng điển hình cho nghiên cứu về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, khoa học và nghệ thuật của thời cổ Trung Quốc, có giá trị lịch sử, nghệ thuật và khoa học quan trọng, là di sản qúi báu của dân tộc Trung Hoa và toàn nhân loại.

Thành chúa, Lăng chúa và Mộ Quý tộc Cao Câu Lệ

Tại Hội nghị Hội đồng Di sản Thế giới lần thứ 28 Tổ chức Văn hóa Khoa học và Giáo dục LHQ, Thành chúa, Lăng chúa và Mộ Quý tộc Cao Câu Lệ được đưa vào "Danh mục Di sản Thế giới".

"Cao Câu Lệ" là một dân tộc thời cổ sinh sống tại vùng Đông Bắc Trung Quốc từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 trước công nguyên, là một chi nhánh của người Phu Xa. Năm 37 trước công nguyên, tại huyện Cao Câu Lệ quận Huyền Thỏ thời Tây Hán TQ lúc đó (nằm trên địa bàn huyện Tân Tân tỉnh Liêu Ninh ngày nay), Chu Mông – người Phu Xa thành lập Nhà nước tên là Cao Câu Lệ. Sau đó chuyển kinh đô đến thành Quốc Nội, năm 427 lại chuyển đến Bình Nhưỡng.

Trong thời thịnh vượng, phạm vi thế lực của Cao Câu Lệ gồm miền đông tỉnh Cát Lâm, miền đông bắc tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc và miền bắc Bán đảo Triều Tiên. Năm 668, Cao Câu Lệ bị Liên quân Triều đình nhà Đường và Tân La trên Bán đảo Triều Tiên tiêu diệt, đã tiếp diễn 705 năm trên lịch sử. Hoạt động của Cao Câu Lệ chủ yếu triển khai trong phạm vi cai quản của Vương triều Trung Nguyên, cùng các triều đình Trung Quốc duy trì quan hệ lệ thuộc, là chính quyền địa phương dưới sự chế ước và cai quản của Vương triều Trung Nguyên, bị ảnh hưởng rất lớn của Vương triều Trung Nguyên về chính trị, văn hóa ...

Nền kinh tế của Cao Câu Lệ chủ yếu là nông nghiệp, còn nghề cá và săn bắt. Cao Câu Lệ sử dụng chữ Hán. Sơn thành kiên cố, Lăng mộ hùng vĩ và bích họa trong Mộ cổ rực rỡ của Cao Câu Lê là một phần quan trọng trong nền văn minh thời cổ của Trung Quốc.

Thành chúa, Lăng chúa và Mộ Qúy tộc Cao Câu Lệ được đưa vào danh mục Di sản Thế giới lần này chủ yếu gồm Sơn thành Ngũ Nữ Sơn, Thành Quốc Nội, Sơn thành Hoàn Đô, 12 Lăng chúa, 26 Mộ Quý tộc, bia Chúa Hảo Thái và Mộ Tướng quân số 1, đều nằm trong thành phố Tập An tỉnh Cát Lâm và huyện Hoàn Nhân tỉnh Liêu Ninh.

Thành chúa Cao Câu Lệ là Đô thành gồm Thành Bình Nguyên và Sơn thành, kể cả Thành Quốc Nội và Sơn thành Hoàn Đô. Đây là Đô thành tiền kỳ và trung kỳ của Cao Câu Lệ, cũng là Đô thành được sử dụng liên tục trong thời gian dài nhất của chính quyền Cao Câu Lệ.

Thành Quốc Nội và Sơn thành Hoàn Đô lần lượt nằm trên đồng bằng và dẫy núi gần đó, hình thành cặp "Đô thành Phụ họa" của Cao Câu Lệ. Chúa Cao Câu Lệ thường ngày sống trong Thành Bình Nguyên, một khi nguy ngập liền rút về Sơn thành miền núi.

Trong các Lăng chúa của Cao Câu Lệ, Lăng "Chúa Hảo Thái" – chúa đời thứ 19 của Cao Câu Lệ lộng lẫy nhất. Đây là Lăng thất bằng đá quy mô. Bên cạnh Lăng mộ có dựng một tấm bia đá lớn, đây là tấm bia của Chúa Hảo Thái được gọi là "Đệ Nhất Bia Phương Đông". Tấm bia Chúa Hảo Thái xây năm 414, đến nay đã có 1590 năm lịch sử. Được chạm trổ từ một tảng đá hoàn chỉnh. Cao 6,39 mét, nặng khoảng 37 tấn, thân bia hình trụ vuông. 4 mặt bia đều có khắc chữ, thuộc hình Lệ chữ Hán tổng cộng 1775 chữ. Qua ăn mòn của hàng nghìn năm, thân bia bị hư hỏng ở mức độ nhất định, hiện nay có khoảng 1600 chữ Hán còn nhận ra được, các văn tự này có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu chính trị, quân sự, văn hóa, chế độ và truyền thống của Cao Câu Lệ.

Hội đồng Di sản Thế giới có đánh giá: là Đô thành và ngôi mộ xây vào thời kỳ đầu lịch sử, dự án Cao Câu Lệ đã phản ánh sự ảnh hưởng của dân tộc Hán đối với nền văn hóa của các dân tốc khác, cũng thể hiện nền văn minh Cao Câu Lệ đã diệt vong, đồng thời còn phô diễn sự kết hợp hoàn mỹ của nhân tạo và thiên tạo .

Khu phong cảnh Hoàng Long

Khu phong cảnh Hoàng Long nằm trên địa bàn tỉnh Tứ Xuyên vùng tây nam Trung Quốc nổi tiếng thế giới với "tứ tuyệt" là hồ nước màu, núi tuyết, thung lũng và rừng. Năm 1992 khu phong cảnh Hoàng Long được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

Khu phong cảnh Hoàng Long nằm ở phía tây bắc tỉnh Tứ Xuyên là một vành đai thung lũng lớn với nhiều ngọn núi quanh năm phủ tuyết và sông băng của vùng phía đông Trung Quốc, tổng diện tích khoảng hơn một nghìn ki-lô-mét vuông.

Hồ màu là một tuyệt tác của khu phong cảnh Hoàng Long. Sở dĩ có hồ màu là vì đặt thù địa chất của vùng này. Khu phong cảnh Hoàng Long có cảnh quan can-xy bề mặt hiếm có trên thế giới, bề mặt can-xy hoá này thể hiện lên các màu sắc khác nhau cộng thêm có nhiều hồ nước và dưới ánh nắng chói chang đã hình thành vô số các hồ màu xinh đẹp.

Trong số các hồ màu này có những hồ lớn gần 10 nghìn m2, có những hồ nhỏ chỉ vài mét vuông với hiều hình dáng khác nhau như móng ngựa, chân voi, đậu cô-ve, đầu voi muôn hình nghìn vẻ, không sao đếm xuể. Chung quanh các hồ màu là rừng rậm xanh tươi bốn mùa, là nơi cư trú lý tưởng của các loài chim muông.

Núi tuyết là tuyệt tác thứ hai của khu phong cảnh Hoàng Long. Khu phong cảnh Hoàng Long nằm bên rìa cao nguyên Thanh Tạng, có độ cao trung bình trên 3 nghìn mét so với mực nước biển. Nơi đây có rất nhiều núi tuyết, có tới 7 ngọn núi cao trên 5 nghìn mét. Khi mặt trời chiếu bóng đứng trong khu phong cảnh ngắm nhìn những ngọn núi tuyết chẳng khác nào như những bức tranh tươi đẹp nhấp ngô những ngọn núi phủ tuyết trắng xoá trên nền trời xanh biếc

Thung lũng là tuyệt tác thứ 3 của khu phong cảnh Hoàng Long. Trong khu phong cảnh không những có rất nhiều núi mà cũng có vô số các thung lũng. Trong các thung lũng tràn ngập những tầng trầm tích Các-bô-nát, những tầng trầm tích này có hình như ruộng bậc thang, những thác nước, sòng suối chảy qua những ruộng bật thang này, vừa động vừa tĩnh hoặc vừa tối vừa sáng hay uốn khúc hoặc chảy thẳng nên được mệnh danh là "Thiên đàng nhân gian".

Những khu rừng nguyên sinh rộng lớn là tuyệt tác thứ 4 của khu phong cảnh Hoàng Long. Khi hậu nơi đây được phân bố thẳng góc, tạo điều kiện cho các loài thực vật khác nhau sinh trưởng. Những cảnh rừng nguyên sinh rậm rạp lại khiến cho khí hậu nơi đây giữ ổn định, tạo điều kiện tốt cho các loài động vật sinh sống. Theo thống kê, trong khu phong cảnh Hoàng Long có hơn 1500 loài thực vật cấp cao, trong đó có nhiều loài là đặc thù của Trung Quốc. Ngoài ra còn có gần một trăm loài động vật như gấu trúc, Voọc mũi hếch, linh dương đầu bò, báo, nai môi trắng...

Ngoài cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp ra nơi đây còn là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số như Tạng, Khương...Dân phong mộc mạc và phong tục tập quán văn hóa dân tộc phong phú đa dạng đã tạo thêm cảnh sắc nhân văn hấp dẫn cho khu phong cảnh thiên nhiên Hoàng Long. Năm 1992 khu phong cảnh Hoàng Long được Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên hợp quốc công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Hội đồng di sản thế giới đánh giá rằng: địa mạo độc đáo và phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của khu phong cảnh Hoàng Long là rất hiếm thấy trên thế giới, bên cạnh đó giá trị khoa học và nghệ thuật của nó cũng đáng để toàn nhân loại chân trọng và giữ gìn.

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng Trung Quốc

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng nằm ở phía tây bắc Trung Quốc là kho báu nghệ thuật phật giáo có qui mô hoành tráng nhất và được bảo tổn hoàn chỉnh nhất trên thế giới hiện nay. Năm 1987 Hang Mạc Cao được công nhận là di sản thế giới. Hội đồng di sản thế giới đánh gía rằng: Hang Mạc Cao nổi tiếng thế giới với những pho tượng điều khắc và tranh bích họa, đã thể hiện nền nghệ thuật phật giáo trong hàng nghìn năm.

Hang Mạc Cao được đục trạm năm 366 công nguyên. Trải qua sự tu sửa của nhiều triều đại, sống hang đá không ngừng tăng lê, đến Đời Nhà Đường thế kỷ thứ 7 lên tới hơn một nghìn hang, bởi vậy Hang Mạc Cao còn được gọi là "Thiên phật động".

Mọi người của các Triều đại khi đục trạm đã tạo nên rất nhiều tượng phật trong các hang, và vẽ rất nhiều bức tranh bích hoạ. Do Hang Mạc Cao Đôn Hoàng lúc đó nằm trên "con đường tơ lụa" nối liền giữa phương đông và phương tây lúc đó bởi vậy cũng là nơi giao cắt tôn giáo, văn hoá và kiến thức giữa phương đông và phương tây. Các nền nghệ thuật bên ngoài và nền nghệ thuật dân tộc Trung Quốc đã đan xen nhau trong hang Mạc Cao, phong cách nghệ thuật muồn hình nghìn vẻ đã làm cho kho báu nghệ thuật này thể hiện lên cảnh quan sán lạn tươi đẹp.

Sau khi trải qua sự biến thiên lịch sử và sự phá hoại của con người, Hang Mạc Cao đến nay vẫn giữ lại được gần 500 hang động với gần 50 m2 bích hoạ và hơn 2 nghìn pho tượng phật. Các pho tượng ở đây muôn hình muôn vẻ, phục sức và thủ pháp thể hiện khác nhau đã phản ánh lên đặc sắc của các thời đại khác nhau. Những bức bích họa ở Hang Mạc Cao cũng rất hoành tráng xinh đẹp, nếu nối các bức bích họa này lại với nhau sẽ thành một bức tranh dài gần 30 km.

Những bức bích hoạ này chủ yếu thể hiện về chủ đề phật giáo. Ngoài ra còn thể hiện lên đời sống xã hội, phục sức ăn mặc, tạo hình kiến trúc cổ đại cũng như âm nhạc, múa, xiếc...của các dân tộc, các tầng lớp lúc đó trong các thời đại khác nhau, cũng ghi lại sự thật lịch sử về sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc với nước ngoài. Bởi vậy, các học giả phương tây gọi những bức bích hoạ ở Đôn Hoàng là "thư viện trên tường".

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng gặp phải thảm hoạ thất thoát cổ vật nghiêm trọng nhất, khiến mọi người đau lòng nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc.

Năm 1900, một hang cất giấu sách cổ ở Hang Mạc Cao được phát hiện một cách bất ngờ và sau này mọi người gọi nó là "động giấu kinh". Trong cái hang nho dài và rộng 3 mét này chất đầy gần 50 nghìn cuốn kinh thánh, văn thư, đồ thêu dệt, hội hoạ, tranh lụa phật, cuốn dập bia...Niên đại của những cuốn sách này từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 11 công nguyên, nội dung liên quan tới hầu hết các lĩnh vực xã hội như lịch sử, địa lý, chính trị, dân tộc, quân sự, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật, tôn giáo, y dược, khao học-công nghệ...của các nước Trung Quốc, vùng trung Á, Nam Á, Châu Âu...được mệnh danh là "Bách khoa toàn thư thời trung cổ".

Sau khi hang giấu kinh được phát hiện, các nhà thám hiểm của các nước trên thế giới ùn ùm kéo tới đây. Trong không đầy 20 năm họ đã cướp đi gần 40 nghìn cuốn kinh thư và rất nhiều bức bích hoạ, phù điêu qúi báu, gây thảm hoạ trầm trọng cho Hang Mạc Cao. Hiện nay tại các nước Anh, Pháp, Nga, Ấn-độ, Đức, Đan Mạch, Thụy Điển, Hàn Quốc, Phần Lan, Mỹ...đều có lưu trữ các cổ vật của Đôn Hoàng với số lượng chiếm tới hai phần ba số cổ vật trong hang giấu kinh.

Cùng với việc phát hiện hang giấu kinh, một số học giả Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu về những văn thư Đôn Hoàng. Năm 1910, văn thư Đôn Hoàng nghiên cứu đợt đầu của Trung Quốc được xuất bản, từ đó ngành Đôn Hoàng học được xác lập. Trong mấy chục năm qua, học giả của các nước trên thế giới rất có hứng thú với nghệ thuật Đôn Hoàng, không ngừng tiến hành nghiên cứu. Các học giả Trung Quốc cũng đã thu được những thành quả nghiên cứu có ảnh hưởng quan trọng trong việc nghiên cứu Đôn Hoàng học.

Hang Mạc Cao Đôn Hoàng là kho báu trong nền văn hóa Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc rất coi trọng công tác bảo vệ Hang Mạc Cao Đôn Hoàng.

Cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn

Cung điện chùa chiền trong cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn đã tập trung thể hiện thành tựu kiến trúc học và nghệ thuật kiến trúc đời thường và tôn giáo của ba đời nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh Trung Quốc, Cụm kiến trúc cổ nằm trên dãy núi Võ Đương Sơn tỉnh Hồ Bắc bao gồm các dãy núi ngang dọc, phong cảnh như tranh vẽ, dần dần hình thành quy mô trong thời nhà Minh, trong đó kiến trúc đạo giáo có thể xây dựng từ thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, những kiến trúc này đã đại diện trình độ cao nhất về nghệ thuật và kiến trúc của Trung Quốc.

Núi Võ Đương Sơn còn gọi là "Núi Thái Hoà Sơn", nằm ở tây nam thành phố Đan Giang Khẩu tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc. Thời nhà Minh (năm 1368 đến năm 1644 sau công nguyên), núi Võ Đương Sơn được vua phong là "Đại Nhạc", "Huyền Nhạc", địa vị trên các núi "Ngũ Nhạc". Ngọn núi Thiên Trụ, ngọn chính của núi Võ Đương Sơn, cao 1612 mét so với mặt biển.

Cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn bắt đầu xây vào thời Trinh Quan nhà Đường (năm 627 đến năm 649 sau công nguyên). Thời nhà Minh là thời kỳ hưng thịnh phát triển, thời kỳ này xây dựng nhiều kiến trúc trên núi Võ Đương Sơn, đến năm Gia Tĩnh thứ 31 (năm 1552 sau công nguyên) xây xong cổng chào "Trị Thế Huyền Nhạc", cụm kiến trúc núi Võ Đương Sơn rốt cuộc đã hình thành quy mô to lớn với chủ thể là tám cung điện hai chùa chiền mà chúng ta thấy ngày nay.

Hiện nay cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn bao gồm bốn cung điện là cung Thái Hoà, cung Nam Nham, cung Tử Tiêu, cung Ngộ Chân, di chỉ hai cung điện là cung Ngọc Hư, cung Ngũ Long, cùng các loại đền miếu v,v cả thảy hơn 200 nơi. Diện tích kiến trúc là 50 nghìn mét vuông, diện tích mặt bằng hơn 1 triệu mét vuông, quy mô rất to lớn. Được đưa vào di sản vănhóa chủ yếu bao gồm: cung Thái Hòa, cung Tử Tiêu, cung Nam Nham, đền Phục Chân, cổng chào "Trị Thế Huyền Nhạc" …

Cung Thái Hoà nằm ở sườn phía nam ngọn núi Thiên Trụ, ngọn núi chính của núi Võ Đương Sơn, bao gồm hơn 20 dãy kiến trúc, diến tích kiến trúc hơn 1600 mét vuông. Cung Thái Hoà chủ yếu bao gồm các kiến trúc Tử CấmThành, Cổ Đồng Điện, Kim Điện… Cổ Đồng Điện xây vào năm thứ 11 Đại Đức thời nhà Nguyên (năm 1307 sau công nguyên), toàn bộ ngôi điện đều do các cấu kiện đúc bằng đồng tạo nên, là kiến trúc kết cấu giữa đồng đúc và gỗ sớm nhất của Trung Quốc. Kim Điện xây vào năm 14 Vĩnh Lạc thời nhà Minh (năm 1426 sau công nguyên), là ngôi điện đúc đồng dát vàng lớn nhất hiện còn ở Trung Quốc.

Cung Tử Tiêu là một kiến trúc đạo giáo quy mô lớn nhất, giữ lại được nguyên vẹn nhất trong cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn, nằm dưới ngọn núi Triển Kỳ, đông nam núi Võ Đương Sơn, bắt đầu xây vào thời năm Tuyên Hoà bắc Tống (năm 1119 đến năm 1125 sau công nguyên), năm thứ 31 thời Gia Tĩnh nhà minh (năm 1552 sau công nguyên) được mở rộng. Kiến trúc chính của cung Tử Tiêu là kiến trúc gỗ mang tính tiêu biểu nhất của núi Võ Đương Sơn, trong điện có 36 cột trụ vàng, thờ tượng Ngọc Hoàng Đại Đế, kiểu kiến trúc và trang trí của điện mang đậm mầu sắc thời nhà Minh.

Cổng chào "Trị Thế Huyền Nhạc" còn được gọi là "Huyền Nhạc Môn", nằm ở nơi cách thị trấn Võ Đương Sơn 4 ki-lô-mét về phía đông, là cửa ngõ đầu tiên đến núi Võ Đương Sơn.

Ngoài ra, các cung điện, đền chùa núi Võ Đương Sơn còn giữ được 1486 bức tượng các loại, 409 tấm bia khắc đá, 682 đồ cúng tế, còn có nhiều sách, kinh thư, cũng là di sản văn hoá rất quý.

Cụm kiến trúc cổ núi Võ Đương Sơn đã tập trung thể hiện tinh hoa nghệ thuật kiến trúc, trang trí của thời cổ Trung Quốc. Tại nơi đây còn sản sinh những tinh tuý phạm trù văn hoá như đạo giáo Võ Đương, đạo nhạc Võ Đương và võ thuật Võ Đương…đã tăng thêm nội dung mới cho nền văn hóa truyền thống dân tộc Trung Quốc.

No comments:

Post a Comment