Monday, July 27, 2009

Du lịch Philippines

Tôi là một "thuyền nhân - tị nạn" đã từng sống ở Bataan, Phi trong 5 tháng để làm Assistant Teacher (AT) cho trường PASS và được học về US Orientation cũng như tập lái xe trước khi đi Mỹ định cư. Vì vậy, tôi vẫn nhớ đến đất nước và người Phi với nhiều tình cảm và lòng biết ơn. Khi quyết định làm một chuyến du lịch về Phi, tôi muốn ghé thăm lại Manila và Bataan nhưng tiếc rằng Bataan hôm nay không còn là "trại tị nạn" nữa. Khó có thể nào quên những ngày sống ở Bataan. Từ Pulau Bidong, Sungei-Besi qua đây, tôi cảm thấy quá sung sướng khi chỉ phải ăn học để chờ qua Mỹ định cư. Nhớ làm sao những lần đi tắm suối ở vùng 7, đi chợ ở vùng 2, 3 hay vùng 8, vùng 10, đổi gạo lấy xoài và hột vịt lộn, đi coi phim ở vùng 9, theo xe của bệnh xá ra Morong, hay đi Manila, hoặc Olongapo chơi. Hôm nay, tôi muốn viết về Phi như một dịp tìm hiểu về đất nước và con người Phi để những người Việt nào đã từng sống và tạm cư ở đây sẽ biết thêm chút ít mà nói với con cháu của mình về xứ sở này với lòng tri ân; cho dù ai cũng biết là dân tộc nào cũng có người tốt, kẻ xấu nhưng người Việt tị nạn chúng ta không phải là không biết ơn những người đã từng cưu mang và giúp đỡ chúng ta trong lúc gian nan, hoạn nạn.
Olongapo

1. Khái quát: Philippines (tiếng Philippines: Republika ng Pilipinas, hay Pilipinas), còn có tên gọi khác là Phi Luật Tân hay Philippine. Là một nước ở Đông Nam Á có thủ đô là Manila. Nước này trải dài 1.210 km (750 dặm) trong vùng Nam Thái Bình Dương gần biển Đông, thuộc vùng Đông Nam châu Á và gồm 7.107 hòn đảo được gọi là Quần đảo Philippines, gần 700 đảo có người ở.
Philippines cùng với Đông Timor là hai nước tại châu Á có cộng đồng Công giáo La Mã chiếm đa số dân và là một trong những nước có mức độ tây phương hoá cao, một sự hoà trộn độc nhất giữa Đông và Tây. Tây Ban Nha và Hoa Kỳ có lẽ là những nước có ảnh hưởng văn hoá lớn nhất tới nước này, bởi vì quần đảo Philippines từng là thuộc địa của Tây Ban Nha trong hơn 350 năm và là thuộc địa của Hoa Kỳ trong gần 50 năm. Tuy hầu hết diện tích vẫn là nông nghiệp, Philippines là một địa chỉ quan trọng cung cấp nguồn outsourcing và là một nhà xuất khẩu sản phẩm điện tử và nhân công. Số tiền người Philippine ở nước ngoài chuyển về chiếm một phần quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội nước này.
BMW jeepney
Tên nước này có nguồn gốc từ việc Ruy López de Villalobos đặt tên hai hòn đảo Samar và Leyte là Las Islas Filipinas theo tên vua Philip II của Tây Ban Nha trong chuyến viễn chinh không thành công của ông năm 1543. Quần đảo từng được gọi theo nhiều cái tên như Đông Ấn Tây Ban Nha, Nueva Castilla và Quần đảo San Lázaro. Cuối cùng, cái tên Filipinas được dùng để chỉ toàn bộ quần đảo. Thủ đô: Manila. Thành phố lớn nhất là Quezon. Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Tagalog và tiếng Anh. Ngoài ra, Phi còn có 8 ngôn ngữ chính , 76 - 78 thổ ngữ chính và trên 500 thổ ngữ khác.
Chính phủ đứng đầu là Tổng thống Gloria Macapagal Arroyo; là một nước Cộng Hòa được Độc lập từ Tây Ban Nha vào 12 tháng 6, 1898 và từ Hoa Kỳ vào 4 tháng 7, 1946. Diện tích: 300.000 km² (hạng 71 trên TG). Dân số: 87.857.473 (hạng 12); GDP (2005): 451, 3 tỷ USD (hạng 25); Tổng số thu nhập (PPP) tính trên đầu người (PPP): 5.100 đô la Mỹ (hạng 108). Đơn vị tiền tệ: Peso (PHP)
Philippines là nước đông dân thứ mười hai trên thế giới, dân số của họ là 86.241.697 người vào năm 2005. Gần hai phần ba sống ở những đảo vùng Luzon. Manila, thủ đô, là thành phố đông dân thứ mười một trên thế giới. Hệ thống giáo dục có hiệu quả và dựa theo chương trình giảng dạy của Hoa Kỳ. Tỷ lệ biết chữ là 95.9%, một trong những nước cao nhất châu Á, với tuổi thọ bình quân là 72,28 năm đối với nữ và 66,44 đối với nam. Tăng trưởng dân số khoảng 1,92%, với 26,3 trẻ em trên 1.000 dân. Trong 100 năm từ cuộc điều tra dân số năm 1903, dân số đã tăng mười một lần.
Fort Santiago Moat and Walls
Dân chúng Philippines được gọi là Filipinos theo tiếng Philippines. Theo thống kê của chính phủ và các nghiên cứu di truyền, đa số dân của Philippines là hậu duệ của nhiều nhóm người thuộc hệ ngôn ngữ Nam Đảo đã di cư tới hòn đảo này nhiều đợt từ hàng ngàn năm trước từ Đài Loan, hầu hết họ sống trộn lẫn với những nhóm người đã sống rải rác ở các đảo vùng phía Nam Trung Quốc thời tiền sử và từ đó tạo lập nên nguồn gốc cho "dân tộc Philippines" ngày nay. Ba nhóm thiểu số nước ngoài lớn nhất là người Hán, người Mỹ và Nam Á. Những nhóm thiểu số nước ngoài còn lại có số lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng, gồm Tây Ban Nha, các dân tộc châu Âu khác như Ả Rập, Indonesia, Triều Tiên, Nhật Bản và các nước châu Á khác. Philippines là một trong những quốc gia gồm nhiều chủng tộc nhất ở châu Á bởi vì nó có số lượng lớn các nhóm ngôn ngữ dân tộc bản địa.
Có hơn 170 ngôn ngữ được dùng trong nước. Tiếng Philippines là tiếng địa phương được tiêu chuẩn hoá dựa trên tiếng Tagalog có các từ thông thường từ các ngôn ngữ Philippines khác. Theo Hiến pháp năm 1987, tiếng Philippines và tiếng Anh đều là ngôn ngữ chính thức. Mười hai ngôn ngữ vùng lớn khác là những ngôn ngữ phụ tại từng vùng. Việc sử dụng tiếng Tây Ban Nha ở Philippines đã giảm sút kể từ thời cai trị của Hoa Kỳ nhưng vẫn có ảnh hưởng lớn trong văn hoá Philippines.
Philippines là nước có cộng đồng Công giáo La Mã lớn thứ ba và có cộng đồng Tin lành đứng đứng thứ mười ba, cộng đồng Hồi giáo lớn thứ bốn mươi, cộng đồng Hindu lớn thứ 17 và cộng đồng Phật giáo lớn thứ 17. Khoảng 92% dân số Philippines theo Thiên chúa giáo: 83% thuộc Nhà thờ Công giáo La mã trong khi 3% còn lại thuộc Thiên chúa giáo cũ (Old Catholic) Nhà thờ độc lập và 6% khác thuộc nhiều phái Tin lành khác. Dù Thiên chúa giáo là một lực lượng chính trong văn hoá của Philippines, một số người vẫn theo các truyền thống và lễ nghi địa phương.

Nhà thờ Công giáo La Mã sử dụng ảnh hưởng to lớn của họ trên cả những công việc chính phủ và không chính phủ, dù hiến pháp đã tiên liệu trước việc tách Nhờ thờ khỏi Nhà nước. Philippines hiện có ba Hồng y giáo chủ, Ricardo Cardinal Vidal, Jose Cardinal Sanchez và Gaudencio Cardinal Rosales. Hồng y giáo chủ quá cố Jaime Cardinal Sin là người lãnh đạo tinh thần của quốc gia và là người tham gia tích cực vào Sức mạnh nhân dân I và Sức mạnh nhân dân II. Ông mất ngày 21 tháng 6 năm 2005. Hồng y giáo chủ Vidal là tổng giám mục Cebu. Hồng y giáo chủ Sanchez là cựu Trưởng giáo đoàn tăng lữ, Roman Curia. Gaudencio Hồng y giáo chủ Rosales làm tổng giám mục Manila. Thánh đường nổi tiếng nhất là đại Thánh đường Manila.
Gần 5% người Philippine là Hồi giáo và đã từng hiện diện ở Philippines trong thời gian dài hơn Thiên chúa giáo. Chỉ khi Tây Ban Nha chinh phục nước này, Thiên chúa giáo mới trở thành tôn giáo chính thống với đa số dân. Phần nhiều những người Hồi giáo Philippine sống ở vùng đồng bằng thấp và đã chống lại sự chinh phục và cải đạo trong nhiều thế kỷ của người Tây Ban Nha, Mỹ và chống lại chính phủ Philippines để đòi quyền tự quyết.

Ảnh hưởng của Tây Ban Nha đối với văn hoá Philippines bắt nguồn chính từ văn hoá Mexico và văn hoá Tây Ban Nha là kết quả của hơn 300 năm thuộc địa, hiện vẫn thấy trong các phong tục và các lễ hội tôn giáo. Hàng năm, người Phi tổ chức lễ hội Barrio Fiesta để tưởng nhớ các vị thánh bảo trợ cho thành phố, làng xã và các vùng. Mùa lễ hội được kỷ niệm với những ngày lễ nhà thờ, các cuộc diễu hành đường phố để vinh danh các vị thánh bảo trợ, những cuộc thi pháo, sắc đẹp và nhảy múa và những cuộc thi chọi gà. Tuy nhiên, rõ ràng nhất là sự phổ biến các tên họ Tây Ban Nha của người Philippine - duy nhất trong số các dân tộc ở châu Á, là kết quả của một nghị định của chế độ thuộc địa về phân loại họ và áp dụng hệ thống tên họ Tây Ban Nha đối với những người dân Philippine. Ngày nay, thành phần tướng lãnh và thượng lưu của Phi phần lớn đều có gốc Tây Ban Nha. Ảnh hưởng từ Trung Quốc đối với văn hoá Philippines có thể thấy rõ nhất trong ẩm thực tại nước này, ảnh hưởng rất toàn diện qua các loại ...mì (gọi là mami) cũng như các món ăn từ thịt là một bằng chứng rõ ràng về nguồn gốc Trung Quốc; hay một số tên họ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Hoa chủ yếu làm thương mại và khu Chinatown luôn sầm uất. Gái Phi gốc Tây Ban Nha hay gốc Hoa cũng khá đẹp, nhiều cô đã là hoa hậu của Phi, nhiều cô đã tham gia sinh hoạt xã hội và chính trị của Phi (Tổng thống Phi: Gloria Macapagal Arroyo, Corazon Aquino, hay "First Lady" Imelda Marcos).
Ảnh hưởng Hoa Kỳ đối với Philippines chỉ bắt đầu từ hơn một thế kỷ nay qua việc sử dụng rộng rãi tiếng Anh, môn thể thao được ưa chuộng nhất nước là bóng rổ, thích thức ăn nhanh (fast-food), coi phim Mỹ. Ở Philippines có rất nhiều điểm bán fast-food như McDonald's, Pizza Hut, Burger King, KFC, hay Jollibee, Greenwich Pizza và Chowking. Người Philippine cũng ưa thích nhạc Mỹ, nhảy theo điệu Mỹ, xem phim Mỹ và các diễn viên truyền hình Mỹ. Các quy định đạo đức bản địa về tôn trọng gia đình, kính trọng người già và thân thiện vẫn không bị thay đổi. Có một dạo Phi bất ổn, người Phi giàu có và học thức đã đổ xô bỏ đi định cư ở Mỹ và làn sóng di dân này vẫn tiếp tục vì dân Phi vẫn thích đi Mỹ. Sau này, Phi vẫn là nguồn "lao động xuất khẩu" lớn nhất cho thị trường lao động khắp nơi trên TG và người Phi vẫn bỏ nước ra đi vì lý do kinh tế; kể cả chuyện kết hôn, làm "oshin" hay làm gái ở xứ người.
Người Philippine kính trọng những vị anh hùng (José Rizal, Andrés Bonifacio, Ninoy Aquino..) mà sự nghiệp và hành động đóng góp vào việc hình thành nên chủ nghĩa quốc gia.

Philippines là một quần đảo với 7.107 hòn đảo với tổng diện tích đất liền gần 300.000 km2 (116.000 dặm vuông. mi), giáp với biển Philippines ở phía đông, biển Nam Trung Quốc(biển Đông) ở phía tây và biển Celebes ở phía bắc. Đảo Borneo nằm cách vài trăm km về phía tây nam và Đài Loan thẳng phía bắc. MoluccasSulawesi ở phía nam và Palau ở phía đông phía trên Biển Philippines. Quốc đảo này được chia thành ba nhóm đảo: Luzon, VisayasMindanao. Cảng biển đông đúc ManilaLuzonthủ đô quốc gia và là thành phố lớn thứ hai sau vùng ngoại ô của nó là thành phố Quezon.
Khí hậu của Philippines nóng, ẩm, nhiệt đới. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,5°C (79,7°F). Có ba mùa: Tag-init hay Tag-araw (tháng nóng hay mùa hè từ tháng 3 đến tháng 5), Tag-ulan (mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11) và Taglamig (mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 2). Gió mùa tây nam (tháng 5 – tháng 10) được gọi là "habagat" và gió mùa đông bắc khô (tháng 1 – tháng 4) là "amihan".
Đa số các vùng đảo núi non thường có mưa rào nhiệt đới và có nguồn gốc núi lửa. Điểm cao nhất là Núi Apo ở Mindanao 2.954 m (9.692 ft). Có nhiều núi lửa đang hoạt động như Núi lửa Mayon, Núi PinatuboNúi lửa Taal. Nước này cũng nằm bên trong vành đai bão Tây Thái Bình Dương và hàng năm phải nhận khoảng 19 cơn bão. Đa số "mắt bão" tập trung ở vùng biển Phi.
Nằm ở rìa phía tây bắc của
Vành đai núi lửa Thái Bình Dương, Philippines thường xảy ra động đất và các hoạt động núi lửa. Khoảng 20 trận động đất được ghi nhận mỗi ngày ở Philippines, dù đa số là quá nhẹ để nhận ra được.

Dù từng là quốc gia giàu có thứ hai ở châu Á, sau Nhật Bản, Philippines dần trở thành một trong những nước nghèo nhất trong vùng từ khi giành lại độc lập năm 1946. Vì giảm nhu cầu đối với các sản phẩm của Philippines, Hoa Kỳ đã rút đi và chính tham nhũng, lãng phí và bộ máy cai trị đã làm suy sụp kinh tế suốt 4 thập niên 1960-90s. Sau khi dân chủ phục hồi, kinh tế đã tăng lên mạnh mẽ trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới. Khoảng 10% GNP bị mất vì tham nhũng và những "người bạn tư bản" (crony capitalism) trong giai đoạn này. Phục hồi kinh tế đã diễn ra khá mạnh mẽ nhưng so với các nước Đông Nam Á khác, tốc độ này vẫn còn chậm. Xếp hạng hiện tại của Philippines là 118 trong tổng số 178 nước. Philippines phần lớn vẫn là nước đang phát triển với nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhưng công nghiệp nhẹ và dịch vụ cũng đã dần tăng cao.
deluxe studio apartment/makati, philippines:  day view
Từ năm 1946, Philippines phải đối mặt với tình trạng mất thăng bằng kinh tế và chính trị. Hukbalahap (tổ chức du kích thành thị chiến đấu chống lại Nhật Bản hay HUKbong ng BAyan LAban sa HAPon Philippine trong Thế chiến thứ hai), quay sang đi theo ý thức hệ cộng sản. Họ được nhiều nông dân ủng hộ khi đưa ra những hứa hẹn về cải cách đất đai. Họ được tổ chức bí mật và tung ra các chiến dịch xúi dục nổi loạn chống chính phủ và các lực lượng chính phủ, tiến hành các hành động khủng bố, gồm cả bắt cóc, thảm sát, ám sát, hãm hiếp và tống tiền. Họ đe doạ những vùng nông thôn, và sau đó là cả thủ đô, Thành phố Quezon, và Manila trong thập niên 1950. Cuối cùng mối đe doạ này cũng chấm dứt khi Huk supremo Luis Taruc đầu hàng, một nhà báo trẻ Benigno Aquino Jr. sau này được bầu làm Nghị sĩ và Bộ trưởng quốc phòng Ramón Magsaysay, người sau này trở thành tổng thống. Cuối thập niên 1950s, nhiều người Phi đã muốn sát nhập Phi thành tiểu bang của Hoa Kỳ như Alaska hay Hawaii nhưng cuộc trưng cầu dân ý ở Phi và chính người Mỹ cũng không muốn đã khiến ý định này thất bại.
Cuối
thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 là thời gian nổi lên của các phong trào hành động sinh viên và những cuộc biểu tình chống Mỹ mà cao trào là phong trào đấu tranh đòi Mỹ rút khỏi Subic Bay, trả lại cho Phi. Từ đó, Mỹ cũng không tha thiết mặn mà với Phi nữa. Một hội nghị lập hiến gồm những phái đoàn được bầu ra đã phác thảo một hiến pháp mới với mục tiêu thay thế cho hiến pháp khối thịnh vượng chung do Mỹ đề xướng năm 1935 một khi cuộc trưng cầu dân ý thông qua nó. Giai đoạn này được đánh dấu bởi tình trạng bất ổn trong đời sống thường ngày và tình trạng tham nhũng cho tới khi luật về tình trạng khẩn cấp được tuyên bố ngày 21 tháng 9 năm 1972. Hiến pháp mới sau đó bắt đầu có hiệu lực dù một số khía cạnh của nó vẫn còn bị tranh cãi vì sự phê chuẩn của nó đang được bàn cãi tại Toà án tối cao. Sự tranh cãi này lên tới đỉnh điểm với việc Chánh án tối cao Roberto Concepcion từ chức. Tình hình tiếp tục xấu đi trong nhiều năm sau khi chế độ độc tài của Tổng thống Ferdinand Marcos, người ban đầu được dân bầu ra nhưng cuối cùng đã kéo dài thời cầm quyền của mình bằng những biện pháp trái luật, trở thành tình trạng tham nhũng và chế độ chuyên quyền trở nên công khai, rộng khắp đất nước, tiếng than oán của dân chúng và tình trạng bất đồng bị đẩy lên tới cực điểm.

Trong Cuộc cách mạng dân quyền năm 1986, Marcos và gia đình bị trục xuất tới Hawaii, khi Corazon Aquino, quả phụ của Thượng nghị sĩ đã bị ám sát trước đó (Benigno Aquino, Jr.), lên nắm quyền chính phủ sau một cuộc bầu cử đột xuất (snap election) nhiều tranh cãi. Sau cuộc cách mạng năm 1987, Hiến pháp Philippines hiện tại được thông qua. Trong khi một số người đã nêu ra những cải cách về chính phủ và mức độ quay trở lại chế độ dân chủ của thời hậu Marcos, tình trạng tham nhũng, sự bất ổn trong đời sống đất nước, đảo chánh xảy ra liên miên khi mà quân đội do một số tướng lãnh xách động nổi dậy và hoạt động của nhóm nổi loạn cộng sản cũng như những phong trào ly khai Hồi giáo tiếp tục ngăn cản phát triển kinh tế của đất nước. Đa số dân Phi thì nghèo nhưng một số tướng lãnh và quan chức cao cấp là những "lãnh chúa" cát cứ ở từng địa phương mặc tình thao túng quyền hành và tham nhũng. Rất nhiều trí thức, nhà giàu bỏ nước ra đi. Dân Phi sẳn sàng đi làm công cho xứ khác. Rất nhiều kỹ sư, y tá, bác sĩ, giáo viên ở Mỹ, Úc... là người Phi. Hầu hết dân Phi đều không muốn về nước làm việc. Tổng thống hiện nay, Gloria Macapagal-Arroyo, từng phải đối mặt với tình trạng bất ổn chính trị và những lời buộc tội gian lận bầu cử và tham nhũng. Khi Bush dấy lên phong trào chống khủng bố, Phi cũng trở thành "đồng minh" rất tích cực vì Phi cũng muốn tiêu diệt những nhóm vũ trang Hồi Giáo cực đoan.
My first image to be included in an exhibit at Rockwell Center Makati, Philippines... Philippine Jeepney! by Kamoteus (A Better Way).
2. Manila và du lịch:
Manila không những là thủ đô rộng lớn với các trung tâm hành chính, thương mại quan trọng của Phi mà Manila còn có nhiều "danh lam thắng cảnh", nhất là dinh Malacanang Palace. Vốn là một nhà nghĩ mát dọc thờ bờ sông Pasig, Malacanang Palace trở thành dinh thống đốc toàn quyền Tây ban Nha vào năm 1863 sau khi một cơn động đất phá sập Palacio del Gobernador (Governor's Palace) ở Intramuros. Sau khi Phi giành được độc lập thì nó trở thành Dinh Tổng Thống Philippines. Gần đó là phố Tàu - Chinatown luôn sầm uất, ồn ào mà bạn có thể bất ngờ nghe ai đó nói tiếng Việt ! Người Hoa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế - văn hóa- xã hội Phi nên phố Tàu cũng là một trong điểm mốc quan trọng của Manila.
Đến Manila, nhất định phải đến US Battle Monument, khu Makati, Fort Santiago, các ngôi nhà thờ; nổi bật nhất là khu "thành nội" (“Walled City” – Intramuros) ở ngay giữa thủ đô Manila với nhiều dãy nhà và nhà thờ xây từ năm 1571, dưới thời thực dân Tây Ban Nha, nay vẫn được bảo tồn; trong đó có nhà thờ chánh toà Manila, nhà thờ Iglesia ni Cristo/ Church of Christ, nhà thờ San Agustin, hay Monasterio de Santa Clara. Muốn đi shopping thì tha hồ: từ các khu thương mại như khu Makati nổi tiếng xưa nay, hay 3 khu thương mại đồ sộ: SM Megamall, Shangri-La Plaza Mall và Robinson's Galleria, khu Mall of Asia, hoặc khu cao ốc của "bộ tham mưu" tập đoàn bia rượu lớn nhất Phi là San Miguel Corporation, khu Asian Development Bank và khu thị trường chứng khoán Philippine Stock Exchange Center, không xa là khu Ortigas Center mới cất lên. Tìm khu du lịch và giải trí, bạn có thể ra biển ngay vì thủ đô Manila có một vùng vịnh Manlia khá đẹp với con đường Roxas luôn kẹt xe; hay lên núi cao thì hãy đến vùng núi lửa Taal với một cái hồ rất đẹp khi hoàng hôn xuống ! Manila cũng có những công viên đẹp như "Vòng đai xanh" (Greenbelt Park), Rizal Park, Về công trình văn hoá, nhất định phải ghé qua Trường đại học quốc gia Phi, trường đại học Santo Tomas, Viện bảo tàng quốc gia, khu trại lính Fort Santiago. Đừng ghé qua nghĩa trang người Hoa (Chinese cemetary)! Nên đi xem thác nước Pagsanjan Falls, chèo xuồng vô sông rạch và những vườn dừa y như Việt Nam. Đến Manila là phải tham gia sinh hoạt về đêm của Manila, nhất là các khu discotheques, casino, entertainment lounges, fashionable café, bar rượu trong khu Malate, Ermita hay qua khu ven biển Cavite, khu Corregidor Island, Batangas, Laguna. Bạn có thể ăn buffet filipino style ở "Market Market" ngay khu Chinatown.
Rời Manila, bạn có thể lên nghĩ mát ở vùng núi như Baguio - y hệt Đà Lạt; hay ra biển với thành phố Olongapo trong vịnh Subic và căn cứ hải quân Mỹ ngày xưa; hay cứ đi ra đảo khi mà Phi có hàng ngàn hòn đảo lớn nhỏ khắp từ Nam xuống Bắc. Có những khu dành cho nhà giàu từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hongkong, Nam Hàn qua đánh golf và cũng có nhiều khu dành cho dân balô từ Úc, Âu châu, Mỹ và Canada, Việt Nam tới. Cỡ nào cũng có ! Kiểu nào cũng chơi. Vấn đề là bạn hãy cẩn thận; nhất là nạn móc túi, bệnh AIDS, giang mai và hoa liễu.
Đến Borocay:

Borocay - Boats in oceanBorocay - Small beachBorocay
3. Người Việt tại Philippines:
Sau khi chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975, có hàng ngàn người từ Đông Nam Á (đa số là người Việt) đã di tản và sau đó được chuyển đến tạm trú tại Philippines. Khi làn sóng vượt biên lên cao, rất nhiều "thuyền nhân" Việt đã được tạm cư ở đảo Palawan trước khi được phỏng vấn đi định cư ở nước thứ 3 mà phần lớn là đi Mỹ. Sau này, Bataan là trại tạm cư dành cho người tị nạn từ ĐNÁ (Việt, Miên, Lào) sau khi được Mỹ chấp thuận di dân vào Mỹ sang trại này học Anh ngữ và hướng dẫn về đời sống mới ở Mỹ (US Orientation) để chuẩn bị định cư tại Hoa Kỳ. Sau khi Palawan và Bataan đóng cửa, trừ một số rất ít định cư tại Phi, một số "thuyền nhân" Việt Nam vẫn chưa được nước thứ 3 nào nhận nên phải sống ở đây và một ngôi làng Việt Nam đã được xây dựng với sự giúp đỡ của Giáo Hội Công Giáo Phi, Caritas (qua sơ Pascal Lê Thị Tríu - người phụ nữ đã phục vụ và gắn bó với "tị nạn" Việt Nam suốt từ 1975) và cộng đồng người Việt Nam hải ngoại. LS Trịnh Hội là một trong những người trẻ đã đóng góp vào việc giúp đỡ cho những đồng bào kém may mắn này và cuối cùng, nhiều người đã đi định cư sau một thời gian dài sống tạm bợ ở Phi. Ngay tại Manila và Phi cũng có những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Phi và đã sống ở đây. Trước 1975 và sau này, nhiều người Việt Nam cũng đã sang học hay tu nghiệp tại Phi, nhất là với viện Quốc Tế Nghiên Cứu Lúa gạo (International Rice Research Institute - IRRI). Rất nhiều kỹ sư, chuyên viên Phi cũng đã sang làm việc tại Việt Nam. Thức ăn của Phi rất giống với Việt Nam, Indonésia/ Malaysia và Thái Lan nên họ cũng có nhiều điểm rất gần với các nước này.

4. Kết Luận:
Không ai có thể phủ nhận khả năng của dân Phi (học giỏi, nhất là khi học chuyên môn và cũng rất giỏi Anh ngữ và Tây Ban Nha so với dân các nước ĐNÁ khác) và ai cũng biết tiềm năng to lớn của quốc gia này khi xứ này có rừng núi, có biển và đại dương, có nhiều loại khoáng sản và tài nguyên nhưng chính người dân Phi lại không muốn ở lại sống và làm việc trên chính quê hương của họ mà sẳn sàng đi làm thuê cho xứ khác, nhất là ước vọng được đi Mỹ y như Việt Nam và các nước "đang phát triển" hay "thế giới thứ 3" khác. Từ những người Phi là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, công chức chiếm tỉ lệ cao nhất trong các sắc dân gốc Á ở Hoa kỳ cho đến những người Phi đi ở đợ cho người Đài Loan, Hongkong, Singapore hay các nước Ả rập... đều chỉ muốn đời sống khá hơn. Phi cũng bất ổn và chia rẻ từ khi được độc lập. Những người cầm quyền ở Phi cũng tham nhũng, bè phái và các tướng lãnh Phi rất lộng quyền như những tay "lãnh chúa." Người dân Phi cũng giống như dân Mễ hay dân miền tây nam Việt, thích an nhàn, hưởng thụ, ăn nhậu. Đó chính là bài toán nan giải của Phi. Nhìn người rồi lại nghĩ đến dân ta, sao mà giống nhau? Tự dưng buồn nhiều hơn vui !(2007)

No comments:

Post a Comment