Thursday, July 23, 2009

Du lịch Hongkong & Macau

Du lịch Hongkong
Rời Nhật Bản, tôi sang Hồng Kông một tuần trước Giáng sinh (Noel). Từ Tokyo bay sang Hồng Kông chỉ mất 4 tiếng đồng hồ. Đến Hồng Kông thì trời đã về chiều. Năm 1996, khi đi VN, tôi có ghé Hồng Kông và lúc đó còn phi trường Kaitak xây cạnh bờ biển bên Cửu Long (Kowloon) rất gần Hồng Kông. Bây giờ phi trường mới có tên chính thức là Hongkong International Airport rộng đến 1,255 hectares nằm trên hòn đảo Chek Lap Kok về hướng tây và cách Hồng Kông 35 miles mở cửa hoạt động vào tháng 7 năm 1998. Trong năm 2005 có đến 40.74 triệu hành khách và trong giờ cao điểm có thể điều hành 53 chuyến bay lên xuống trong một giờ. Phi trường Hồng Kông hiện nay là một trong những phi trường lớn, sạch và đẹp nhất trên thế giới với khu shopping rộng, thoáng và khá đủ tiện nghi hiện đại. Du khách có thể check email bằng các máy computer (free) ở ngay khu terminal, có thể dùng tiền Yuen của TQ để mua sắm và có thể đổi tiền tại đây tuy giá thấp hơn so với bên ngoài.Tôi ra đón taxi để về khách sạn ở khu Tsim Sha Tsui với giá thoả thuận là 270 đô la Hồng Kông (1 USD = 7.5 HKD) nhưng cũng may là tình cờ gặp một anh Việt gốc Hoa khuyên tôi nên đi metro về downtown Kowloon với giá quá rẻ, hay chỉ cần phone về khách sạn là bus sẽ đón về ngay(free). Từ phi trường Chek Lap Kok trên đảo Lantau đi bus qua cầu treo (dây văng/ suspension) TsingMa bắc ngang qua đảo TsingYi đến khu Tân Giới (New Territories) rồi xuống khu East Tsim Sha Tsui (New World Centre) và Kowloon (nhà ga Hung Hom). Có thể đi qua đảo Hongkong bằng phà Star Ferry hay đi xe điện ngầm (subway) qua đường hầm dưới vịnh Victoria để đến khu Central hay Wan Chai. Dân sống trên đảo Hongkong gồm những nhà giàu (các “đại gia” triệu phú, tài tử, ca sĩ…) thích ở khu sườn núi Victoria Peak nhìn ra vịnh Deep Water Bay. Những nhà nghèo trong các chung cư quanh Victoria Park gần chùa bà Thiên Hậu, khu làng chài Aberdeen có nhà hàng nổi Jumbo Floating và những chiếc tàu chở du khách dạo quanh vịnh Causeway. Victoria Peak với Peak tower là điểm cao nhất, là landmark hấp dẫn nhất vì có thể nhìn thấy toàn bộ những nhà chọc trời khu Central hay Wan Chai phiá dưới đảo Hongkong. Theo Barker Road, qua Plantation Road và May Road, càng xuống dốc càng thấy Hongkong đẹp và lãng mạn hơn. Hồng Kông tuy thuộc Trung Quốc nhưng có hệ thống hành chánh và tiền tệ riêng. Dân chúng hai bên không được tự do qua lại mà cần có thông hành (passport) và chiếu khán (visa) giống như đi sang một nước khác. Ngay tại nhà ga LoWu ngay biên giới Thâm Quyến - Hongkong sẽ thấy rõ sự khác biệt giữa 2 hệ thống như 2 thế giới riêng biệt.
Về địa lý Hồng Kông nằm ở phía nam Trung Quốc trong tỉnh Quảng Tây (Guangxi) và ở tả ngạn cửa sông Châu Giang. Hồng Kông là một thuộc địa của Anh, trả lại cho Trung Cộng vào năm 1997 và là một Đặc khu hành chính thuộc Trung Cộng (CHNDTH), nằm trên bờ biển Đông Nam của Trung Quốc. Chính quyền Hồng Kông đã chính thức áp dụng cách viết tên gọi hiện nay vào ngày 3 tháng 9 năm 1926 là Hong Kong chứ không phải Xiānggǎng (Hương Cảng) và là một trong hai đặc khu hành chính của Trung Cộng (đặc khu hành chính còn lại là Ma Cao). Lãnh thổ này, gồm hơn 260 hòn đảo (trong đó Lantau là đảo lớn nhất), nằm về phía Đông của đồng bằng châu thổ Châu Giang (ngay cửa sông), giáp với tỉnh Quảng Đông về phía Bắc và nhìn ra Biển Nam Trung Hoa ở phía Đông, Tây và Nam. Hồng Kông chủ yếu bao gồm Đảo Hồng Kông, Đảo Lantau, Bán đảo Cửu Long và Tân Giới. Bán đảo Cửu Long gắn liền với Tân Giới về phía Bắc và Tân Giới nối về phía Bắc và cuối cùng nối với Trung Hoa Đại Lục qua con sông Thâm Quyến. Đảo Hồng Kông là đảo lớn thứ hai và đông dân nhất. Ap Lei Chau là đảo có mật độ dân số cao nhất thế giới. Diện tích là 1,100 cây số vuông, dân số khoảng 6.8 triệu người. Đảo Hồng Kông ở về phía nam là trung tâm hành chánh và tài chánh với những nhà chọc trời cao nghệu. Đảo gồm các khu: Trung Tâm (Central), Vạn Chài (Wanchai), Quận Tây (Western District), vịnh Causeway... với các địa điểm du lịch nổi tiếng như đỉnh Victoria, trường đua ngựa Happy Valley, chợ Stanley, vịnh Rupulse, khu Aberdeen ... Bán đảo Cửu Long: gồm các khu Tsim Sha Tsui, Yau Ma Tei, Mongkok ... Trên 150 năm dưới quyền cai trị của người Anh, Hồng Kông phát triển nhanh chóng về nhân số và kinh tế. Lúc người Anh chiếm đảo Hồng Kông năm 1842 thì ở đó chỉ có khoảng 7,000 người. Bây giờ là gần 7 triệu. Dân số tăng nhanh là do kinh tế phát triển và những biến động chánh trị trong lục địa đã tạo nên những làn sóng tỵ nạn tới đây. Đó là những năm 1911 khi cách mạng Tân Hợi lật đổ Mãn Thanh lập nền cộng hòa dân quốc, năm 1949 khi phe CS toàn thắng ở lục địa và mới đây khi Hồng Kông được trả về cho Trung Quốc năm 1997. Người tỵ nạn tới Hồng Kông có khi vì lý do chánh trị mà cũng có khi vì lý do kinh tế. Họ tới đây với niềm hy vọng sẽ làm giàu và thay đổi cuộc sống. có người thành công, có người thất bại và Hồng Kông trở thành một nơi thử thách và cạnh tranh khốc liệt trong cơ hội kiếm sống và thành đạt. Nhưng cũng nhờ vậy mà Hồng Kông trở nên giàu có, cuộc sống của người dân khá hơn nhiều so với dân lục địa thậm chí so với các nước lân bang. Từ hai mươi năm trước, Hồng Kông cùng với Đài Loan, Đại Hàn, Tân Gia Ba đã được liệt vào các nước phát triển mạnh nhứt Á Châu và cả thế giới và được gọi là các tiểu long về kinh tế.
Tôi về khách sạn Metropark ở Cửu Long phía bắc, khá xa khu thương mại sầm uất Tsim Sha Tsui nhưng cũng phải trả 120 USD cho một đêm khách sạn. Tiện một việc là ngay phía dưới là khu shopping sang trọng với đủ hàng quán và bên kia đường có vài ba nhà hàng ăn lớn. Vì mùa Noel nên phía trước trang trí bằng những lồng đèn đỏ tròn to lớn trông cũng vui. Lấy phòng xong, trời cũng đã tối, tôi đến một nhà hàng đối diện với khách sạn, hỏi một cô phục vụ thì cô ta nói “bàn nào trống thì cứ ngồi vào”! Bữa cơm Tàu có hai món hạp khẩu vị trả 25 USD, tôi thấy cũng không đắt lắm vì vật giá Hồng Kông bao giờ cũng đắt hơn Los Angeles là nơi tôi ở. Nếu ăn ở những quán ngoài đường, họ chiên xào tại chỗ thì chỉ trả 15 USD, còn cơm dĩa hay mì xào khoảng dưới 10 USD.
Ăn xong, theo con đường lớn nhất là Nathan Road, tôi đi về hướng nam là hướng bờ biển nhìn sang đảo Hồng Kông. Trên đường này, xe cộ nối đuôi nhau, từ những taxi sơn màu đỏ kiểu xe Crown của hãng Toyota (tương đương với Avalon bên Mỹ) cho đến những xe sang trọng như Lexus, Infinity, Mercedes chen chúc với những xe buýt lớn có hai tầng cao lêu nghêu. Đường Nathan Road và những con đường nhỏ hai bên là những hiệu buôn đốt đèn néon rực rỡ chớp tắt liên hồi không thua gì Las Vegas. Những hiệu buôn nơi đây bán kim cương, vàng bạc, cẩm thạch, đồ điện tử (như máy thu hình, TV dẹp, máy nghe nhạc,etc...), điện thoại di động, đồng hồ đeo tay loại đắt tiền, những nhà hàng ăn uống và những tiệm bánh bán bánh Trung Thu đựng trong những hộp vuông có 4 cái, nhiều hộp đề giá đến 100 USD! Những tiệm bánh lại bày bán luôn các lồng đèn giấy hoặc vải nylon với hình cá chép, thuyền buồm hay kiểu cổ truyền thì có đèn kéo quân hình ống lục giác bên trong có hình đoàn quân, khi đèn thắp lên nhờ sức nóng đoàn quân này sẽ xoay vòng nhưng ngày nay có thể xoay vòng nhờ những cục battery. Thiên hạ mua sắm rất đông, món hàng được chiếu cố nhiều nhất là bánh Trung Thu, trái cây tươi, trà, rượu đều được đóng gói bằng giấy màu
cẩn thận. Có lẽ họ mua để biếu bà con, bạn bè hay ông bà, cha mẹ, ân nhân? Rất vui và ngạc nhiên khi thấy có tên VN trên bảng tên đường của vài con phố nhỏ ở Hongkong như đường Saigon (ngắn, chỉ có vài blocks trong khu Yau Ma Tei, giữa Ferry St. và Parkes St.), đường Hải Phòng (khu Tsim Sha Tsui, từ Nathan Road đến Canton Road), đường Hà Nội (rất ngắn, chỉ có tất cả 8 số nhà với khách sạn Hà Nội, nằm ở ngay đầu con phố, ở bên kia Nathan Road trong khu Tsim Sha Tsui).
Hongkong là khu thương mại, thiên đường mua sắm, ăn uống, giải trí và cũng là nơi có nhiều nhà triển lãm. Giá cả về khách sạn cũng như nhà hàng bên Cửu Long - New Territories - Lantau rẻ hơn bên Hồng Kông. Cửu Long cách Hồng Kông bằng eo biển Victoria và xe cộ hai bên qua lại bằng con đường hầm (Cross Harbor Tunnel) và phà hành khách Star Ferry. Tân Giới (New Territories) là khu ngoại ô phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc là khu làng mạc dân cư của người Hồng Kông. Nơi đây người ta trồng rau cải, chài lưới, chăn nuôi cung cấp lương thực hàng ngày cho Hồng Kông. Các đảo lớn nhỏ: nổi tiếng nhứt là đảo Lantau, Chung Chau. Đảo Lantau có tượng Phật ngoài trời lớn nhứt thế giới trên núi Đại Nhĩ Sơn, Disneyland, khu Expo. Các đảo nhỏ nhiều nơi không có người ở.
Tên gọi "Hồng Kông" (xuất phát từ tiếng Quảng Đông đọc là Hướng Coỏng, có nghĩa là "cảng thơm", lấy từ khu vực ngày nay là Aberdeen nằm trên đảo Hồng Kông, nơi các sản phẩm từ gỗ hương và nhang một thời được buôn bán. Vùng nước hẹp tách đảo Hồng Kông và bán đảo Cửu Long, có bến cảng Victoria là một trong những hải cảng tự nhiên sâu nhất thế giới.
Dù Hồng Kông nổi tiếng là đô thị hoá cao, lãnh thổ này cũng đã có những nỗ lực tăng cường môi trường cây xanh.
Phần lớn lãnh thổ vẫn giữ không phát triển do các khu vực này phần lớn là đồi núi với các sườn dốc. Trong 1104 km2 của lãnh thổ,chỉ ít hơn 25% là phát triển. Phần diện tích đất còn lại chủ yếu là không gian cây xanh với khoảng 40% đất được giành cho vùng thôn dã và các khu bảo tồn thiên nhiên. Phần lớn sự phát triển đô thị của lãnh thổ hiện hữu ở Bán đảo Cửu Long, dọc theo các bờ biển phía Bắc của Đảo Hồng Kông và ở khu định cư rải rác khắp Tân Giới. Khi ngồi xe lửa/ metro từ HungHom đi LoWu sẽ thấy rõ Hongkong còn rất nhiều vùng đồi núi, đất nông nghiệp và khu đô thị mới.
Bờ biển dài và không thẳng của Hồng Kông đã tạo cho lãnh thổ này nhiều
vịnh, sôngbãi biển. Dù lãnh thổ này có mật độ cây xây cao và nằm ven biển, Hồng Kông được xếp vào hàng một trong những nơi ô nhiễm nhất. Khoảng 80% khói của thành phố xuất phát từ các vùng khác của Đồng bằng châu thổ Châu Giang. Một trong những điểm xấu nhất của người Hoa là không coi trọng vệ sinh và môi sinh nhưng xem ra Singapore và Hongkong là khá nhất.
Hồng Kông cách Macau 60 km về phía Đông, về phía đối diện của Đồng bằng châu thổ Châu Giang và giáp với thành phố đặc khu Thâm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông về phía Bắc. Đỉnh cao nhất của lãnh thổ này là Tai Mo Shan, với độ cao 958 m trên mực nước biển. Các vùng đất thấp nằm ở phần Tây Bắc của Tân Giới.
Ranh giới hành chính giữa Victoria City, bán đảo Cửu Long, và Tân Cửu Long đã từng được nêu ra trong luật nhưng hiện không còn giá trị pháp lý và hành chính nữa. Hồng Kông thường được mô tả là nơi phương Đông gặp phương Tây, điều này được phản ánh trong hạ tầng kinh tế, giáo dụcvăn hóa đường phố. Trên một góc phố nào đó, có thể có các tiệm truyền thống Trung Hoa bán dược thảo Trung Hoa, các đồ dùng linh tinh có liên quan đến Phật giáo hoặc bát súp vi cá mập bằng chất dẻo. Nhưng tại góc phố tiếp theo, người ta có thể tìm thấy các rạp hát đang chiếu các các bộ phim ăn khách của Hollywood, một quán rượu theo phong cách Anh, một nhà thờ Công giáo, hoặc một quán thức ăn nhanh McDonald bán Big Mac. Ngôn ngữ chính thức của lãnh thổ này là tiếng Hoa và tiếng Anh; các bảng hiệu bằng hai thứ tiếng này hiện diện khắp nơi ở Hồng Kông. Chính quyền, cảnh sát và phần lớn các nơi làm việc đều sử dụng cả hai thứ tiếng. Sự cai trị của người Anh đã kết thúc một thập kỷ trước nhưng văn hóa phương Tây vẫn thấm sâu vào Hồng Kông và cùng tồn tại liền một mạch với triết lý và phong tục truyền thống phương Đông.
Hồng Kông có một cuộc sống về đêm náo nhiệt ở các quận giải trí —
Lan Kwai Fong, Tsim Sha Tsui, Wan Chai... Những nơi này thường được người địa phương, du khách nước ngoài viếng thăm. Vào một ngày trời quang, mây tạnh thì lên trên Đỉnh Victoria sẽ cho khách tham quan một tầm nhìn ngọan mục về thành phố này. Thành phố này có một khu đi dạo dọc theo bến nước Tsim Sha Tsui, nơi các đôi uyên ương ưa thích. Các hoạt động mua sắm thường diễn ra về đêm, ví dụ cụ thể là ở chợ đêm phố Temple nơi người ta cũng có thể xem Kinh Kịch miễn phí, khu New World Centre, khu Harbor, khu Wanchai... Người Hoa có thói quen ăn khuya và dạo mát dọc bờ sông/ biển hay lang thang trong các khu shopping.
Ẩm thực của thành phố cũng phong phú đa dạng. Ngoài ẩm thực phong phú đa dạng của các vùng miền Trung Quốc ra, đặc biệt là các món hải sản, Hồng Kông cũng có các nhà hàng Nhật, châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc và các nước khác (hầu như không thiếu thứ gì). Các món ăn địa phương phục vụ ở "cha chaan teng" và "dai pai dong" cũng phổ biến như món mì, cháo. Dân Hồng Kông nghiêm túc trong việc ăn uống và nhiều đầu bếp từ khắp nơi đến đây để biểu diễn tài nghệ cho thực khách. Đến HK là phải ăn uống đồ Tàu cho biết có khá hơn LA hay không !
Trong khi Hồng Kông là một trung tâm thương mại toàn cầu, có lẽ sản phẩm xuất khẩu nổi tiếng nhất của thành phố này là ngành giải trí, đặc biệt là thể loại võ thuật, nhiều minh tinh Hollywood xuất thân từ Hồng Kông như:
Lý Tiểu Long, Châu Nhuận Phát, Jackie Chan, Michelle YeohJet Li. Những nhà làm phim Hồng Kông cũng làm nên sự nghiệp ở Hollywood như John Woo, Wong Kar-wai, Tsui Hark và các biên đạo võ thuật đã thiết kế các cảnh giao chiến trong các phim Matrix trilogy, Kill BillNgọa hổ tàng long. Nhiều phim sản xuất tại Hồng Kông cũng nhận được sự công nhận quốc tế như Chungking Express, Infernal Affairs, Shaolin Soccer, Rumble in the BronxIn the Mood for Love. Nhà làm phim nổi tiếng Quentin Tarantino từng cho rằng ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi điện ảnh hành động (action & kung-fu) Hồng Kông. Hồng Kông cũng là trung tâm chính của thế giớ về thể loại nhạc cantopop. Trong lúc lãnh thổ này là nơi có nhiều ngôi sao, văn hóa karaoke cũng là một phần họat động về đêm của Hồng Kông.
Chính quyền Hồng Kông cũng ủng hộ các cơ quan văn hóa như
Bảo tàng Di sản Hồng Kông, Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông, Học viện Nghệ thuật biểu diễn Hồng KôngGiàn nhạc giao hưởng Hồng Kông. Ngoài ra, Cục dịch vụ Văn hóa và Giải trí của chính quyền cũng bao cấp và tài trợ cho việc đưa các diễn viên quốc tế đến biểu diễn tại Hồng Kông.
Đa số dân chúng Hồng Kông, khoảng 6 triêu người, theo Phật giáo kiểu dân gian giống như ở Trung Hoa đại lục. Tổng số dân Hồng Kông ít hơn 7 triệu người, tức là khoảng gần 90% dân chúng theo Phật giáo. Một cộng đồng Thiên Chúa giáo có quy mô đáng kể hiện diện ở đây với khoảng 500.000 dân, chiếm 7% tổng dân số; cộng đồng này gần như chia đều giữa Công giáo và đạo Tin lành. Cũng có khoảng 200.000 tín đồ theo Phật giáoĐạo giáo chính thống. Ngoài các tôn giáo lớn ra, còn có một số tín đồ theo các tôn giáo khác nữa, bao gồm 23.000 tín đồ Mormon, 3.000 Do Thái giáo và một số tín đồ Hồi giáo, Hindu giáo, SikhBahá'í. Ngoài các chức năng tôn giáo, nhiều tổ chức tôn giáo đã thiết lập trường học và cung cấp các tiện ích phúc lợi xã hội.
Tín ngưỡng/ tôn giáo của Hồng Kông có liên hệ với vai trò lúc ban sơ của khu vực này là một làng chài.
Thiên Hậu (hay Mụ Tổ), thần bảo hộ những người đi biển, đã được tôn thờ với nhiều đền thờ khắp Hồng Kông trong 300 năm qua. Hồng Thánh, một vị thần bảo hộ những người đi biển khác, cũng được tôn thờ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, các cư dân Hồng Kông, đặc biệt là những người thuộc thế hế hệ già tuổi hơn, thường viếng các đền chùa Đạo giáo và Phật giáo để cầu xin thần linh ban phước lành, sức khỏe hoặc cầu phát tài. Người ta dâng lễ trái cây hoặc thực phẩm và đốt nhang để cầu khấn.
Với việc chuyển giao Hồng Kông cho Trung Quốc, đã có một số quan ngại đáng kể về quyền
tự do tôn giáo ở Hồng Kông. Cho đến nay, nỗi lo ngại này đã tỏ ra không có căn cứ. Dù Bắc Kinh đã cấm giáo phái Pháp Luân Công năm 1999, những môn đồ của giáo phái này vẫn được tự do hành đạo môn phái này ở Hồng Kông. Tương tự, Nhà thờ Công giáo được tự do bổ nhiệm các linh mục của mình ở Hồng Kông, không giống như ở Trung Hoa đại lục nơi thể chế 'Công giáo' được công nhận là Hội ái quốc Thiên Chúa giáo Trung Quốc - nơi mà các giám mục và các mục sư được Bắc Kinh bổ nhiệm (dù cũng có một bộ phận bất hợp pháp và không chính thức của nhà thờ Công giáo vẫn giữ liên lạc với Tòa thánh Vatican). Một vấn đề lớn trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Vatican là việc Bắc Kinh cứ khăng khăng yêu cầu Vatican chấm dứt quan hệ với Trung Hoa Dân quốc.
Hồng Kông là nơi duy nhất ở Trung Quốc có những người truyền giáo từ
Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giêsu Kitô (Nhà thờ Mormon) có thể tu hành. Nhà thờ này có một đền ở Hồng Kông được Gordon B. Hinckley hiến dâng vào ngày 26-27 tháng 5 năm 1996. Các thành viên của Nhà thờ xem Hinkley, chủ tịch của Nhà thờ này, là một giáo đồ của Chúa.
Kiến trúc:
Do đất đai chật chội, còn ít tòa nhà lịch sử tồn tại ở Hồng Kông. Thay vào đó, thành phố này đã trở thành một trung tâm của kiến trúc hiện đại, đặc biệt là ở trong và xung quanh khu vực Trung tâm (Central) Hongkong với nhiều ngân hàng, khách sạn, office building. Các ngôi nhà chọc trời thương mại dày đặc giữa khu Trung tâm và khu Causeway Bay sắp hàng dọc theo Bến cảng Victoria là một trong những địa điểm thu hút du khách của Hồng Kông và được liệt vào các đường chân trời đẹp nhất thế giới. Sáu (6) (Two International Finance Centre, Central Plaza, The Center, Hong Kong & Shanghai Bank - HSBC Building, Bank of China, Nina Tower I) trong số 25 tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới nằm ở Hồng Kông do các nhà kiến trúc tên tuổi thiết kế, như: Foster & Partners, Cesar Pelli, Terry Farrell, I M Pei... Ở Cửu Long, nơi đã từng là một khu định cư vô chính phủ có tên gọi là Thành trại Cửu Long (Kowloon Walled City), các quy định hạn chế chiều cao các kết cấu đã có hiệu lực cho đến năm 1998 với việc đóng cửa Sân bay Kai Tak gần đó. Với việc dỡ bỏ hạn chế chiều cao, nhiều nhà chọc trời mới ở Kowloon đang được xây dựng, bao gồm tòa nhà International Commerce Centre khi hoàn thành vào năm 2010 sẽ là tòa nhà cao thứ 4 thế giới (484 m/ 1,588 ft).
Một trong những tòa nhà nổi bật ở Hồng Kông là
tháp Trung Ngân (Bank of China Tower) do I. M. Pei thiết kế, tòa nhà hoàn thành năm 1990 và hiện là tòa nhà chọc trời cao thứ ba Hồng Kông. Tòa nhà này đã thu hút tranh cãi nãy lửa khi bắt đầu dự án vì các cạnh sắc nhọn của nó bị người ta cho là đẩy năng lượng phong thủy âm vào trung tâm Hồng Kông. Trước tòa nhà này, một cấu trúc nổi tiếng khác là Tòa nhà Trụ sở của HSBC, hoàn thành năm 1985. Nó được xây trên địa điểm của tòa nhà chọc trời đầu tiên của Hồng Kông được hoàn thành năm 1935 và đã trở thành chủ đề của một đấu tranh bảo tồn di sản khốc liệt cuối thập niên 1970. Cả hai tòa nhà của ngân hàng được in trên nhiều tờ giấy bạc Hồng Kông.
Tòa nhà cao nhất ở Hồng Kông là
International Finance Centre 2. Một trong những dự án xây dựng lớn nhất ở Hồng Kông và của thế giới là Sân bay Quốc tế Hồng Kông mới ở Chek Lap Kok gần Lantau, một dự án lấn biển khổng lồ được kết nối với trung tâm Hồng Kông bằng Lantau Link nổi bật bằng ba cây cầu lớn mới là: Thanh Mã, cây cầu treo lớn thứ 6 thế giới; Cấp Thủy Môn, cây cầu dây văng (cable-stayed suspension bridge) dài nhất thế giới dành cho cả giao thông đường bộ và đường sắt; và Đinh Cửu, cây cầu dây văng bốn nhịp đầu tiên của thế giới.
Đặc biệt đáng chú ý về cảnh chân trời và phố xá Hồng Kông là sự có mặt khắp nơi của các bất động sản nhà ở công (housing), bắt đầu như là một chương trình tái định cư cho những người chiếm đất thập niên 1950 và ngày nay đã cung cấp nhà ở cho gần một nửa dân số. Các khu bất động sản này đã được nâng cấp từ các khu căn hộ không có thang máy 7 tầng với nhà vệ sinh công cộng và các tiện nghi tối thiểu, phân phối 24 m2 cho mỗi người lớn, nếu cho trẻ con thì được 12 m2/người thành các tòa nhà cao tầng chất lượng cao. Chương trình cho thuê công cộng này đã được bổ sung vào Kế hoạch Sở hữu Nhà do chính phủ trợ cấp. Tuy nhiên, "tiền nào, của đó" nên chất lượng các công trình này vẫn bị than phiền, lên án khá nhiều; nhất là khu housing ngay bên cạnh khu nhà giàu bên đảo Hongkong.
Giao thông:
Hồng Kông có một mạng lưới giao thông tinh vi và phát triển cao, bao gồm cả mạng lưới giao thông công cộng lẫn tư nhân; đáng khen nhất là hệ thống metro/ subway rất tiện lợi, sạch đẹp và thông dụng. Hệ thống thống thanh toán bằng "thẻ thông minh" Octopus card có thể được sử dụng để trả cước phí đi lại cho hầu như tất cả các tuyến đường sắt, xe buýt và phà ở Hồng Kông. Thẻ Octopus sử dụng công nghệ RFID (Nhận dạng bằng tần số radio) cho phép người sử dụng có thể quét thẻ mà không cần lấy nó ra khỏi ví hoặc túi xách. Tất cả những bãi đậu xe có đồng hồ đếm giờ ở Hồng Kông chỉ chấp nhận thanh toán bằng thẻ Octopus và việc thanh toán bằng thẻ Octupus có thể thực hiện ở nhiều bãi đỗ xe. Du lịch Hongkong với thẻ Octopus là tiện lợi nhất nhưng nếu đi ngắn ngày thì chỉ nên mua vé thường.
Địa hình Hồng Kông chủ yếu là đồi và dốc và một số phương pháp giao thông không thông thường đã được sáng chế để dễ dàng di chuyển lên xuống trên các sườn dốc. Ví dụ, tàu điện
Peak Tram nối giữa khu Trung tâm và Đỉnh Victoria từ năm 1888 bằng cách men theo sườn núi. Ở Trung Tây khu, có một hệ thống thang cuốn lớn và các vỉa hè di động, bao gồm hệ thống thang cuốn có mái che ngoài trời dài nhất thế giới, đó là Thang cuốn Mid-levels.
Hồng Kông có nhiều phương thức vận tải đường sắt công cộng. Hai hệ thống
tàu điện ngầm cho thành phố là MTR (Mass Transit Railway) và KCR có chức năng kết nối giữa Hồng Kông và Trung Hoa đại lục (KCR cũng vận hành một hệ thống đường sắt nhẹ ở Tây Bắc Tân Giới). Hệ thống MTR do công ty MTR Corporation Limited vận hành còn Kowloon-Canton Railway Corporation thì vận hành KCR. Hệ thống xe điện hoạt động ở các khu vực phía Bắc Hồng Kông và là hệ thống xe điện duy nhất trên thế giới chỉ chạy loại xe buýt hai tầng.
Năm công ty riêng rẽ (
KMB, Citybus, NWFB, Long WinNLB) cung cấp dịch vụ xe buýt công cộng nhượng quyền ở Hồng Kông. Xe buýt hai tầng được du nhập vào Hồng Kông năm 1949. Hiện loại xe hai tầng này được sử dụng riêng biệt ở Hồng Kông, Singapore, DublinVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Tuy nhiên, xe buýt hai tầng vẫn được sử dụng cho các tuyến có nhu cầu thấp hoặc các tuyến đường có năng lực vận tải thấp. Xe buýt một tầng được sử dụng chủ yếu ở Đảo Lạn Đầu và phục vụ đêm. Phần lớn các tuyến xe buýt nhượng quyền bình thường ở Hồng Kông hoạt động đến tận 1h đêm. Xe buýt nhẹ công cộng chạy suốt chiều dài và chiều rộng của Hồng Kông, qua những khu vực nơi các tuyến xe buýt tiêu chuẩn không thể đến hoặc không thể chạy thường xuyên, nhanh chóng hoặc trực tiếp. Xe taxi cũng được sử dụng rộng rãi khắp Hồng Kông. 99% xe taxi của Hồng Kông chạy bằng khí hỏa lỏng, phần còn lại chạy bằng dầu diesel.
Phần lớn dịch vụ vận tải bằng phà do các công ty vận tải phà có giấy phép, phục vụ các đảo ngoài khơi, các khu phố mới trong Bến cảng Victoria, Macau và các thành phố ở Trung Hoa đại lục. Loại phà xưa nhất, Star Ferry huyền thoại hoạt động trong bốn tuyến giữa Kowloon và Đảo Hồng Kông và đã cung cấp dịch vụ vận chuyển có hiệu quả về chi phí trong suốt một thế kỷ. Star Ferry phổ thông đối với những du khách ưu thích ngắm nhìn toàn cảnh bến cảng và đường chân trời, nhiều người dân Hồng Kông xem Star Ferry à một trong những biểu tượng văn hóa nổi bật nhất của thành phố. Ngoài ra, các phà 78 "kai-to" được cấp phép phục vụ cho các khu định cư ven biển xa xôi.
Hồng Kông có một sân bay quốc tế còn hoạt động có tên gọi Sân bay Quốc tế Hồng Kông tọa lạc tại Chek Lap Kok. Năm 1998, sân bay này đã thay thế sân bay quốc tế trước đây của Hồng Kông là Sân bay Kai Tak nằm ở Thành phố Cửu Long, một sân bay đã được đóng cửa vào thời điểm thay thế. Sau một thời gian chậm trễ trong các hệ thống vận chuyển hàng hóa trong những tháng đầu, sân bay này hiện đang đóng vai trò là trung tâm vận chuyển cho khu vực Đông Nam Á và là trung tâm hoạt động chính của các hãng hàng không Cathay Pacific Airways, Dragonair, Air Hong Kong, Oasis Hong Kong Airlines, Hong Kong AirlinesHong Kong Express. Ngoài ra, Skytrax đã bầu chọn Sân bay quốc tế Hồng Kông là sân bay tốt nhất thế giới và hãng hàng không Cathay Pacific Airways đã được bầu chọn là hãng hàng không tốt nhất thế giới từ năm 2001 đến năm 2005. Sân bay Quốc tế Hồng Kông đã phục vụ hơn 36 triệu hành khách trong năm 2004 và 40 triệu khách trong năm 2005.
Các phương tiện đi vào sân bay có '
Airport Express', 'CityFlyers' và 'Airbuses'. Các dịch vụ vận tải này kết nối sân bay với phần còn lại của Hồng Kông. Thời gian khách đi bằng Airport Express đến Trung tâm thành phố ở Đảo Hồng Kông chỉ mất 23 phút. Việc mở cửa gần đây của Nhà ga Sunny Bay của MTR cho phép người ta đến Khu Giải trí Disneyland Hồng Kông dễ dàng hơn.
Trong khi lưu thông ở
Trung Hoa đại lục lái xe bên phải, Hồng Kông vẫn duy trì luật lệ giao thông riêng của mình với việc lưu thông lái xe bên trái (theo Anh). Có khoảng 517.000 xe cơ giới được đăng ký ở Hồng Kông, 64% số đó là xe hơi tư nhân. Là một đô thị xa hoa ở châu Á, Hồng Kông nổi tiếng thế giới là nơi có số lượng xe hơi Rolls-Royce đầu người cao nhất thế giới. Lưu ý rằng mã đường quốc lộ Hồng Kông sử dụng một hệ thống báo hiệu như Anh quốc trong khi hệ thống báo hiệu của Trung Quốc thì khác hẳn.Dân số Hồng Kông tăng nhanh chóng trong thập niên 1990, đạt 6,99 triệu vào năm 2006. Khoảng 95% dân Hồng Kông là gốc Trung Hoa, đa số dân của Hồng Kông là Quảng Đông hoặc từ các nhóm dân tộc như Người Khách giaTriều Châu. tiếng Quảng Đông, một ngôn ngữ Trung Quốc được sử dụng phổ biến ở phía Nam Trung Quốc là phương ngữ chính thức của Hồng Kông. Tiếng Anh cũng là một ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi hơn. Kể từ năm 1997, các nhóm dân nhập cư mới từ Trung Hoa Đại Lục đã đến đây. Việc sử dụng tiếng Quan Thoại, ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc cũng đang tăng lên. Việc hội nhập vào nền kinh tế Đại lục đã dẫn đến nhu cầu gia tăng số người nói tiếng Phổ thông Trung Quốc.
Phần còn lại 5% dân số bao gồm các dân tộc không phải là người Hoa là một nhóm dân cư có thể thấy rất rõ dù số lượng của nhỏ. Một cộng đồng
Nam Á bao gồm người Ấn Độ, Nepal. Dân tị nạn người Việt đã trở thành các cư dân thường trú của Hồng Kông. Khoảng 140.000 người Philippines làm việc ở Hồng Kông với những công việc như những người giúp việc nhà(oshin). Một số công nhân cũng đến từ Indonesia. Có một số người châu Âu, người Mỹ, người Úc, người Canada, người Nhật, và người Triều Tiên làm việc trong các lĩnh vực tài chính và thương mại.
Nếu được xem là một xứ phụ thuộc, Hồng Kông là một trong
quốc gia/lãnh thổ phụ thuộc có mật độ dân dày đặc nhất, với mật độ chung hơn 6200 người trên km². Hồng Kông có tỷ lệ sinh 0,95 trẻ trên một người phụ nữ, một trong những nơi thấp nhất thế giới và thấp xa so với tỷ lệ 2,1 trẻ em trên một phụ nữ cần để duy trì mức dân số hiện hữu. Tuy nhiên, dân số của Hồng Kông tiếp tục tăng do làn sóng dân di cư từ Trung Hoa Đại Lục khoảng 45.000 người mỗi năm. Tuổi thọ trung bình của dân Hồng Kông là 81,6 năm năm 2006, cao thứ 5 thế giới. Dân số Hồng Kông tập trung cao độ vào một khu vực trung tâm bao gồm Cửu Long, Hồng Kông Cửu Long và phía Bắc Đảo Hồng Kông. Phần còn lại dân cư thưa thớt với hàng triệu dân rải rác không đều khắp Tân Giới, phía Nam Đảo Hồng Kông và Đảo Lantau. Một số lượng đang tăng công dân đang sống ở Thâm Quyến và đi lại bằng xe hàng ngày từ Trung Hoa Đại Lục.
Giáo dục:
Là một thuộc địa Anh, hệ thống giáo dục của Hồng Kông gần như theo hệ thống giáo dục của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, và đặc biệt là hệ thống giáo dục Anh. Tại các cấp giáo dục chuyên nghiệp bậc đại học, cả hai hệ thống giáo dục Anh và Mỹ đầu tồn tại. Đại học Hồng Kông (HKU), là trường đại học cổ nhất ở lãnh thổ này, đã có truyền thống dựa trên kiểu mẫu của Anh nhưng đã áp dụng nhiều yếu tố của Mỹ trong những năm gần đây. Xếp thứ hai sau HKU về thời gian thành lập là Đại học Trung Hoa Hồng Kông (CUHK) theo mô hình Mỹ với một hệ thống viện đặc trưng của Anh. Đại học Khoa học Công nghệ Hồng Kông (HKUST) được thành lập theo mô hình giáo dục bậc đại học của Mỹ. Có 9 trường đại học công lập ở Hồng Kông và một số các cơ sở giáo dục bậc đại học tư thục. Đại học Lĩnh Nam ở Đồn Môn là một ví dụ tốt, đây là trường đại học duy nhất ở Hồng Kông có đào tạo kiểu giáo dục cơ bản (liberal arts education). Các trường công của Hồng Kông do Phòng Giáo dục và Nhân lực của Đặc khu Hành chính Hồng Kông quản lý. Hệ thống giáo dục của Hồng Kông có đặc điểm: 3 năm mẫu giáo không bắt buộc, tiếp theo là 6 năm phổ thông cơ sở và 3 năm phổ thông trung học bắt buộc và 2 năm phổ thông cao cấp (senior secondary education) không bắt buộc để được cấp bằng bằng trung học Hồng Kông (Hong Kong Certificate of Education Examination) và một khoá 2 năm học chương trình cao đẳng đại học để nhận bằng giáo dục cao cấp Hồng Kông (Hong Kong Advanced Level Examination). Một hệ thống giáo dục trung học cao cấp cải cách kiểu “3+3+4”, trong đó có ba năm trung học thông thường, ba năm trung học cao cấp và bốn năm cao đẳng, đại học sẽ được áp dụng từ năm 2009 trở đi. Ngoài ra cũng có các cơ sở giáo dục bậc đại học đào tạo và cấp bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ, chứng chỉ đại học đại cương (associate degree), cũng như các bằng cấp bậc đại học khác. Phần lớn các trường phổ thông hỗn hợp ở Hồng Kông thuộc trong ba dạng sau: trường công (ít), trường được bao cấp và trường tư. Các trường được bao cấp cho đến nay là loại phổ biến nhất, bao gồm trợ giúp của chính quyền và trường trợ cấp (grant schools) được quản lý bởi các tổ chức từ thiện thường có liên quan tới các tổ chức tôn giáo (chủ yếu là Thiên Chúa giáo, Công giáo nhưng cũng có một số thuộc về các tổ chức Phật giáo, Đạo giáo, Hồi giáo. Còn các trường tư thường được quản lý bởi các tổ chức Thiên Chúa giáo có kỳ thi đầu vào dựa vào kết quả học tập hơn là khả năng tài chính. Ngoài hệ thống này là các trường dưới dạng Direct Subsidy Scheme (chương trình trực tiếp tài trợ) và các trường quốc tế tư thục. Mùa thu Hồng Kông không có rừng phong lá đỏ nhưng vào mùa thu thành phố Hồng Kông có nhiều lễ hội trong đó có Tết Trung Thu rất tưng bừng nhộn nhịp chỉ kém Tết Nguyên Đán mà thôi. Tết Trung Thu là ngày rằm tháng 8 âm lịch, người dân Hồng Kông có tập tục cúng trăng, đốt đèn lồng, ăn bánh nướng, uống trà sen và ngắm trăng tròn mà người ta cho là đẹp và sáng nhất trong năm. Người dân Hồng Kông ăn Tết Trung Thu, Noel & New Year Eve rất lớn và vui, trang hoàng rất đẹp và náo nhiệt. Thức ăn ở HK là ngon nhất, không nơi nào có đồ Tàu ngon hơn.
Hồng Kông có nhiều nơi chốn vui chơi, giải trí rất hấp dẫn chờ đợi du khách đến để khám phá một thành phố tuyệt hảo. Ngoài dịp Trung Thu, Hồng Kông còn trở nên tưng bừng hơn vào lễ hội Mùa Xuân hay ngày Tết Nguyên Đán với đường phố có những cuộc diễn hành, múa lân và đốt pháo đỏ. Nên nhớ trong dịp này các cửa hàng thương mại, quán ăn đều đóng cửa, để lại một thành phố vắng vẻ. Ngày Giáng Sinh và Tết Dương Lịch toàn thành phố đốt đèn chào mừng mùa Giáng Sinh. Hồng Kông ngày nay cũng có công viên Disneyland. Nếu không thích không khí nhộn nhịp du khách có thể du ngoạn dã ngoại miền ngoại ô, leo núi dưới bóng tàng cây nhiệt đới hay nằm dài trên bãi biển cát trắng và nước xanh ấm áp.
Những nơi hấp dẫn nhất, du khách có thể thăm viếng mỗi khi tới Hồng Kông:
1. Victoria Park (128 Peak Road – Phone: 852-2807-6543). Đa số du khách đến Hồng Kông đều làm một cuộc hành trình lên núi để thưởng thức khung cảnh toàn thành phố nằm phía dưới với những cao ốc chọc trời, eo biển Victoria và bên kia là khu Tsim Sha Tsui. Xe cáp điện (Peak Tram) có từ năm 1888 là phương tiện du khách thường dùng để lên đỉnh Victoria (nằm ngay giữa Hongkong), dốc cao mà đi chỉ có 8 phút. Giờ xe hoạt động từ 7 AM đến 12 PM. Nhớ mang theo máy ảnh để chụp cảnh từ tháp Peak Tower và Peak Galleria. Buổi sáng nên đi ra Deep Water Bay chơi.
2. Ocean Park (Ocean Park Road, Aberdeen – Phone: 852-2552-0291) Giờ mở cửa: 10 AM – 6 PM mỗi ngày trong suốt năm.Mùa hè, mọi người rất thích công viên nước này với những trò chơi như Dragon Roller Coaster, Ferris Wheel...Nếu đem theo trẻ em thì nên đến Marine Park để xem hồ nuôi cá mập (Shark Aquarium) nhưng hấp dẫn nhất nơi đây là hai con gấu trúc (Panda) rất dễ thương.
3. Hong Kong Zoological và Botanical Gardens (Albany Road – Phone: 852-2530-0154). Giờ mở cửa: 6 AM – 10 PM (6 AM – 7 PM cho sở thú). Đây là sở thú và vườn bách thảo, một nơi thích hợp đem cả gia đình đến thưởng ngoạn. Công viên chia làm hai phần: sở thú và vườn bách thảo với những thảo mộc, hoa cỏ nhiệt đới.
4. Big Buddha (Ngong Ping Plateau (Lantau Island) – Phone: 852-2807-6543) - Giờ mở cửa: 10 AM – 6 PM mỗi ngày quanh năm.Nơi đây có tượng Phật rất lớn đúc toàn bằng kim loại như sườn bên trong bằng thép và thân Phật bằng đồng. Trên 1 tấn vàng dùng để trang trí tượng.
5. Shek O (Shek O Road – Phone: 852-2807-6543). Đến đây du khách sẽ viếng thăm một vùng tập trung những biệt thự giàu có nhất của Hổng Kông. Một số đông các nhà tỷ phú đều cư ngụ trong khu này ngoài ra còn có những nhà hàng và các quán cà phê sang trọng lịch sự tọa lạc trong làng này.
6. Lan Kwai Fong (Trung tâm Hồng Kông – Phone: 852- 2807- 6543). Nếu du khách viếng Hồng Kông trong mùa lễ như Giáng Sinh hay Tết Dương Lịch hoặc ngày Halloween sẽ thấy nhiều người hóa trang và diễn hành trên đường phố. Nhiều người nổi tiếng như ca sĩ hay tài tử màn bạc thường xuất hiện trong những dịp này.
7. Wanchai (Fenwick Street và Lockhart Road – Phone: 852-2807-6593). Đây là khu tài chánh, mua sắm, ăn uống, giải trí với những cao ốc chọc trời. Những quán bar, phòng trà ca nhạc, vũ trường, karaoke đều có mặt nơi đây trong những con đường hẹp, rợp bóng mát của cây xanh và cao ốc, tấp nập người đi lại.
Hồng Kông là một thành phố quốc tế nơi đó văn hóa Đông Tây gặp nhau một cách hài hòa. Những cao ốc chọc trời ( Two International Finance Centre hiện là cao nhất), tối tân nằm bên cạnh những ngôi chùa cổ kính. Phố xá nhộn nhịp xe hơi, xe buýt nhưng cách đó không xa là một làng chài lưới êm đềm với những con thuyền gỗ neo trên bến đậu. Dân chúng nói với nhau bằng tiếng Quảng Đông nhưng họ cũng có thể trả lời những câu hỏi của du khách bằng Anh ngữ.

8. Yau Tsim Mong là 1 trong 18 khu(district) của Kowloon, gồm 3 khu: Yau Ma Tei, Tsim Sha Tsui and Mong Kok hợp lại, có khu Nathan Road, Western Harbour Crossing, Salisbury Road va Hong Kong Polytechnic University.
a. Tsim Sha Tsui (TST hay Heung Po Tau):là một khu thương mại sầm uất (trung tâm là khu shopping New World Center) & du lịch nhộn nhịp nhất của Kowloon trong khoảnh đất mũi (cap) ở vịnh Hung Hom Bay nhìn ra cảng Victoria Harbour, phía bắc là Austin Road và phía đông là Hong Chong Road. Ði phà Star Ferry (2 tầng) khoảng 20 phút, đi metro hay lấy xe buýt từ bến tàu Central hay khu Wanchai/ Hongkong qua Cửu Long (có 3 đường hầm), đừng đi taxi.b. Yau Ma Tei: có khu Temple Street, nổi tiếng với chùa bà Thiên Hậu xây vào năm 1876 trong khu chợ đêm Public Square Street (hay Yung Shue Tau).c. Mong Kok: là khu thương mại ăn uống, mua sắm nhộn nhịp.9. Khu chợ Stanley: một khu thương mại sầm uất & du lịch nhộn nhịp nhất của Hongkong.
10. Chu Liu Shan là nơi mà dân Hongkong thích ăn xoài với nhiều món chế biến từ xoài (kem, pudding,...) thường ghé đến nhưng so với Việt Nam thì mắc lắm.
11. Disneyland HK cũng giống như Anaheim gần nhà tôi, thu hút khá đông người Hoa từ Hongkong, TQ và các nước ĐNÁ(Singapore, Malaysia,...) chứ du khách từ Mỹ như tôi thì ...no way!
12. Causeway Bay
(khu shopping chính của Hongkong). Ða số là đi chơi, ngắm cảnh hay "ông đi qua, bà đi lại", hay đợi "khuyến mãi" để nhận quà free chứ ít ai mua sắm vì rất mắc. Thỉnh thoảng gặp 1 nhóm thanh niên đánh nhau y như phim HK. Nên ngồi tàu đi chơi dọc theo vịnh để nhìn ngắm phố xá 2 bên bờ, khu nhà hàng nổi.
Tại Hong Kong, với hàng triệu du khách Trung Quốc thì IFC Mall và Langham Place Mall là "kho tàng Ali Baba" không thể bỏ qua. IFC Mall - nằm trong toà tháp International Finance Center cao nhất Hong Kong, có diện tích bán hàng 75.000 m2, sát cảng Victoria nên lực hút rất lớn. Trong Mall này có cửa hàng của 200 thương hiệu thời trang, từ Armani qua Burberry, Boss, Calvin Klein, Escada đến Versace… Còn Langham Place Mall, cao 15 tầng là cả một không gian trưng bày sản phẩm của hơn 300 thương hiệu lừng danh thế giới.
Kết luận:
Tuy Hongkong đã được trả về cho Trung Cộng và kinh tế cũng có phần "khựng" lại một thời gian nhưng hôm nay đã phần nào lấy lại được vị thế của nó trước khi bàn giao từ Anh qua TQ. Rât nhiều công ty tư bản vẫn xem HK là "đầu cầu" quan trọng ở Đông Á như Singapore. 95% dân Hongkong là người, trong 5% còn lại thì người Phi là đông nhất(làm đủ công việc, nhất là giúp việc nhà). Dân nhà giàu, những nhân vật nổi tiếng và các tài tử Hongkong thích ở khu sườn núi Victoria Peak nhìn ra vịnh Deep Water Bay. Gần đó là bãi biển Repulse Bay mà dân Hongkong rất thích ra đây chơi vào dịp lễ hay cuối tuần nên nơi này còn được dân Hongkong gọi là bãi “Excuse Me bay” vì cứ phải nói “xin lỗi” khi phải len lách mà người Hoa thường chen lấn ở những nơi đông đúc, tấp nập. Bãi biển Repulse Bay có công viên rất sạch đẹp với 2 tượng bà Thiên Hậu và Long Vương rất lớn cùng nhiều tượng nhỏ khác quanh một khu shopping khá sầm uất. Một điểm đặc biệt của Hongkong là nhiều khu nhà vệ sinh công cộng (public restroom) rất sạch đẹp nhưng vẫn xài loại bàn cầu ngồi chồm hỗm như miền Nam VN trước kia và thay vì xài giấy vệ sinh thì họ vẫn xài nước rửa. Hongkong là 1 cảng lớn bậc nhất Á Châu, không thua Singapore với nhiều công ty container (logistics) và các dịch vụ xuất nhập cảng tầm cỡ với mức thuế “ưu đ ãi” nên thu hút khá nhiều nước ngoài. Có thể nói người Hoa ở Hongkong là phóng khoáng, cởi mở, lịch sự, văn minh và “Âu Mỹ” hoá nhất so với người Hoa ở các nước khác, kể cả đại lục nhưng so với người Hoa ở Singapore thì đa số người Hoa ở Hongkong vẫn kém tiếng Anh và chưa sạch sẽ, vệ sinh, kỷ luật bằng Singapore. Dân Hongkong trẻ rất năng động, thích hội nhập qua lối sống “Âu Mỹ” hoá nhưng người già thì vẫn mang đầy đủ những đặc tính truyền thống bảo thủ của dân tộc Trung Hoa. Dân Hongkong cũng giống như hầu hết người Hoa khác ở điểm thích và giỏi buôn bán, nhất là kinh doanh dịch vụ. Dân Hongkong rất mê ăn chơi, ăn diện, shopping, tin phong thuỷ và thích cờ bạc. Dân Hongkong cũng rất mê chơi chứng khoán nên tháng nào cũng có hàng ngàn người nộp đơn ra Toà để xin khai …phá sản. Hongkong có 6 trường đại học công lập, trong đó đại học bách khoa là nổi tiếng nhất. (2007)

Vài hình ảnh Macau













































Hongkong




















 Beautiful photos of Hong Kong

 Beautiful photos of Hong Kong

 Beautiful photos of Hong Kong

 Beautiful photos of Hong Kong

 Beautiful photos of Hong Kong

 Beautiful photos of Hong Kong

 Beautiful photos of Hong Kong

 Beautiful photos of Hong Kong

 Beautiful photos of Hong Kong

No comments:

Post a Comment