Monday, July 27, 2009

Du lịch Canada

Tiếp tuc chuyến đi từ Orange County, Nam California lên Seattle, Washington, chúng tôi đi tiếp qua Canada. Sau khi thăm cánh đồng uất kim hương (Tulip field) ở Skagit Valley gần Burlington, Washington, chúng tôi theo xa lộ 20 ra bến phà (ferry) để qua đảo Victoria, Canada và đến thăm vườn hoa Butchart nổi tiếng trước khi thực hiện chuyến du hành suốt từ Tây sang Đông của Canada.
1. British Columbia:
Phà ghé qua đảo Lopez, đảo Shaw và đảo San Juan đón thêm khách rồi mới đến cảng Sidney của đảo Victoria t
huộc tỉnh British Columbia. Hải quan và biên phòng Canada kiểm soát khá nghiêm ngặt so với trước ngày 11-9 và hình như không mấy thiện cảm với dân Mỹ gốc Á châu; thậm chí rất ư bất lịch sự và thiếu nhã nhặn với phụ nữ nên nhiều người trong đoàn chúng tôi đã muốn hủy bỏ hành trình du lịch Canada lần này và có lẽ nhiều người trong chúng tôi cũng không còn muốn trở lại đất nước này lần nữa cho dù hầu hết đều đã viếng thăm Vancouver hay Toronto ít nhất 2 lần trước khi có biến cố "11-9" ! Đón tiếp du khách kiểu này, e rằng Canada đã làm mất đi rất nhiều thiện cảm mà du khách đã dành cho Canada bấy lâu nay.
a. Victoria:
Từ Cảng Sidney, chúng tôi theo Pacific Bay Highway đến thẳng Butchart garden ở địa chỉ: 800 Benvenuto Avenue Brentwood Bay, BC V8M 1J8. Với diện tích 22ha trên vùng đất có tên gọi "Greater Victoria" của đảo Vancouver, đây là một trong những vườn hoa đẹp, lớn và nổi tiếng bậc nhất Canada nhưng so với vườn hoa Huntington Library ở San Marino, Nam California của chúng tôi thì coi bộ nhỏ hơn, giá vé vào cửa cũng mắc hơn mà cũng không phong phú gì hơn. Do Jennie Butchart tạo dựng vào năm 1904, vườn hoa này ban đầu có tên là Benvenuto (theo tiếng Ý có nghĩa là "chào mừng"). Cho dù hôm nay đã là một công viên "di tích lịch sử" của Canada nhưng vẫn được giữ gìn, bảo tồn bởi chính những người trong dòng họ Butchart nên trong hơn 100 năm qua, từ Sunken Garden, vườn Nhật Bản (Japanese Garden), vườn Địa Trung Hải (Mediterranian Garden), vườn Hồng (Rose garden), vườn Ý (Italian Garden) cho đến các ao hồ, fountains..., những vườn hoa này vẫn giữ được những nét "truyền thống" y hệt thuở ban đầu. Từ những bảng tên của hoa và cây trồng mà Jennie Butchart đã làm trước đây cho đến cách trồng trọt, xếp đặt theo từng mùa, từng tháng mà bà ấy đã làm để tạo ra vẻ đẹp độc đáo cho mọi người thưởng lãm. Chúng tôi cũng học được thêm những kinh nghiệm, hiểu biết về ngành cây kiểng (horticulture) và sự công phu tỉ mỉ của nghệ thuật chăm sóc cây trồng này. Tuy nhiên, công bằng mà nói, bộ sưu tập cây trồng ở đây vẫn thua xa vườn hoa Huntington Library ở San Marino, Nam California nhưng phải công nhận nó được chăm sóc đàng hòang, chu đáo, sạch sẽ.
Rời Butchart garden, chúng tôi ghé qua Victoria Butterly gardens để xem những bộ sưu tập quý hiếm về các loại bướm (tương tự hội sưu tầm bướm ở Fullerton và Orange county gần nhà tôi) trước khi lái xe ra khu thị chính thành phố Victoria. Canada có cái hay là thành phố nào cũng trồng hoa rất đẹp và thường có sông hồ hay bờ biển nên trông rất mát mẻ, trữ tình. Tr
ước tòa thị chính là những bến cảng Victoria harbour, Inner harbour và Upper harbour với vịnh Victoria và xung quanh là những lâu đài, công viên rất đẹp. Đường phố trồng cây cao bóng mát, với nhiều loại hoa khác nhau làm cho thành phố trông rất vui mắt. Chúng tôi ghé qua căn cứ hải quân hoàng gia Anh và Canada cũ ở Fort Rodd Hill - một di tích lịch sử nổi tiếng từ năm 1878 nhưng đã đóng cửa từ 1956 ngay bến cảng Esquimalt, với ngọn hải đăng Fisgard đã chứng kiến bao trận chiến oai hùng trong việc bảo vệ bờ cõi Victoria. Bên kia vịnh là viện bảo tàng và bến phà đi về Port Angeles và Seattle. Victoria còn có một trường đại học riêng rất nổi tiếng và được nằm trong 3 trường đại học danh tiếng nhất Canada, nhìn ra Oak Bay rất đẹp. Lái xe dọc theo bờ biển cũng rất mát mẻ, đẹp đẽ rồi ngược về hướng Bắc theo đường 17 về vịnh Swartz, chúng tôi lại xuống phà đi qua Vancouver.
Vượt qua eo biển Georgia, trước khi tới mũi (Point) Roberts cũng là biên giới Mỹ - Canada, chúng tôi có dịp thấy được nhiều đảo (Pender, Prevost, Mayne, Galiano) tron
g hòang hôn.
b. Vancouver:
Sau thủ tục hải quan ở bến phà Tsawwassen, chúng tôi lái tiếp theo xa lộ 17 rồi bắc qua xa lộ 99 về nhà một người bạn ở Richmond để tắm rửa rồi mới vô downtown Vancouver để ăn tối. Dù đã đến Chinatown ở Vancouver nhiều lần nhưng tôi vẫn thích ăn đồ Tàu và trái cây Việt Nam ở đây nên lần nào đến Vancouver, nhất định cũng kiếm thịt quay và trái cây. Rất nhiều người Việt sống và buôn bán ở đây, y hệt như Toronto vậy. Người Hoa dạo này sống ở Canada khá nhiều, coi bộ rất nhiều người Hoa di dân
đến đây thuộc thành pâần trí thức hay giàu có, không còn tập trung ở khu Chinatown nữa mà sống rải rác ở những khu sang trọng hơn. Đ cả ngày cũng mệt rồi nên chẳng ai tha thiết dạo phố về đêm nữa mà chỉ muốn về ngủ để lấy sức đi chơi ngày mai.
Sáng sớm hôm sau, chúng tôi đ
ược "gia chủ" dẫn đi ăn phở rồi đưa đi thăm Chinatown mua sắm trái cây. Phố xá người Hoa ở đâu cũng ồn ào, tấp nập và cái hay là đi đâu, họ cũng mang theo "truyền thống văn hóa" của họ, cả cái tốt lẫn cái xấu và họ luôn tự hào về nét riêng biệt độc đáo của họ. Sau đó, chúng tôi ghé vào khu vườn hoa Tôn Dật Tiên thể hiện rõ nét văn hóa và kiến trúc cảnh quan của người Hoa(Chinese landscape); nhất là về phong thủy và ảnh hưởng của Lão giáo được trình bày rất hài hòa, khéo léo, tỉ mỉ, độc đáo tương tự như các hoa viên ở Hàng Châu, Tô Châu mà tôi đã ghé qua. Đây là trung tâm văn hóa do hội hoa viên Tôn Dật Tiên (thành lập năm 1981) xây dựng xong vào 24/4/1986 với sự trợ giúp tài chánh của chính phủ Canada nhằm giới thiệu văn hóa Trung Hoa và tạo sự thông cảm giữa 2 nền văn hóa Đông - Tây. Thay vì dùng đinh ốc, thợ mộc của họ vẫn dùng "mộng" ráp nối đúng theo "truyền thống" và với sự hợp tác giữa các kiến trúc sư, chuyên viên cảnh quan và thảo mộc cùng với các nghệ nhân và "thân hào, nhân sĩ", họ đã thành công khi tạo được sự hài hòa, cân bằng "âm dương" giữa bố cục của kiến trúc và cảnh quan (cây cảnh + nước + đá từ hồ Tây ở Tô Châu).
Sau đó, chúng tôi đi dọc theo bờ biển trên đường Commissioner Street ra Vancouver Convention centre và khu Canada Place - Cruise Ship Terminal, từ Coal Harbour theo highway 99 xuyên qua Stanley Park rồi vòng qua English Bay Beach tấp nập người tắm biển(không biết có lạnh lắm không mà sao phụ nữ, con nít vẫn tắm tỉnh bơ ?), trông rất vui mắt, kế bên là công viên rất đẹp và xanh mát, đông người đi bộ hay đạp xe qua lại. Lái xe vòng quanh bờ biển để ngắm những ngôi nhà sang trọng với hoa và cây cảnh cũng rất thích thú. Coi bộ dân Canada tà tà, nhàn du hơn dân Mỹ nhưng nói chuyện với họ mới thấy dân Canada coi bộ cũng không thích Bush và chính quyền Hoa Kỳ.

Tới hòn đảo Granville, chúng tôi được tập nói tiếng Pháp trở lại sau gần 30 năm không có dịp nói tiếng Pháp với dân Tây nên ai cũng tha hồ líu lo với một kiến trúc sư Canada gốc Pháp có vợ Việt. Granville thật sự rất đáng đến viếng thăm vì đây là nơi quy hoạch rất thành công, ngăn nắp tử tế mà ai làm công việc quy hoạch cũng nên đến học tập kinh nghiệm. Trên đường về downtown, chúng tôi có dịp lái ngang qua Stanley Park là một công viên rộng lớn (400 hectares/ 1,000 acres) với nhiều cây cao, vườn hoa đẹp và thú hoang dại. Chúng ta có thể lái xe đi vòng quanh giống như công viên Golden Gate ở San Francisco, từ Prospect Point qua Ferguson Point xuống Stanley Point, dọc theo Lost Lagoon đến Deadman Island và Brocklon Point, theo Sidewall Promenade qua Pipeline Road trước khi đến Rose Garden. Chiều hôm đó, chúng tôi lái lên núi Grouse để được ngắm nhìn Vancouver từ trên đỉnh núi cao nhất Vancouver và tỉnh British Columbia. Vô coi những ngôi nhà gỗ và đá, phụ nữ thích thú với những kiểu nhà bếp khác nhau, đàn ông kéo nhau ra ngắm toàn cảnh thành phố và xa xa là Thái Bình Dương. Gia chủ rủ chúng tôi kéo lên núi Seymour để ngồi cáp treo chơi cho biết. Thực ra đây là nơi trượt truyết mùa đông nên mùa hè chỉ có du khách như chúng tôi mới kéo lên đây cho biết. Xuống núi, các bà rủ nhau đi shopping ở khu phố Robson, còn đàn ông kéo đi dạo phố quanh quẩn giữa đường Burrard và Jervis để ngắm mấy cô đầm Canada cho vui rồi lại chui vào uống café đấu láo. Ăn uống xong, chúng tôi kéo nhau đi qua Yaletown và Gastown để biết thêm chút đỉnh về lịch sử Canada.

Đến Vancouver, nhất định phải lái xe qua chiếc cầu dây văng Capilano. Vancouver cũng từng tổ chức hội chợ quốc tế Expo nên khu triển lãm này cũng là 1 công trình kiến trúc nổi tiếng của Vancouver. George St. và Howe St. là 2 con đường chính của khu downtown cũ. Qua Fraser Valley, theo xa lộ Coquihalla qua Fraser Canyon và Thompson River Valley đến Kamloops để xem vườn trồng sâm và ngắm hồ Last Spike, Three Valley Gap, Glacier National Park và con đường đèo Roger rất đẹp.

Sáng hôm sau, chúng tôi theo Icefields Parkway để đến Columbia Icefield và Banff. Thác Bow, dòng suối Banff và Sulfur Mt. thật đẹp, nhất là khi nhìn xuống Bow Valley và thành phố Banff bên dưới. Ăn trưa xong, leo lên núi Sulfur chơi. Ăn tối xong, rủ nhau đến lâu đài Fairmont cạnh hồ Louise và ngủ đêm ở đây.

Ăn sáng xong, chúng tôi đi Vernon. Ghé một hãng rượu nho nếm thử sản phẩm rồi kéo đi ngay ra hồ Okanagan trước khi trở về Vancouver.

Vancouver nói riêng, British Columbia nói chung còn nhiều nơi để tham quan nhưng vì chúng tôi có hẹn với một người bạn học cũ đang sống ở Alberta nên đành phải chia tay Vancouver ra phi trường để lên đường bay đi Alberta.

2.
Alberta :

a. Calgary: Từ phi trường Calgary, chúng tôi theo xa lộ số 2 - Deerfoot Trail về khu SouthCentre và tạm tá túc nhà người bạn gần hồ Bonavista. Calgary là chặng dừng chân đầu tiên của chúng tôi ở tỉnh Alberta. Calgary có khá nhiều sân golf, công viên và hồ nước nhưng Calgary Tower là "cột mốc" nổi bật nhất thành phố này. Khánh thành từ 30 tháng 6 1968, 'Tower' là nơi mà du khách có thể lên đó ngắm nhìn tòan cảnh Calgary và trong Thế Vận Hội mùa Đông 1988 (Winter Olympic Games), tháp này trở thành ngọn đuốc vĩ đại nhất thắp sáng suốt thời gian tranh tài.
Ăn cơm xong, chúng tôi đi một vòng thăm thành phố, từ chợ Eau Claire qua Calgary Farmers Market, từ khu phố chính Inglewood qua đường Stephen, từ lâu đài bằng sa thạch (sandstone) Lougheed House (beaulieu) do nghị sĩ James A. và Isabella Hardisty Lougheed xây từ năm 1891 và là "trung tâm điểm" nổi tiếng nhất Calgary đến trại lính Fort Calgary bây giờ là một di tích lịch sử của Calgary với hình ảnh những chàng kỵ binh y hệt cowbo
y Texas. Khi đến TELUS World of Science Calgary (trước đây là trung tâm khoa học Calgary), chúng tôi không còn hơi sức để vào thăm và chụp hình nữa nên vợ chồng chủ nhà lại rủ chúng tôi đến ăn cơm tối ở gần Devonian Gardens - công viên đẹp nhất thành phố. Thú thật, tôi cứ tưởng Calgary chẳng có gì hấp dẫn như Vancouver nhưng bây giờ thì mới biết "đi một ngày đàng, học một sàng khôn" vì đi đâu cũng có thể mở mang tầm mắt để hiểu biết thêm một chút. Tối hôm đó, ông chủ nhà đưa bản đồ ra chỉ cho chúng tôi biết những nơi mà anh ấy sẽ giới thiệu với chúng tôi. Xem ra anh ấy cũng là người thích du lịch và tìm hiểu thế giới quanh ta.

Sáng hôm sau, chủ nhà đãi chúng tôi một bữa điểm tâm theo kiểu Tây rồi hối hả đi ngay. Từ xa lộ số 8 qua xa lộ số 1, chúng tôi ghé qua trường đại học Calgary rồi đến Drumheller để kịp vào thăm viện bảo tàng động vật thời tiền sử với những di vật và bộ xương khủng long (dinosaur). Đi khoảng 6 km (4 mi) về phía tây bắc thành phố Drumheller, Alberta, trong khu Midland Provincial Park là đến Royal Tyrrell Museum. Mở cửa từ tháng 9-1985, đón tiếp hàng trăm ngàn du khách đã đến đây để xem những di chỉ khảo cổ(palaeontological history) với những bộ xương khủng long trong Dinosaur Hall, qua Cenozoic Arch sẽ thấy thời kỳ động vật có vú (Age of Mammals), thời kỳ băng giá (Ice Ages), hay những trầm tích đại dương (the Burgess Shale và Devonian Reef) được khám phá rải rác trên dãy Rocky Mountains và các dãy núi cao ở Canada. Trẻ em thích nhất là Nexen Science Hall và Lords of the Land. Mọi người học hỏi được ít nhiều về lịch sử phát triển của các động vật từ từ tiến hóa trên hành tinh này. Chúng tôi cũng biết được thêm về kỹ thuật phục chế từ phòng lab. Đừng quên ghé qua Royal Tyrrell Museum’s Cretaceous Garden vì bộ sưu tập thực vật thời tiền sử ở đây hết sức phong phú, có những loài cây cỏ ở Drumheller Valley (Horseshoe Canyon Formation) xuất hiện từ Late Cretaceous Period (trên 70-65 triệu năm). b. Edmonton: Rời Drumheller, chúng tôi đến Red Deer rồi đi thẳng lên Edmonton để thăm một người bạn đã từng sống ở Pulau Bidong với chúng tôi trước đây. Vợ chồng anh ấy sống trong một căn chung cư gần trường đại học Alberta. Anh ấy đang làm việc cho một hãng do người Ấn Độ làm chủ, vợ làm cho một nhà hàng Tàu nên chúng tôi kéo đi ăn cơm Tàu trước khi đi thăm tòa nhà Quốc Hội tỉnh bang Alberta. Lái xe từ đường 124th. qua đường 1885 rồi đường 1905 và Jasper Ave., xuống khu phố cổ nghệ thuật Old Strathcona rồi ngang qua West Edmonton Mall tấp nập, khách sạn Scotia và Macdonald rồi đến Fort Edmonton Park với nhà ga và những đầu máy xe lửa cũ, hay qua viện bảo tàng Royal Alberta, anh miên man giới thiệu sơ qua về thành phố Edmonton cũng như cuộc sống ở đây. Chúng tôi theo các chị vô West Edmonton Mall - khu shopping đồ sộ. Vô đây rồi thì chẳng ai còn muốn đi đâu nữa ! Nghe chủ nhà rủ đi Icefields vào sáng hôm sau, bà con mới lục tục ăn tối và kéo về nhà.

Có lẽ máu nghệ sĩ đã khiến anh thích ở lại thành phố nghệ thuật này? Vui nhất là đêm hôm đó, chúng tôi nằm la liệt trong phòng khách chật hẹp để nghe anh đánh đàn guitar cho nghe những sáng tác suốt 20 năm qua của anh từ khi định cư ở Canada. Các chị cũng không ngủ được trong căn phòng ngủ của vợ chồng anh ấy nhường cho mà kéo nhau ra nghe và thưởng thức cà phê và đậu phọng rang mang từ Việt Nam qua. Vợ chồng anh ấy nghèo thật nhưng sao thật hạnh phúc. Đêm ấy, chúng tôi thức gần đến sáng, cuộn mình trong những chiếc sleeping bags trong cái lạnh của Canada nhưng vẫn thấy ấm cúng tình người này.

Sáng hôm sau, chúng tôi được ăn cháo lòng do chính chị ấy nấu rồi kéo nhau ra ngoài công viên Winston Churchill Square rồi qua Odyssium (tức TELUS World of Science Edmonton) coi cho biết trước khi lái xe đi ra bờ sông Saskatchewan chơi rồi chia tay vợ chồng anh ấy để tiếp tục hành trình đi qua tỉnh Saskatchewan. Theo xa lộ 16, chúng tôi đi qua Vegreville, Vermillion rồi đến Llyodminster ngay biên giới.
3. Saskatchewan: Từ biên giới, chúng tôi lái xe băng qua những khu rừng núi xanh tươi hay những mỏm đá cheo leo, những sa mạc với đồi cát mênh mông, những đồng cỏ bên cạnh những đầm lầy (badlands ?)... Qua North Battleford, đến Saskatoon cũng giống như các thành phố đã đi qua nên chúng tôi lái thẳng đến Regina - thủ phủ của tỉnh này và có cảm tưởng như đang đến Reno ở phía bắc Nevada vậy khi lái xe ngang qua khu casino. Đi một vòng thành phố, từ Wascana Centre, Regina Plains Museum, Royal Saskatchewan Museum, qua đến MacKenzie Art Gallery, Regina’s Old Warehouse District, Globe Theatre, Saskatchewan Science Centre... thì chỉ có RCMP Heritage Centre và Toà nhà chính phủ là uy nghi và đẹp nhất ! Saskatchewan là tỉnh bang rộng lớn nhưng có vẻ là một miền quê nghèo hẻo lánh không mấy hấp dẫn chúng tôi nên chỉ ngủ một đêm ở Regina rồi sáng hôm sau lên đường trực chỉ Winnipeg thuộc Manitoba.
4. Manitoba: Từ Regina theo xa lộ 1, qua Moosomin vượt biên giới chúng tôi vào tỉnh Manitoba. Ghé đổ xăng ở Virden rồi ăn trưa ở Brandon trước khi vô tới Winnipeg.
Winnipeg nằm d
ọc theo Assiniboine, chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp khá rõ hơn là Anh. Lái xe vô downtown mới thấy Winnipeg có "sinh khí" hơn Regina, nhất là với thích thú bất ngờ khi đi qua Celebration Circle được nghe những thổ dân địa phương trong những lễ phục đầy màu sắc đang trình diễn những bài ca dân tộc trong tiếng trống bập bùng. Nằm ngay tại ngã ba sông Hồng (Red river) và sông Assiniboine, Winnipeg là nơi hội tụ về văn hóa, địa lý và lịch sử và cũng là nơi cung cấp điện năng cho sự phát triển của Canada hôm nay và ngày mai. Một nơi đông vui khác ngay bờ sông tập trung khá nhiều người ăn uống, buôn bán, dạo chơi là "The Forks". Chúng tôi ghé vô nhà hàng Kim Long ở 235 Portage Avenue ăn tối rồi hỏi thăm về những nơi "hấp dẫn" nhất của thành phố này để ngày mai đi tham quan và qua Fremont hotel ngay trên đường Lombard ở phía sau để thuê phòng trọ ngủ qua đêm. Thật bất ngờ khi chúng tôi thấy Canadian Museum for Human Rights ngay trên đường Portage này. Tối hôm đó, chúng tôi đi dạo bờ sông dọc theo đường Waterfront Drive và công viên Stephen Juba.
Sáng hôm sau, từ khách sạn đi bộ ra City Hall, phía sau là đại học Winnipeg và Red River College
. Tiếp đó, chúng tôi bước qua viện bảo tàng Manitoba ở bên kia đường, bên cạnh là Centennial Concert Hall và Trung Tâm văn hóa & giáo dục của người Ukraine. Chúng tôi vô Old Market Square mua sắm và ăn trưa. Một ông chủ quán ở chợ này chỉ đường cho chúng tôi đến xem khu vườn tượng nổi tiếng Leo Mol Sculpture Garden nằm bên cạnh khu Pavilion. Sau đó chúng tôi đến viện bảo tàng Saint-Boniface rồi ghé Royal Canadian Mint là nơi đã làm ra đồng tiền của Canada nên đó cũng là tài sản và di tích lịch sử của Bộ Tài Chánh. Chiều hôm đó vẫn còn trời sáng nên ai nấy vẫn muốn đi qua 2 di tích lịch sử khác là Fort Whyte và Lower Fort Garry cho biết. Các chị muốn vô sở thú vào sáng mai nhưng hầu hết đều háo hức muốn đi qua Toronto nên ăn cơm tối xong thì ai nấy ngủ sớm để sáng mai đi qua Ontario.Đường đi thật đẹp khi lái xe qua những đường đèo trên xa lộ 17 giữa những ngọn núi hùng vỹ với rừng cây xanh trùng điệp, hay bên cạnh những hồ nước vĩ đại Superior và Huron hoặc vịnh Georgian; thỉnh thoảng bắt gặp vài thác nước thật đẹp nên dù đường xa thăm thẳm nhưng ai cũng thích thú với cảnh thiên nhiên và cuộc sống êm ả, thanh bình !Rẻ qua xa lộ 417, chúng tôi vô thủ đô Canada: Ottawa và thành phố Gatineau.
5. O
ttawa -Thủ đô Canada , nằm giữa Ontario và Quebec, gần như ở trung tâm phần phía đông Canada, thành lập từ 1857. Năm 1969, Ottawa và Gatineau nhập chung thành khu vực thủ đô (Canada’s Capital Region) với diện tích khoảng
4,715 km2, có sông hồ, đầm lầy, thung lũng, đồi núi và đồng bằng nằm 2 bên bờ sông Ottawa, cao độ tb. 79 m trên mực nước biển,
có khí hậu lục địa (nóng ẩm/ hè; lạnh và có tuyết/ đông), dân số: trên 1 triệu (năm 2000), ngôn ngữ chính: Anh và Pháp. Tập trung các cơ quan hành chánh trung ương, quy tụ nhiều di tích lịch sử, viện bảo tàng và tượng đài nhưng có lẽ nổi bật nhất là tòa nhà Quốc Hội(Parliament Hill). Một nét đôc đáo khác của thủ đô là màn trình diễn của 32 kỵ binh trong quân phục màu đỏ trên St. Laurent Boulevard gần Sandridge Road. Con đường Confederation Boulevard là con đường chính của thủ đô Ottawa mà không ai có thể nói là không muốn đến đây để ngắm nhìn và chụp hình, nhất là vào ngày Quốc Khánh Canada - 1 tháng 7 hàng năm với diễn hành, cờ xí rợp trời và lễ hội. Chúng tôi được một người bạn là nha sĩ tại đây mời đi ăn buffet ở một nhà hàng Tàu rồi dẫn đi xem Phòng triển lãm quốc gia (National Gallery), viện bảo tàng văn hóa (Museum of Civilization) và đảo Victoria - nơi mà quốc gia cổ xưa Alqonquin trước kia đã dùng làm nơi hội họp, buôn bán và lễ hội nên giờ đây Canada vẫn muốn dùng hòn đảo này làm nơi bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa, đồng thời cũng là nơi giáo dục thế hệ trẻ, vừa thu hút du khách qua chương trình “Aboriginal Experiences.” Tối hôm đó, chúng tôi cũng có dịp đi bộ với nhau dọc theo bờ sông, ngắm nhìn những ngôi nhà mắc tiền trong ánh đèn lung linh và kể về kỷ niệm thời còn đi học với nhau trong trường Lê Quí Đôn.

Tháng 5 hàng năm, Ottawa cũng có lễ hội Tulip như Tulip Festival ở Skagit Valley, tiểu bang Washington nên trọn buổi sáng hôm sau là đi xem hoa tulip và ghé Fairmont Château Laurier ngay phía sau Parliament Buildings. Fairmont Château Laurier xây bằng đá vôi (limestone) theo kiểu lâu đài Tây, ngay bên cạnh là Rideau Canal và Gatineau Hills với nhiều người tập thể dục bằng cách đi bộ, leo núi, đạp xe đạp, chèo xuồng... Chiều đến, chúng tôi kéo nhau vô chợ ByWard mua sắm và ăn uống.6. Québec:
a. Montréal: Từ xa lộ 417 bắc qua 40, chúng tôi đi đến nhà thờ (L'Oratoire) St Joseph trên núi Royal - đây là nơi nổi tiếng linh thiêng vì nhiều người bệnh tật đã đến đây để cầu n
guyện và cũng có không ít người hết bệnh, hết tật nguyền. Có rất nhiều quỳ gối từ ngoài cổng mà cứ di chuyển bằng 2 đầu gối lên tận nhà nguyện và mộ của thánh St Joseph để bày tỏ lòng thành. Sau đó, chúng tôi đến nhà thờ Notre-Dame du Sacré-Cœur trong khu Montreal cũ và Notre Dame Basilique theo ý nguyện của 2 ông bà có đạo trước khi vô trung tâm thành phố Montreal. Dù đã ghé nhiều lần nhưng lần nào cũng ...lạc vì traffic signs và xa lộ ở đây rất ...kỳ cục ! Không hiểu tại sao người dân ở đây quen sống với đường đi lung tung như vậy mà không khó chịu chứ du khách như tôi thì ...bực tức kinh khủng ! Tìm nhà bác PHH, ĐMH, NHC hay TVP... lần nào cũng phải có người dẫn đường. Khách sạn thì mắc mà dơ bẩn, hư hỏng, ồn ào, phục vụ tệ hết chổ nói ! Muốn ra khu Côtes-des-Neiges và Notre-Dame-de-Grace xem người VN & Á châu buôn bán ra sao cho dù bây giờ dân có tiền đã dọn đi nơi khác. Ông bạn già của tôi thì lại thích ra khu bến tàu (old Port) vì có khá nhiều "gà móng đỏ" sẳn sàng ..."chào hàng" chứ không phải vì mấy quán nhậu ! Ra phố Tàu, vô chợ Kiến Xương, qua bánh mì Hoàng Oanh, Thiên Phát... rồi lê la khu Little Saigon với mấy tiệm ăn như Hồng Phát, Kim Fay, Phở Hà Nội..., chợ Đức Thành, Ying... Lái qua St. Laurent, St. Denis, St. Michel, Longueil... cho biết khu VN & Tàu ra sao. Lần trước bác rủ qua coi công trình xây dựng khu Olympic, ai dè bác đã kéo tôi đi coi đai hội nhạc Jazz đến gần nửa đêm rồi còn đi ra khu bến tàu này nhậu và đi kiếm "gà"... Báo hại tui phải năn nỉ gần gãy lưỡi mới kéo được bác về ngủ ! Khi tôi muốn vô coi vườn bách thảo (botanical garden), bác lại than ...mệt, đi chút xíu đã kéo đi lên núi Mont Royal để ngắm toàn cảnh Montreal. Vậy mà lần này chúng tôi vẫn phải ghé thăm bác vì coi bộ bác già yếu lắm rồi. Bác vẫn khoái Tây lắm, cái gì của Tây cũng khen và bênh vực tối đa, vẫn thích nói tiếng Tây, ăn đồ Tây, coi chương trình TV và đọc báo Pháp, nhậu rượu Tây ! Đêm đó, báo hại tui lại phải than ...buồn ngủ để lên giường sớm, khỏi phải hầu rượu bác và nghe luận điệu gàn của mấy ông già trường Tây như ...tui !
Sáng sớm, tội nghiệp bác đã chuẩn bị điểm tâm y hệt thời còn sống ở Saigon: bánh mì, beurre, hột gà, pâté, jambon với café sữa hay ovaltine. Ông già kéo ra vườn chỉ cây nho xum xuê mà bác dùng để làm rượu. Sau đó, bác lại làm tour guide chỉ đường cho tôi lái. Từ Place Ville Marie, khu nhà trên đường Prince-Arthur và Square Saint-Louis với những kiểu nhà Victorian xây thập niên 1950s hay cũ hơn, qua khu Expo cất năm 1967 đến khu Casino và phố cổ Montreal, rồi đi ngang Thư Viện hay trung tâm hội nghị (Convention Centre) thành phố, đến Canadian Centre for Architecture, bác đều giảng giải rõ ràng cho tôi nghe lịch sử của từng nơi. Tối hôm đó, ông dưa chúng tôi đi ăn buffet La Bonne Carte rồi vô Marché Bonsecours mua sắm đến khuya mới về nhà.

b. Québec: Sáng hôm sau, chúng tôi đi Québec. Thay vì đi xa lộ 20, chúng tôi lấy xa lộ 40 đi dọc theo con sông. Ghé ăn sáng ở Trois-Rivìeres xong thì đến nhà thờ Notre-Dame-du-Cap Sanctuary và lái một vòng thành phố Trois-Rivières rồi mới đi thẳng vô nhà thờ Notre-Dame des Anges gần trung tâm thành phố Québec vì chúng tôi đã hẹn với một người bạn (vốn sống ở Québec từ năm 1981 đến nay) ra gặp và dẫn đường vô nhà ông ấy. Ai dè, nhà ông cũng rất gần đó và mời chúng tôi cứ ở nhà ông, chật một chút mà vui. Vợ con ông lăng xăng mời ăn trưa xong rồi hãy đi chơi. Ông nhiệt tình đưa chúng tôi ra bến tàu Vieux Port coi cho biết và ghé vô Musée de la Civilisations, rồi lái ra khu Vieux (Old) Québec chơi. Tuy là phố cổ nhưng có nhiều "danh lam thắng cảnh" xen lẫn với nhiều khu buôn bán (đồ cổ/ antiques, lưu niệm, quần áo, thức ăn...) y như bên Tây. Đi bộ khu này để xem cho biết Tây quy hoạch và thiết kế đô thị ra sao. Có những con đường lát đá cobble stones dẫn đến những "di tích lịch sử" như Chateau Frontenac là lâu đài với những ngọn tháp nằm trên cao nhìn xuống khu Lower, với những căn nhà xây theo kiến trúc thế kỷ 18, 19 trong vùng Fleuve Saint-Laurent và Vieux-Quebec. Công viên rộng lớn Plaines D'Abrahams với khu vườn hoa mang tên nữ anh hùng nước Pháp, Jeanne-D'arc, hay vào khu Citadelle với Martello Tower và nhiều tháp canh khác để sống lại "thời huy hoàng" của các ông lính "thực dân" Pháp. Cả một quần thể Vieux-Québec này được bao phủ bởi cây xanh và nước mát. Vào khu Citadelle và viện Bảo tàng Bắc Mỹ (Musée de L'Amerique du nord) trong khu Vieux-Québec này rồi mới hiểu rõ lịch sử hình thành Québec và Canada. Chúng tôi kéo nhau vô nhà hàng La Campagne của cặp vợ chồng người Việt ăn tối xong rồi rủ nhau đi dạo trên Promenade des Gouverneursis - con đường đẹp nhất Vieux-Québec từ Plaines of Abrahams đến Vieux-Port, sau đó lại lái xe dọc theo bờ sông Fleuve Saint Laurent nhìn qua City of Levy và đảo Orléans. Thấy thiên hạ đi xe ngựa sao mà "quý phái" và "lãng mạn"(romantic) quá nên cả đám nổi hứng kéo nhau đi xe ngựa, $75 cho 35 phút làm người "trưởng giả" cũngthích lắm chứ? Y hệt như ngày nào đi xe ngựa ở Đà Lạt dọc theo hồ Xuân Hương. Chưa hết, chúng tôi rủ nhau qua đảo Orléans chơi cho biết. Jacques Cartier là người tìm ra hòn đảo này, đặt tên là "Ile de Bacchus" (Bacchus Island), khi mà nho dại mọc tràn lan đảo này. Thổ dân Algonquin gọi là đảo "Ouindigo"-"chốn bùa mê(?)"("bewitched place") và đến bây giờ, nhiều cư dân trên đảo vẫn gọi là "Sorcerers of the Island"("đảo thầy pháp" ?). Đến ngày 5/6/1536, Cartier mới đổi tên đảo là Orleans để mừng vua François đệ nhất vừa có đứa con đầu lòng mang tên Duke of Orleans. Từ thời thực dân, đảo này đã thuộc khu Beaupre và theo thống kê dân số vào năm 1685 thì đảo chỉ có 1205 cư dân. Anh chiếm đảo này vào năm 1759 nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã xây dựng khá nhiều với trên 600 buildings và cả ngôi nhà thờ trong khu Nouvelle France cùng với những lò bánh xây từ thế kỷ 18th, 19th vẫn còn hoạt động đến bây giờ. Đảo này dài 34 km x rộng 8 km và nối với đất liền bằng cầu Pont de l'Île (Bridge of the Island) mà ban đầu có tên là Pont Taschereau. Chemin Royal, con đường chính của đảo đi xuyên qua 6 ngôi làng, chạy dọc theo bờ sông và có thể nhìn thấy Cap-Tourmente, nhà thờ Sainte-Anne de Beaupré nổi tiếng, the Laurentides, và thác Montmorency Falls từ bờ phía bắc của con sông. Bờ phía Nam có thể thấy dãy Appalachians, the City of Levis và đảo Ile aux Grues Islands. Du khách có thể xuống tàu đi dạo trên sông quanh đảo y như bateaux mouches ở Paris.Từ khu Maritime Park of St Laurent với những thuyền buồm và du thuyền đủ loại, chúng tôi lái qua 6 ngôi làng: Sainte-Pétronille, Saint-Laurent, Saint-Jean, Saint-François, Sainte-Famille và Saint-Pierre. Tối hôm đó, ông chủ nhà mới giải thích cặn kẽ cho chúngtôi hiểu vì sao Québec muốn độc lập, tự trị hoài mà vẫn chưa được.

Sáng hôm sau, ông chủ nhà đưa đi coi thác Momenrency và sông Momenrency rất đẹp với đập nước, qua khu Beaupre, khu Porte Dauphine, porte St. Jean Smudge, porte St Louis và đi tàu trên sông trước khi vô nhà thờ Sainte-Anne de Beaupré. Trở lại khu Grande Allee và tà tà đi bộ trên đường Saint-Louis, chúng tôi vô ăn trưa trong một nhà hàng French Canadian. Sau đó, anh đưa đi xem City Hall, Musée de Québec, Musée NATIONAL DES BEAUX-ARTS DE QUEBEC, Chaussée des Ecossais, vườn hoa St Roch, Place de l'Institut Canadien và đường Stanilas, phố D'Auteuil và Port Kent, Boulevard Honore-Mercier, dọc theo bờ sông St Lawrence... Québec rất đẹp và lãng mạn, nhiều di tích lịch sử mang hình ảnh của một nước Pháp mới bên kia bờ Đại Tây Dương. Người Việt sống ở Québec dường như vẫn mang theo kỷ niệm của những ngày học trường Tây ở Việt Nam và vẫn thích Pháp hơn Mỹ ! Thành thật mà nói, Québec rất quyến rũ với rất nhiều cảnh đẹp và tài nguyên phong phú, người dân ở đây cũng siêng hơn và cởi mở hơn dân Tây chính gốc. Chia tay ông bà chủ nhà, chúng tôi hối hả lái xe về Kingston để gặp một người bạn thân của tôi từng sống ở trại tị nạn Pulau Bidong, Malaysia.
7. Ontario: có lẽ đây là tỉnh bang giàu mạnh nhất và có diện tích mặt hồ nước
lớn nhất trong số 10 tỉnh (province) và 3 hạt (territory) của Canada. Ontario còn có thác Niagara nổi tiếng thế giới. Trên đường đi Kingston, chúng tôi ghé qua xem cầu Ivy Lea (hay còn gọi là 1000 Islands Bridge) nổi tiếng bắc qua nhiều hòn đảo giữa Kingston và 1000 Islands từ Gananoque, ON đến Collins Landing gần vịnh Alexandria, NY dài 19 km (8.5 miles) rồi đến thăm hãng Hershey làm kẹo chocolate ngay tại thành phố nhỏ Smiths Falls, ON.

a. Kingston: Từ xa lộ 401 quẹo vô Sir John A Macdonald Blvd. (exit #615) đi khoảng 6 km (4 miles), quẹo trái King St. lái dọc theo bờ hồ Ontario đến ngã tư của Ontario St. and Brock St. sẽ gặp City Hall. Lâu lắm mới gặp lại nên chúng tôi mừng lắm, hỏi thăm đủ chuyện. Vợ của A. cũng là một "thuyền nhân" ở PB. Kéo nhau ra một tiệm ăn Việt Nam, vừa ăn trưa vừa nghe A. đưa ra chương trình tham quan cho mọi người thảo luận. Đầu tiên, A. đề nghị nên đi ra thăm 1000 Islands trong đó có Heart Island vào sáng sớm mai. Sau bữa ăn trưa, A. đưa mọi người đi một vòng thành phố Kingston. Chung quanh City Hall và bến tàu đi 1000 islands là vài nhà bảo tàng (museum), di tích lịch sử (historic sites), một rạp hát và những tiệm ăn, hiệu buôn của một tỉnh lẻ. Bên kia vịnh là Fort Henry với những di tích cho thấy Canada đã chiến đấu oanh liệt để chống lại sự tấn công của quân Mỹ trước đây. Bên kia đường là viện bảo tàng của binh chủng truyền tin Canada và Barriefield Rock Garden. Sau lưng Kingston Mill Rideau (có từ cuộc chiến năm 1812 nhưng bây giờ kênh đào này chỉ còn là nơi tham quan với 47 locks - 24 lock stations). A. đưa chúng tôi đến nhà thờ St Mary, ngắm tượng Sir John McDonald Cartier (cũng là tên của xa lộ 401), khu phố Princess St. và cuối cùng là Queen University - một trong những trường đại học danh tiếng của Canada.Ngạc nhiên lớn nhất là khi A. nói về đảo Prince Edward là nơi khai sinh ra Canada mà A. đề nghị mọi người nên đi đến cho biết vì hòn đảo nhỏ này có đất đỏ với những ngọn đồi xanh mượt nên có nhiều sân golf, nổi tiếng với tôm hùm là món khóai khẩu nhất và những bãi tắm tuyệt vời. Cầu Confederation dài 13 km nối liền đảo với đất liền là một công trình kỳ quan của Canada; sau cầu Ivy Lea Bridge - The Thousand Islands International Bridge. Sáng sớm, mọi người háo hức ra bến tàu đi qua 1000 Islands. A. yêu cầu mọi người coi lại xem có mang theo US Passport; nếu không, nhân viên hải quan Mỹ sẽ không cho lên Heart Island. Giữa mặt hồ Ontario mênh mông như biển nước, vô số đảo nhỏ nhô lên. Có một chú nai đang bơi từ hòn đảo này qua cù lao kia. Tàu ghé vô Heart Island, nhân viên hải quan Mỹ kiểm tra từng người kỹ lưỡng trước khi cho mọi người lên tham quan lâu đài Boldt với chuyện tình thật đẹp của vợ chồng tỷ phú chủ nhân lâu đài này. Một vườn hoa làm thành hình trái tim ngay giữa lâu đài, với Alster Tower và ông chủ vẫn giữ tất cả kỷ vật của người vợ yêu quý trong lâu đài mà ông xây cho vợ. Tiếc thay, vợ ông chết sớm nên chưa được sống trong lâu đài này. Trước khi lên tàu rời lâu đài, ai cũng bùi ngùi về chuyện tình này và chợt nghĩ ở Mỹ cũng khó kiếm được vợ chồng nào như vậy. Lên tàu đi dạo tiếp vùng hồ Ontario nằm ngay biên giới Mỹ - Canada này. Thực ra có đến 1864 hòn đảo, rất nhiều đảo hoàn toàn không có người ở, do một nhóm du khách người Pháp tình cờ khám phá vào thập niên 1870s. Lên bờ, chúng tôi chỉ kịp ăn với gia đình A. rồi chia tay để lái xe tiếp về Toronto theo lịch trình đã định.

b. Toronto & Mississauga:

Theo xa lộ 401 đi tiếp về hướng Nam khoảng hơn 3 giờ sau thì đến Toronto. Vô Mississauga thuê phòng ngủ xong, tắm rửa và nằm ngủ một chút thì chúng tôi ra khu Chinatown để gặp lại những bạn học LQĐ cũ. Phải công nhận là người Hoa đi đến đâu cũng làm thương mại rất thành công, mở chợ, buôn bán sầm uất và luôn giữ nét độc đáo của họ. Người Việt gốc Hoa là sợi dây trung gian liên kết giữa 2 cộng đồng Hoa và Việt. Mississauga nói riêng, Toronto nói chung có nhiều dân Á Châu hơn; nhất là người Hoa.

Sau đó, chúng tôi kéo đi downtown Toronto mà CN Tower là "điểm mốc" đầu tiên. Tháp truyền hình này cao 553m (1,815 ft), từng đạt kỷ lục cao nhất TG nhưng nay đã mất vào tay tháp 101 ở Đài Loan, tháp Petronas ở Malysia và tháp Buri Dubai của các Tiểu vương Arab. Xây xong năm 1976, CNTower trở thành niềm tự hào và biểu tượng của Toronto. Tôi đã ghé Toronto và Mississauga 3 lần rồi nhưng lần nào ghé CN Tower và phố Tàu - Chinatown cũng thấy thích.

Đến Toronto cũng nên ghé PATH - khu shopping nằm ngay dưới mặt đất lớn nhất TG, kéo dài 27 km (16 miles) với diện tích 371,600 m2 (4 million sq. ft). Kế đó là St. Lawrence Market trong khu Old Town Toronto. Eaton Centre, với 320 shops và quán ăn, 17 cinemas và khách sạn Marriott với 400 phòng, xây năm 1979, thu hút khá đông người đi mua sắm; nhất là những hàng hiệu từ Ý, Mỹ, Pháp. Chúng tôi cũng đi qua Queen Street West, Kensington Market, Little Italy dọc theo đường Clair West, hay khu Greek communitytrong khu "The Danforth," Little Portugal ở Dundas và Bathurst, hoặc Gerrard India Bazaar ở Gerrard và Greenwood nhưng vui nhất là khu Chinatown dọc theo Dundas với rất nhiều hàng quán Việt Nam nên phải gọi đây là khu Việt Nam. Thích nhất là tha hồ ăn trái cây tươi từ Việt Nam, Thái Lan, Tàu... như mãng cầu, măng cụt, bòn bon, dâu, xoài, cóc, ổi, mít, v.v... Ăn trái cây trừ cơm ! Ăn thỏa thích, cho đã thèm nhưng dứt khóat đừng đem về Mỹ. Muốn coi DVD phim Tàu copy với giá rẻ ($1 USD/ disk) cũng vào khu này. Phở và cơm Việt Nam ở đây không ngon như Bolsa nên muốn ăn cho ...đỡ ghiền thì phải về Mississauga thôi. Thịt quay và đồ Tàu cũng không ngon như bên Vancouver.

Sáng hôm sau,chúng tôi đi ra thác nước Niagara - thác nước lớn nhất Bắc Mỹ nằm ngay biên giới giữa Mỹ và Canada. Dù tôi đã đến thác nước này 3 ln ri nhưng nói tht là thác nước này vn rất hp dn; nhất là khi đng t bờ bắc (phía Canada) nhin qua bờ Nam (Hoa Ky) thì tht tuyệt vời ! Ðm xuống, ánh đèn pha rọi sáng cả khu này thì ...đẹp vô cùng. Đậu xe vô parking của khu khách sạn và casino là đã nghe tiếng thác nước đổ xuống ầm ầm rồi. Bước qua bên kia đường là đã nhìn thấy sự hùng vĩ của thác nước Niagara này. Nhiều người chịu khó mặc áo mưa rồi đi tàu ra đến gần phía chân thác nước. Thác nước tung bọt trắng xoá dưới ánh nắng chiếu rọi, như hàng nghìn chuỗi ngọc đang treo lơ lửng, thỉnh thoảng lại có 7 sắc cầu vồng xuất hiện, trở thành một kỳ quan ở Bắc Mỹ. Nơi thác đổ xuống, do có dòng nước chảy xiết, đã tạo nên một hồ sâu cực lớn. Chổ sâu nhất là 55 m. Tổng chiều dài của thác Niagara là 1.240 m. Ở giữa có một đảo nhỏ, rộng khoảng 350 m, gọi là đảo Sơn Dương (dịch âm từ Đảo Gete). Đảo chia thác thành hai phần: bên trái (hướng tây) tương đối rộng, nằm bên trong lãnh thổ Canada, rộng khoảng 739 m, với mực nước rơi là 49,9 m. Do hình dáng cong như móng ngựa nên còn được gọi là thác Móng ngựa(horseshoe). Bên phải (hướng đông) nằm trong lãnh thổ nước Mỹ, gọi là thác Ameilojra, rộng 305 m, mực nước rơi là 50,9 m. Tổng chiều dài của thác Niagara là 1.240 m. Do sông Niagara (bắt nguồn từ nước hồ Erie, chảy vào hồ Ontario, tổng chiều dài là 56 km), là con sông chia cắt giữa bang New York của Mỹ và bang Ontario của Canada. Tổng chiều dài từ đầu dòng chảy đến điểm đổ xuống là 99 m, là một trong những con sông có tiềm năng thuỷ điện rất lớn ở bắc châu Mỹ. Ở thượng lưu sông chảy trên địa hình bằng phẳng, mặt sông rộng, nước chảy chậm. Đến trung du, sông trở nên hẹp, nước chảy mạnh hơn. Ở nơi đó có một khúc quanh hẹp. Con sông sau khi đã trải qua các vách núi đá vôi cheo leo thì đổ xuống ở độ cao 51 m. Dòng nước đổ mạnh tạo nên thác Niagara. Thỉnh thoảng, vào 22 giờ tối thứ sáu và chủ nhật, du khách đến thác sẽ được xem bắn pháo bông. Xa xa là chiếc cầu biên giới với dãy xe nối đuôi nhau chờ đi qua trạm biên phòng. Sau vụ "9/11", du lịch coi bộ ...mệt với sự kiểm soát và ánh mắt cú vọ của mấy ông police và custom quá.

Sau đó, chúng tôi ghé qua nhà máy thủy điện nằm gần đó rồi lái xe vòng quanh thành phố Niagara Falls này. Chúng tôi rủ nhau đến chùa Vạn Phật (Cham Shan Temple ở địa chỉ: 7254 Bayview Avenue, Thornhill) với 1 tháp cao và 1 chính điện nhưng dạo này coi bộ vắng hoe nên chúng tôi lại lái xe xuống khu phố Niagara-on-the-Lake nổi tiếng với hoa và cây cảnh. Nghe nói nữ hoàng Anh thường qua nghĩ hè ở đây và dạo phố này nên nhà nào cũng chăm sóc nhà cửa, vườn tược rấấ kỹ. Du khách đi lại tấp nập,phố xá đông vui. Những giỏ hoa sặc sỡ treo đầy dọc theo 2 bên đường rợp cây cao bóng mát. Lái dọc theo bờ hồ cung mát, với nhiều căn nhă rộng lớn với landscape đẹp vô cùng; nhất là những ông chủ vườn nho và làm rượu vang.

Chiều xuống, chúng tôi kéo nhau đi vô khu West Edmonton Mall. Mall này trước đây từng là mall lớn nhất TG
(rộng 5.3 triệu sqft., khu shopping rộng 3.8 triệu sqft., xây năm 1981) nhưng bây giờ thua xa các mall ở TQ và Á châu mới cất lên sau này, như South China Mall/ Dongguan (rộng 9.6 triệu sqft., bên trong rộng 7.1 triệu sqft., xây năm 2005), Jin Yuan( hay Golden Resources Shopping Mall)/Beijing (rộng 7.3 triệu sqft., bên trong mall là 6 triệu sqft., xây năm 2004),v.v... Khu parking thật rộng với trên 20.000 chổ đậu xe. Bên trong là khu Bourbon/ New Orleans, khu Europa, khu Chinatown & chùa Tàu, khu Aquariums, khu hồ phun nước, khu nữ trang, khu tượng đài(bằng đồng hay đá cẩm thạch/ marble), v.v... Có hồ tạo sóng nhân tạo, có khu mở ra để thấy bầu trời, có rạp hát và đủ loại hàng quán. Vô đây mới thấy Fashion Islands bên này nhỏ xíu, chẳng thấm thía gì ! Ðâu phải cái gì của Mỹ cũng số dách đâu?
Tiếc là sáng hôm sau, chúng tôi phải lên máy bay đi về Vancouver để lái trở về California nên không thể ở lại chơi khuya hơn cho đã. Lái xe về khách sạn ở Missisauga mà ...buồn! Eo ơi, đường xa diệu vợi, nghĩ mà ...ngán quá đi. Đi chơi thì sướng thiệt nhưng trở lại "cày" thì ...sợ thiệt!

Kết luận: Canada là đất nước rộng lớn thứ 2 TG (sau Nga) trải ngang lục địa Bắc Mỹ từ Newfoundland ở bờ Đại Tây Dương đến British Columbia ở bờ Thái Bình Dương, với dân số trên 32 triệu người. 75% dân sống dọc theo biên giới phía Nam giáp ranh với Mỹ do khí hậu khắc nghiệt và địa hình phía Bắc hiểm trở. Canada đã là "quê hương thứ 2" của nhiều người Việt; có người thành công, có người chuyên "trồng cỏ" hay bắt trùng, sống rải rác khắp các tỉnh mà tôi có dịp đi qua nhưng điều mà tôi thích nhất là câu, "Xứ lạnh, tình nồng" ! So với Canada, người Việt ở Mỹ hình như không có được tình cảm nồng thắm như người Việt ở Canada. Tuy là hàng xóm láng giềng với Mỹ nhưng hình như người dân Canada cũng không ưa thích chính quyền Mỹ - trừ những người Canada đang làm việc ở Mỹ ! Canada là quốc gia phát triển, đời sống cao và cái hay là phúc lợi xã hội tốt hơn Mỹ. Cuộc sống của người dân Canada cũng an bình và 1 trong những điều mà tôi thích nhất khi du lịch Canada là những vườn hoa đầy màu sắc rực rỡ ! Điều đáng ghét nhất của Canada là thái độ kỳ thị rất ư bất lịch sự của một số nhân viên biên phòng - quan thuế Canada mà chúng tôi đã gặp ở British Columbia khi vừa đặt chân lên xứ Canada để bắt đầu chuyến du hành dài ngày này. Ðiều thất vọng lớn nhất là có nhiều người Canada không ...ưa Mỹ; ghét Bush (?) rồi chửi Mỹ, chống Mỹ, ghét Mỹ quá. Giận nhất là thái độ của hải quan Canada quá ư ...bất lịch sự. (10-2006)

No comments:

Post a Comment