Chúng tôi đến sân bay Athens khoảng 3g chiều. Hỏi đường về khách sạn, bác hướng dẫn ở quầy thông tin nhiệt tình cho bản đồ (bản đồ và các sơ đồ metro, bus phát miễn phí ở sân bay), vẽ đường đi. Bác bảo nếu đi taxi khoảng 30 Euro, còn tiết kiệm thì đi bus (chỉ 3,6 Euro) rồi xuống tàu điện ngầm chỗ quảng trường Syntagma, đến quảng trường Omonia, từ đó đi bộ một đoạn ngắn là tới nơi. Tôi chọn bus cho rẻ. Xe chật cứng không còn chỗ ngồi, thậm chí cả chỗ đứng cũng không nhúc nhích được nhiều. Đứng vịn vào những thanh ngang, mệt mỏi rã rời sau một hành trình dài, lưng dựa vào thành xe, mắt cứ díp lại. Thỉnh thoảng chợt mở mắt vì những tiếng cười nói đâu đó, rồi lại ngủ vật vờ như thế suốt đường đi gần một tiếng đồng hồ. Đến khi trên màn hình điện tử ghi chữ STOP và xe dừng lại hẳn, tôi vẫn còn lơ ngơ trong khi mọi người đã nhanh chóng rút hết khỏi xe.
AIRPORT MAP
Quốc Hội
Nhìn về Acropolis từ Ancient Roman Forum
Quảng trường Monastiraki, bên phải là trạm xe metro
Đồi Lycabetus
Nhìn về Thission & đền Hefestus từ dốc đồi của Acropolis

đền Olympian Zeus
cổng đền Hadrian
Acropolis nhìn từ đồi Pnyka

khu du lịch Monastiraki | chợ trời |
bán bàn ghế cũ | chợ trời |
bán đồ cũ | quần áo |
bán giày dép | chợ trời |
Đến Athens, du khách như đi lạc vào chốn mê cung, huyền bí. Nơi đây có nhiều điểm tham quan nổi tiếng, thu hút hàng triệu khách du lịch mỗi năm. Ngọn đồi Arcopolis là thánh địa của một trong bảy kỳ quan thế giới cổ đại, trung tâm của nền văn minh Hy Lạp xa xưa, có từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên và lưu giữ rất nhiều công trình kiến trúc độc đáo của nhân loại như: đền thờ nữ thần Athena Nike, đền Parthenon, đền Erechtheion và bảo tàng Acropolis.






Hotel Grande Bretagne & tượng King George tại Syntagma square
Thành phố mang tên nữ thần Athena:Trên quê hương Hy Lạp, mỗi thành phố đều có một vị thần bảo hộ. Thuở xa xưa, phía nam đồng bằng Attique có một vùng đất giàu có, tươi đẹp nhưng chưa vị thần nào cai quản. Nữ thần Athena - vị thần của trí tuệ, trí thức và chiến thắng - liền ghi tên mình vào đó, cùng lúc thần Poseidon cũng nộp đơn.
The Acropolis | Lycabettus hill |
Zappeion hall | Panathinaiko Stadium |
Herodes Atticus Theater | Olympian Zeus Temple |
Bath of the winds (Aerides) in Plaka | Lysicrates monument |
Philopappou Hill | Plaka |
Athenes, một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới
Athenes có lịch sử ngót nghét 3.000 năm tuổi, dân số hiện nay khoảng 5 triệu người. Athenes trở thành thủ đô Hy Lạp từ năm 1832 sau khi thoát khỏi ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Thành phố được quy hoạch và xây dựng lại dưới triều vua Otto I theo thiết kế của các kiến trúc sư người Đức. Thời cổ đại, Athenes là quốc gia thành bang lẫy lừng nhất Hy Lạp. Đặc biệt sau thắng lợi trong cuộc chiến chống quân xâm lược Ba Tư, trong việc thực hiện thành công định chế dân chủ, và dưới sự lãnh đạo xuất sắc của Pericles (461-429 trước Công nguyên), Athenes trở thành trung tâm văn hóa rực rỡ. Thử hình dung, khi nhân loại hãy còn như cánh đồng um tùm cây cỏ thì Athenes đã là mảnh đất nở rộ hoa thơm quả ngọt, với những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, thi ca, kịch nghệ, sử học, triết học, y học, toán học, thể chế dân chủ... và cả thi đấu thể thao; với những nhà tư tưởng, nghệ sĩ, kiến trúc sư, điêu khắc gia, chính trị gia, khoa học gia lỗi lạc mà công trình của họ còn mãi với thời gian. Athenes trở thành chiếc nôi của nền văn minh Tây phương. Ngày nay, Athenes là một trong những thành phố lịch sử nổi tiếng nhất thế giới.

The Eye Clinic

Athens Metro



Nhìn về Arios Pagos từ Agora


Đền Hephaestus:
Tôi bắt đầu những ngày lang thang với Athenes. Acropole là ưu tiên số một, tất nhiên. Acropole tên gọi từ Akro polis, nghĩa là thành phố trên cao. Acropole là quần thể kiến trúc đẹp đẽ, huy hoàng, tráng lệ nhất mà con người từng sáng tạo nên. Acropole ngự trị trên một ngọn đồi phía tây thành phố, và vẫn tồn tại như thế từ 2.500 năm nay như để ấn chứng cho vinh quang của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Nổi bật nhất trong các công trình của quần thể kiến trúc Acropole là đền Parthenon - thờ nữ thần Athena. Đó là công trình kiến trúc bằng đá cẩm thạch, được xây dựng từ năm 447 đến 432 trước Công nguyên, do hai kiến trúc sư Ictinos và Calicrates thiết kế, dưới sự chỉ đạo toàn diện của Phidias, cùng sự bảo trợ hết mình của Pirecles. Đền dài 70 mét, ngang 31 mét, cao 14 mét, chia làm ba phần: tiền sảnh, gian thờ (nơi đặt tượng nữ thần Athena cao 12 mét bằng ngà voi và vàng), và phòng lưu giữ châu báu. Bao quanh ngôi đền là hành lang cột. Hai mặt chính mỗi mặt 8 cột, hai mặt còn lại mỗi mặt 17 cột. Phần điêu khắc trang trí là công trình nghệ thuật tuyệt tác của nghệ sĩ thiên tài Phidias. Parthenon là ngôi đền nổi bật nhất của Hy Lạp, là kiệt tác kiến trúc và nghệ thuật có một không hai của nhân loại. Tôi có dịp chiêm ngưỡng vẻ chói lọi đích thực của nó qua giản đồ trưng bày ở Viện Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia.
Không biết thuở xưa người Hy Lạp đã nghĩ gì khi đứng trước ngôi đền thiêng liêng và mỹ lệ ấy. Sau khi nhà nước Hy Lạp và Athenes cổ đại tan rã, như vạn pháp ở đời, quần thể kiến trúc Acropole cũng bắt đầu cuộc hồng trần: Có thời người Byzantin biến Parthenon thành nhà thờ Công giáo, người Thổ biến Parthenon thành đền thờ Hồi giáo, quân Thổ dùng Parthenon làm kho đạn, người Venecia nã pháo nổ tung ngôi đền rồi thẳng tay cướp phá, ngài đại sứ Thomas Bruce cầm nhầm số lớn phù điêu và diềm trang trí nghệ thuật đem về bán cho chính phủ Anh, còn thời gian thì cứ lặng lẽ phủ lớp tàn phai. Ngày nay, khi đã trở thành phế tích, mỗi ngày hàng vạn du khách đổ về đây chiêm ngắm và thán phục tinh hoa của một nền văn minh đã qua. Dưới ánh tà dương, Acropole có vẻ đẹp lạ lùng không gì sánh được, làm con tim ta xúc động và nhói đau. Cho nên sẽ là một sai lầm nếu người ta tìm cách làm cho quần thể này “sống lại”, bởi khi ấy nó sẽ chẳng còn nói lên được điều gì. Đó là cảm tưởng của tôi khi đứng trước ngôi đền nổi tiếng Abu Simbel ở Ai Cập. Ước gì người ta đừng cưa từng mảnh ngôi đền rồi ghép lại ở một nơi cao hơn. Ước gì người ta cứ để nó chìm sâu dưới mặt nước hồ Nasser - đó là số phận của nó. Rồi nhân loại sẽ truyền tụng về nó như một công trình tuyệt tác, một vẻ đẹp như bao vẻ đẹp đích thực khác ở đời: có rồi không, tồn tại rồi tan biến. Và nó sẽ còn mãi với thiên thu.












Mỏm đáArios Pagos trên đồi Acropolis
Rạp hát Herodes Atticus trên đồi Philopappou
Đền Zeus
Quanh Syntagma có nhiều cửa hàng, quầy rượu, tiệm sách, quầy báo chí... Quảng trường là nơi hò hẹn số một của Athenes. Tôi thích lân la ở đây, nhâm nhi cốc cà phê, nhìn ngắm người qua lại. Từ trạm metro, từng tốp người đẹp tỏa ra, ngời ngời trong nắng. Nằm giáp ranh giữa Đông và Tây, người Hy Lạp trông giống châu Âu hơn châu Á. Nhưng về nhan sắc thì con gái Hy Lạp đẹp hơn con gái châu Âu - thanh cảnh hơn và nõn nà như búp huệ trắng. Có lẽ vì các nàng là hậu duệ của nữ thần Athena. Thuở xưa, không biết người ta có tế thần bằng các cô gái xinh đẹp và đồng trinh không? Một đất nước từng khai sinh ra nền dân chủ đầu tiên của nhân loại chắc không ai làm thế.




Quảng trường Monastiraki nằm về phía bắc Acropole, gần Agora, khu chợ cũ của Athenes thời cổ đại. Quanh quảng trường là khu phố thương mại nhộn nhịp, đông đúc, quyến rũ nhất Athenes; với nhiều những nhà hàng đặc sản vừa ngon, vừa rẻ, vừa Hy Lạp, lúc nào cũng đông nghịt du khách. Tôi chọn Nhà hàng Batraktaris, bởi ngồi đây có thể nhìn ra toàn bộ quảng trường. Nhà hàng không hẹp nhưng chật ních những người là người. Mythos là loại bia được ưa chuộng nhất Hy Lạp, nhưng tôi thích Zorbas hơn. Đó là loại bia mang tên một nhân vật của N. Kazantzaki (nhà văn Hy Lạp, tác giả của Alexis Zorba - mà tôi rất thú vị) - Alexis Zorba. Chắc nhiều lần cậu chàng đã đến đây. Những lúc thế này, thế nào Zorba cũng chọn một góc khuất nào đó, lặng lẽ quan sát nhân gian uống rượu để xác quyết rằng rốt lại chỉ mình anh ta biết uống rượu một cách điệu nghệ thôi. Liên tưởng ấy làm tôi thêm hứng khởi. Tôi thương lượng với một nhạc công trong ban nhạc đang chơi, anh ta vui vẻ nhường cho tôi cái Tombourint. Cứ như thể một nghệ sĩ chuyên nghiệp, tôi ngồi xuống ghế và ra hiệu cho ban nhạc tiếp tục. Cả nhà hàng dậy lên tiếng vỗ tay vì niềm vui bất ngờ. A, hóa ra Hy Lạp thế kỷ XXI vẫn còn nguyên tâm hồn Zorba.

Acropolis -the Propylaea
Acropolis - Athens
Acropolis
Acropolis

Vài nhà hàng ở Athens bán thức ăn Hy Lạp & quốc tế:
A Modo Mio [Italy]
(210 6915459)
Filippidi & Karpenisioti, GALATSI, Also lunch, ,
The menu offers a rich selection of Italian dishes that will appeal to all budgets. Wood and stone dominate the decor. Magical view of Athens
Abreuvoir (L') [France]
(210 7229106)
Xenokratous51, KOLONAKI, Also lunch,
The classiest French restaurant in town. Low lights inside and beautiful courtyard with mulberries
Aeolis [Cafe Restaurants]
(210 3312839)
Aeolou 23 & Aghias Irinis, ATHENS CENTER, Also lunch,
Bohe
Aeriofos [Bar Restaurants]
(210 3457334)
Iakhou 29 & Orfeos, GAZI,
Mediterranean cuisine served in a stone-built, candle-lit place.
Aetoma [Mez. with music]
(210 3251501)
N. Apostoli 5, PSIRRI, Closed Mon-Tue, Also Sun lunch
Aglio, Oglio y Peperoncino [Î?taly]
(210 9211801)
Porinou 13, MAKRIGIANNI, Closed Sun, Also Mon-Fri lunch
Young and joyful Mediterranean backdrop, for simple Italian and Mediterranean cuisine dishes.
Alekos Metropolitan [Bar Restaurants]
(210 3319650)
Mitropoleos 74, SYNTAGMA, Closed Sun, Also lunch,
Italian cuisine (and unbeatable desserts) H by Fabricio Bouliani in this inornate designer restaurant.
Alexandra [Beer Restaurants]
(210 6450345)
Argentinis Democratias 14, Alexandras Ave, Panathenian Park, AMPELOKIPI, Also lunch,
Low prices, fine service and 50 types of bottled beer
Alexandra [Greek]
(210 6420874)
Alexandras & Zonara 21, EKSARHIA, Also lunch,
Delicious homemade cuisine in a frugal space
Alexandras [Classic]
(210 8832711)
Alexandras 10 (Park Hotel, ATHENS CENTER, Also lunch,
Hangout for businessmen offering Mediterranean cuisine, in classic surroundings with live piano music
Altamira [Multi Ethnic]
(210 3614695, 3639906)
Tskaloff 36A, KOLONAKI, , Closed Sun, Also lunch, ,
Authentic Indian, Chinese, Arabic and Mexican cuisine in colonial styled rooms in Kolonaki and Maroussi.
Ama lahei [Tav. and Mez.]
(210 3845978)
Kallidromiou 69, EKSARHIA
No comments:
Post a Comment