Monday, July 27, 2009

Du lịch thảo nguyên: trở về với thiên nhiên

Một thảo nguyên bát ngát để tóc bạn hoà cùng với gió, một bãi săn rộng lớn và làm thoả mãn tất cả những chàng thợ săn ưa mạo hiểm hay một công viên quốc gia là chốn yêu thích của những ai yêu động vật? Tất cả sẽ có tại các vùng đồng cỏ rộng lớn của nước Mỹ.

The Great Plains

Từ thập kỷ trước, khi mà dân cư của vùng Đại Bình Nguyên (Great Plains - trải dài qua 10 bang của Mỹ là Montana, North Dakota, South Dakota, Nebraska, Wyoming, Kansas, Colorado, Oklahoma, Texas, và New Mexico), Mỹ còn thưa thớt, nhiều nhà bảo tồn thiên nhiên đã nhìn thấy một cơ hội tuyệt vời chưa từng có kể từ những ngày đầu thế kỷ 19.

https://woodward8.wikispaces.com/file/view/great_plains.jpg
Hãy đến vùng Đại Bình Nguyên để lần đầu chiêm nghiệm cảm giác lướt đi cùng gió…

Ngày nay, những người ưa thích các hoạt động ngoài trời, những ông chủ đất giàu có, những người tổ chức các tour du lịch và những nhà bảo tồn thiên nhiên đang chung tay trong một nỗ lực đưa vùng Đại Bình Nguyên trở lại trạng thái hoang dã của nó xưa kia, một dạng thảo nguyên xanh của Mỹ. Các chuyên gia bảo vệ môi trường đang làm sống lại quần thể động vật và quần thể thực vật, loài sói thì đang trở lại khu Yellowstone. Hy vọng rằng trong tương lai, một khu vực rộng lớn không hàng rào sẽ được tạo ra tại tất cả vùng đồng bằng từ vùng Trung Bắc Mỹ tới phía Đông dãy núi Rockie, phía Nam Tây Texas và bang New Mexico.

http://photography.nationalgeographic.com/staticfiles/NGS/Shared/StaticFiles/Photography/Images/POD/g/great-plains-buffalo-2646-sw.jpgTận mắt quan sát những động vật quý hiếm như buffalo, bison …

Ý tưởng đưa khu miền Tây trở lại sự hoang dã ban đầu là của hai giáo sư Frank và Deborah Popper. Trong một bài luận viết cách đây hai thập kỷ trên tờ tạp chí Planning, họ đã gợi ý đến việc khôi phục tính nguyên sơ cho miền Trung Tây Thượng (Upper Midwest) và đưa loại hình du lịch sinh thái nhằm phát triển kinh tế của vùng này.

http://media-2.web.britannica.com/eb-media/72/3072-004-AB3D3DF6.jpgVà thư giãn cùng vô số các loài hoa đồng nội

http://www.nationalgeographic.com/lewisandclark/images/movie/photogallery_large/20_b.jpgNhững nỗ lực bảo tồn đã được tiến hành mặc dù không phải chuyên gia bảo tồn thiên nhiên phương Tây nào cũng đồng tình với kế hoạch này. Tổ chức Thảo nguyên Hoa Kỳ (APF) một nhóm chuyên tạo ra những khu bảo tồn động thực vật hoang dã đã mua lại đất ở Montana và đưa loài bò rừng Hoa Kỳ về đây sinh sống.

http://www.progressive.com/images/blogContent/driving-destinations/DD_39GreatPlains_ArticleA.jpgTương tự, một tổ chức phi lợi nhuận khác, Hội đồng khôi phục các vùng đồng bằng rộng lớn cũng đang chung tay giúp sức bảo vệ vùng đất hoang tại bang South Dakota. Các ông chủ đất có tiếng như Ted Turner, người sở hữu 2 triệu mẫu Anh đất tại bang Colorado, Kansas, Motana, Nebraska, New Mexico, South Dakota và Oklahoma cũng đã dốc hầu bao mua đất và biến nơi đó thành không gian mở cho các loài động thực vật, đặc biệt là cái loài quý hiếm tự do phát triển. Ông John Hanson, chủ của khu du lịch sinh thái Logging Camp Ranch, bang North Dakota tâm sự: “Khi tôi và vợ bắt đầu công việc tổ chức du lịch cách đây hai thập kỷ, chúng tôi là hai người duy nhất ở tại đây. Còn hiện nay đã có hàng ngàn người”.

http://adventure.nationalgeographic.com/adventure-ratings-09/off-the-beaten-path.jpgCòn khu Off the Beaten Path, tại Bozeman, Mont thì là một trong những khu đầu tiên tận dụng lợi thế hoang dã để phát triển du lịch. Đáng kể nhất trong số các tour phải nhắc đến tour sáu ngày đi quan sát và chiêm ngưỡng họ hàng nhà sói, tất nhiên có cả người hướng dẫn đi cùng.

http://www.thegioitoi.com/upload/file_upload/file_uploadSerengeti5120.jpgDo các thảo nguyên rất thưa thớt, những người dân địa phương cũng đã bắt đầu nhìn thấy sự di cư đều đặn của các loài như linh dương có gạc nhiều nhánh, nai sừng tấm, sư tử núi, cừu hoang và bò rừng.

http://wvs.topleftpixel.com/photos/badlands_wide_01.jpg

Dù thường bị làm lu mờ bởi Công viên quốc gia Badlands gần đó, công viên Custer state của bang South Dakota vẫn tổ chức những chuyến đi thăm thú bằng xe jeep. Đây là cơ hội tuyệt vời cho các du khách yêu động vật bởi bạn chỉ cách bạn có vài chục centimet là cả một bầy bò rừng quý hiếm. Bạn sẽ tận mắt chiêm ngưỡng được thói quen cũng như nghe hướng dẫn viên du lịch kể về lịch sử sinh tồn vô cùng thú vị của chúng.

http://www.wisdomoftheelders.org/prog204/images/bison_grazing.jpgTrong khi đó, những cuộc dạo chơi tại bang North Dakota sẽ thoả mãn sở thích của những nhà điểu học. Đây chính là nơi trú ngụ của nhiều loài chim, trong đó có loài chim sẻ Baird’s. Theo một hướng dẫn viên du lịch tên là Jean Legge, có tới 90% hành khách tới đây không phải là người dân của North Dakota, nhưng họ đều biết rằng môi trường tuyệt vời nơi đây cho phép các loài động vật có thể sinh sản dễ dàng và thuận lợi mà không phải nơi nào cũng có được. Victor Emanuel Nature Tours, một trong những hãng du lịch sinh thái lớn nhất của Mỹ cũng có những chuyến đi kéo dài hàng tuần để khám phá các loài chim ở North Dakota, Minnesota và những bang khác ở miền Trung Tây.Nếu bạn là một người ưa cảm giác mạo hiểm và hồi hộp của những cuộc đi săn thì khu du lịch sinh thái Logging Camp Ranch chính là nơi dành cho bạn. Với sự trở lại của những đàn trâu rừng, bò rừng bizon trên một diện tích rộng đến hơn 100 mẫu Anh, bạn sẽ có cảm giác như đang lạc vào một khu rừng rộng lớn ở tận Phi châu. Nhưng cái giá của trò chơi này cũng không hề rẻ đâu nhé, hơn 2.000 USD cho một con bò đực.

http://southern.ducks.org/img/content/playas_birds2_resize.JPGKhu Thảo nguyên quốc gia Little Missouri tại bang North Dakota, với diện tích khoảng nửa triệu hecta cũng là một lựa chọn không thể chê vào đâu được. Với các tour du lịch tự động của APF, bạn sẽ được thoả sức lướt đi cùng gió, núi đồi, thảo nguyên, tận hưởng sự mát mẻ và thơm ngát từ những cây cỏ và hoa lá nơi đây.

http://comp.uark.edu/~anpowell/agate.jpg

Hiện nay, đúng với tính chất “du lịch hoang dã”, các tiện nghi dành cho khách du lịch vùng Trung Tây Thượng còn ở mức giản dị và khiêm tốn. Bạn sẽ tự lái xe đi thăm thú và buổi tối có thể ngủ trong những ngôi nhà gỗ hoang sơ và tưởng tượng như đang sống tại nước Mỹ thế kỷ 19, không có những bụi bặm, không có những ồn ào và ô nhiễm mà chỉ có sự trong lành và yên bình. Còn nếu bạn muốn có đủ mọi tiện nghi như ở giữa một thành phố lớn, hãy đến đây vào năm 2013. Theo ông Bryan, năm năm nữa cơ sở hạ tầng sẽ được cải thiện đáng kể và chắn chắn sẽ làm những du khách thượng lưu hài lòng.http://farm2.static.flickr.com/1334/1474093598_d61c12be2b.jpg

Gió thảo nguyên và âm thanh sa mạc Nội Mông

Bước xuống sân bay Bạch Tháp sau 45 phút trên chuyến bay Bắc Kinh - Hohhot, cơ sở hạ tầng hiện đại của thành phố thủ phủ vùng Nội Mông cũng như không khí du lịch sôi động nơi đây làm chúng tôi thoáng ngỡ ngàng. Các xe bus đường dài nối Hohhot với các khu vực khác liên tục đón khách.

Trong thành phố, những tuyến đường tám làn xe chạy rộng thênh thang, sạch đẹp.

Về miền cao xanh

Những ngôi lều trên thảo nguyên

Hohhot theo tiếng Mông Cổ nghĩa là thành phố xanh, tiếng Hán gọi là Thanh Thành. Đây là thủ phủ, đồng thời là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của khu tự trị Nội Mông Cổ. Nội Mông có diện tích hơn một triệu cây số vuông, trên bản đồ nhìn như cánh đại bàng kiêu hãnh sải cánh.

Từ khi du lịch phát triển, thảo nguyên bao la trở thành nơi giải trí, nghỉ ngơi cho đông đảo du khách. Các khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng của thành phố là lăng mộ Thành Cát Tư Hãn, miếu Vương Chiêu Quân… đã được quy hoạch và đầu tư nâng cấp chỉnh trang. Người dân nơi đây lại giàu những lời ca, điệu múa truyền thống và rất nhiệt tình đón khách nên hình thức homestay (ở nhà dân) cũng được ngành du lịch Nội Mông khai thác triệt để.

Xe đưa chúng tôi tiến vào thảo nguyên theo tuyến đường nhựa hiện đại. Khi các cụm nhà ở bắt đầu thưa thớt, dần hiện ra con đường đất với những ngôi nhà hình chiếc lều rải rác cô độc giữa thảo nguyên bao la. Gần đến nơi, từ trên xe chúng tôi đã cảm thấy ngợp khi nghe tiếng vó ngựa rầm rập. Thì ra đó là những người đàn ông Nội Mông tráng kiện phi ngựa phía trước dẫn đường và hộ tống hai bên xe chờ đón khách.

Người dân Nội Mông đang đón tiếp du khách

Được người dân địa phương mời lên lưng ngựa chinh phục thảo nguyên, tôi có cảm giác mình sắp sửa trở thành người hùng kiêu bạc vai đeo cung tên để “gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo”. Có nài ngựa dìu dắt những bước đi ban đầu, đến khi đã thẳng lưng vững chãi thì du khách có thể thỏa sức phi ngựa lao thẳng vào thảo nguyên ngút tầm mắt mà không lo bị ngã (các chú ngựa này đã quen công việc phục vụ những vị khách phương xa).

Khu vực tập bắn cung cũng được dựng ngay trên thảo nguyên với lô nhô các lốp xe như hoa đất dựng lên định hướng cho tầm ngắm chuẩn xác. Cung tên căng ra trên cánh tay, chân bám chặt trên lưng ngựa giữ thăng bằng, dù mũi tên có lao trúng đích hay không thì ai cũng cười sảng khoái vì những phút giây “yêng hùng” có thật trong chuỗi ngày du mục lý thú này.

Những “kỵ sĩ” dẫn đường

Vẫn biết từ tháng 5 đến đầu tháng 10 là khoảng thời gian lý tưởng nhất để tham quan Nội Mông vì lúc này đồng cỏ xanh tươi, không khí mát mẻ. Vậy mà khi đặt chân xuống thảo nguyên Xilamuren, chúng tôi vẫn ngỡ ngàng trước khung cảnh đẹp như tranh. Mùa này, toàn bộ thảo nguyên rực rỡ sắc màu của cỏ xanh cao gần tới đầu gối, xen kẽ với những lớp cỏ bụi trổ hoa tím cà, nâu đỏ và vàng nghệ. Tất cả tạo nên phông nền thiên nhiên tuyệt hảo cho những ngôi lều trắng tựa như nón úp.

Gió thổi từ tứ phía tạo nên những âm thanh rất lạ, như có ai đang thì thầm bên cạnh. Chúng tôi được mời vào một lều lớn nhất và lâu đời nhất ở đây. Khi tấm cửa bằng da dê khép lại, một phần đời sống du mục bắt đầu mở ra với những chiếc cung tên, tranh vẽ trên da ngựa, những bộ yên ngựa được bài trí khắp nơi.

Ghé thăm các lều hay còn gọi là MongCo Bao dành riêng cho khách du lịch, chúng tôi lại gặp một bất ngờ khác: bên trong những chiếc lều màu trắng sữa giản dị được dựng lên theo đúng cấu trúc xưa kia là những trang thiết bị nội thất khá hiện đại, có cả tivi, nhà tắm và điện thoại. Ngồi trong lều ngắm nhìn thảo nguyên xanh ngát với những đàn ngựa thẩn thơ gặm cỏ qua ô cửa sổ bé xíu, bỗng dưng thấy cuộc sống như chậm lại và tâm hồn thật thư thái.

Ở Nội Mông, trẻ em lớn lên trên lưng ngựa, còn ngựa lớn lên theo những ngày tháng cùng người đàn ông chăn dê, phi nước đại săn bắn và lang thang trên thảo nguyên tìm hoa thơm tặng những cô gái đẹp. Những ai đã đọc Totem sói khi đến đây nghe tiếng ngựa hí, thấy dáng người phi ngựa trên đồng cỏ hẳn sẽ liên tưởng đến đoàn thiết kỵ và sói Mông Cổ tung hoành trên thảo nguyên xa xưa.

Sói là một mắt xích lớn trong đời sống thảo nguyên. Người Mông Cổ sống để chiến đấu với sói nhưng khi chết lại cần đến sói thông qua tập tục thiên táng. Thời tung hoành của Thành Cát Tư Hãn ngang dọc từ Á sang âu cũng được cho là dựa trên hai tố chất: trí tuệ của sói và tốc độ của ngựa.

Khúc giao hưởng của cát

Cáp treo băng qua lòng chảo sa mạc

Đến sa mạc Vọng âm, chúng tôi lần lượt xỏ chân vào những đôi tất đặc biệt để có thể đi bộ trên cát mà không bị bỏng chân. Với người dân nơi đây, cát không vô tri vô giác, mà chứa đựng nhạc. Mỗi khi gió thổi và đổi hướng, mỗi khi chiếc xe địa hình chuyên dụng chở khách uốn lượn trên từng lớp sóng cát… trong không gian vang lên nhạc điệu u u huyền diệu. Những nốt nhạc trong cát đã mang đến cho sa mạc quanh năm khô khát cái tên Vọng âm đầy chất thơ.

Được đi cáp treo để ngắm sa mạc từ trên cao, ngắm đồi cát nhấp nhô đủ hình thù kỳ lạ rồi cưỡi lạc đà xuyên thẳng vào lòng chảo sa mạc - nhiều người chợt nhận ra bấy lâu nay trong sâu thẳm tâm hồn mình vẫn hiện hữu nỗi khát khao được trải nghiệm một đời sống khác. Thật khó quên cảm giác được người dân địa phương nhấc bổng lên và đặt ngồi vào giữa hai bướu của chú lạc đà.

Chuẩn bị chinh phục sa mạc bằng lạc đà

Cưỡi lạc đà thoải mái hơn cưỡi ngựa vì lạc đà di chuyển chậm rãi, từ tốn. Hấp dẫn nhất là được ngắm và chụp ảnh bên những cồn cát sa mạc, nhìn cát đổi màu theo từng giờ trong ngày, từ màu vàng sang màu bạc rồi thành màu hồng. Vào sa mạc, nếu không có những loại xe chuyên dụng và đội ngũ hướng dẫn viên dày kinh nghiệm, du khách sẽ dễ có cảm giác lạc vào trận đồ bát quái của cát và say đắm trong hợp âm của cát mà quên đường về.

Giữa mênh mông cát và bước chân lạc đà đủng đỉnh, người lữ hành có cảm giác như đang trở thành những nhân vật chính trong các phim dã sử của Trung Quốc, Hong Kong…

Đêm thảo nguyên

Ngày nay, phần lớn người dân Nội Mông đã định canh định cư, nhưng chiếc lều du mục vẫn tồn tại như một biểu tượng của kiến trúc và văn hóa sinh hoạt trên thảo nguyên. Thời buổi nhà nhà làm du lịch thì lều cũng được gắn sao. Chúng tôi ngủ trong những chiếc lều 4 sao, một sản phẩm tuyệt vời của cuộc sống gắn liền với thiên nhiên.

Lều là những ngôi nhà hình tròn với hai cột đặt cách nhau khoảng 1,2m được đỡ bởi bộ khung vững chãi. Bộ khung lều được phủ ba lớp: ngoài cùng là lớp vải bạt màu trắng, kế đến là một lớp vật liệu như kiểu da thô bằng lông thú nén lại, có tác dụng cách nhiệt; bên trong là thảm trang trí hoặc một lớp da lông thú. Sàn lều bằng gỗ được lắp với bốn bánh xe lớn để có thể di chuyển mỗi khi muốn thay đổi chỗ ở. Mọi kích thước của lều được tính toán kỹ để đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè, còn đồ dùng cũng có kích thước thích hợp để đảm bảo sinh hoạt tối thiểu cho một gia đình và tiện lợi khi di chuyển từ nơi này đến nơi khác.

Nghi thức trước khi thưởng thức thịt dê nướng

Về đêm, du khách sẽ cảm nhận được sâu sắc hơn đời sống du mục khi tham gia lửa trại do người dân địa phương tổ chức. Rượu được đựng trong những chiếc sừng đen bóng và liên tục mời khách uống để giữ ấm. Cách thưởng thức thịt dê, thực phẩm chủ yếu trong các bữa ăn ở Nội Mông Cổ - cũng được tổ chức theo nghi thức tế lễ độc đáo: dê nướng nguyên con được trang trí đẹp mắt, đặt trên chiếc bàn có bánh xe do hai cô gái xinh đẹp từ từ đẩy vào trong lều.

Một điệu múa của người dân Nội Mông

Sau những lời khấn tế của vị chủ lễ tôn kính, hai vị khách đại diện trong đoàn sẽ được mời lên cắt những miếng thịt dê nướng đầu tiên, sau đó tung lên cao để cúng trời đất. Trong hơi rượu nồng ấm và ánh lửa trại bập bùng, được thưởng thức lời ca, điệu múa của các chàng trai, cô gái cùng tiếng đàn Mã Đầu Cầm tấu khúc vó ngựa vi vút trên thảo nguyên đêm lộng gió thật là một khoảng thời gian đẹp và lạ trong đời.

Trà sữa và những đặc sản từ sữa

Người địa phương còn mời du khách thưởng thức sữa dê, sữa ngựa hoặc trà sữa có màu nâu nhạt như cacao. Sữa vắt ra được chứa trong những thùng sắt để qua đêm, người ta hớp lớp váng sữa trên mặt rồi cho sữa vào những bao da lớn, dùng một cây gỗ khuấy mạnh. Sữa lên men chua, trở thành món sữa có vị chua nhẹ.

Váng sữa cũng để lên men và phơi khô thành những tấm bánh màu trắng đục, rắn như đá, nhưng khi cho vào miệng nhai thì thấy dẻo và có vị bùi béo - đây chính là thức ăn khoái khẩu trong mùa đông. Các sản phẩm trà, bánh kẹo chế từ sữa ngựa, sữa dê được bày bán nhiều tại chuỗi cửa hàng, siêu thị sang trọng khắp Hohhot.

Bữa sáng thông thường của người dân nơi đây có sữa dê, các loại bánh, pho mát dê nên cơ thể ai cũng cường tráng, cao lớn. Thật chẳng ngạc nhiên khi một trong những người cao nhất thế giới trong sách Guinness chính là dân Nội Mông: ông Bao Xishun, cao khoảng 2,36m, làm nghề chăn nuôi gia súc.

Một ngày được rong ruổi giữa thảo nguyên bao la, một ngày được sống đời du mục mới nhận ra rằng tâm hồn đã đạt tới sự khoáng đạt chưa từng có.

No comments:

Post a Comment