Thursday, July 23, 2009

Hình ảnh Việt Nam năm 2008





























































2. Miền Tây Nam Việt:
Long An


















Mỹ Tho




























Cầu Rạch Miễu: Ba tháng sau khi cầu Rạch Miễu thông xe, báo chí trong nước lại tiếp tục bài ca về nó, chỉ khác là không còn “hân hoan, phấn khởi” chào mừng mà than thở, bực mình cho số phận vừa khánh thành đã lạc hậu của cây cầu.

Ngày 4 tháng 2, báo Tuổi Trẻ đưa tin “Tái diễn tình trạng tụ tập trên cầu Rạch Miễu”. Theo đó: “Ban an toàn giao thông tỉnh Bến Tre vừa quyết định đầu tư hơn 820 triệu đồng lắp đặt hệ thống biển báo, đèn cảnh báo giao thông tại một số ngã tư và làm gờ giảm tốc từ chân cầu Rạch Miễu phía Bến Tre đến trạm thu phí. Do lưu lượng xe qua cầu khá lớn trong khi đường dẫn vào cầu khu vực này rất hẹp và các ngã tư giao với đường dẫn chưa có đèn tín hiệu giao thông nên các phương tiện đi qua khu vực này rất lo lắng”.

Chúng tôi mới có dịp đi qua cầu treo mới toanh, sơn vàng, cờ phướn phất phới. Ðiều làm chúng tôi ngạc nhiên là ở điểm cao nhất trên nhịp giữa của cây cầu này luôn có tình trạng ai thích, cứ ngang nhiên đậu xe giữa cầu, hứng hơn nữa thì tự do đi, đứng nhởn nhơ. Giữa cầu Rạch Miễu, người, các loại xe, từ xe đò, xe hơi đến xe hai bánh gắn máy ùn ùn dừng lại ngắm cảnh và chụp hình làm kỷ niệm. Chưa kể giữa cầu còn một đội quân bán hàng rong bám theo các vị khách ngắm cầu, sự hỗn loạn, mất trật tự còn trầm trọng hơn cả phà Rạch Miễu ngày trước.

Những chuyện đáng lo về cầu Rạch Miễu không chỉ có chừng đó. Ai đã ngắm cầu thế nào cũng nghị đến chuyện trong tương lai, thế nào cũng sẽ có người từ cầu té xuống sông. Sự lo âu này hoàn toàn hữu lý. Cứ đi bộ qua cây cầu này sẽ thấy hai lối dành cho khách bộ hành chạy dọc hai bên cầu có lan can quá thấp, chấn song lại thưa. Khoan tính đến gió bão mỗi năm cả chục bận, bình thường, gió ở cửa sông Tiền cũng đã rất lớn, đủ làm chìm ghe, sập nhà. Vậy mà không hiểu tại sao các “công trình sư của thành tựu kỹ thuật hoàn toàn Việt Nam” (gọi theo kiểu báo chí Việt Nam) này, lại thiết kế lan can như vậy.

Khoan so sánh lan can cầu Rạch Miễu với cầu Mỹ Thuận (do nước ngoài làm), đem lan can cầu Rạch Miễu so sánh với lan can những cây cầu đã hàng trăm tuổi do người Pháp xây dựng trên khắp Việt Nam, hoặc so với những cây cầu treo do dân chúng miền Tây tự xây dựng cũng đủ để thấy các “công trình sư của thành tựu kỹ thuật hoàn toàn Việt Nam” coi mạng người chẳng ra gì cả. Sự tôn trọng này thua xa những nông dân tự thiết kế, tự xây dựng những cây cầu treo ở miền Tây. Những nông dân sắm vai kỹ sư đó luôn tính đến sự an toàn của người dân đi bộ qua cầu. Sắp tới, nếu có ai đó, vào một ngày nào đó, bị gió thổi rớt từ cầu xuống sông hay sơ ý, sẩy chân té xuống nước thì ai sẽ chịu trách nhiệm. Chắc chắn là không có ai và trong trường hợp này, mạng người cũng chỉ như những bịch nylon bị gió trên cầu thổi bay tung tóe ra sông...

Có mặt trên cầu Rạch Miễu, chứng kiến cảnh nông dân hai tỉnh Bến Tre và Tiền Giang nô nức đi xem cây cầu treo được quảng bá là “thành tựu kỹ thuật tuyệt vời do chính kỹ sư, công nhân người Việt xây dựng”, nhìn cảnh nông dân hớn hở,... bỗng nhiên thấy thương họ. Thật ra cầu Rạch Miễu không phải không đẹp và lợi ích của nó không phải là nhỏ song đáng tiếc là nó vừa thiếu an toàn, vừa quá hẹp. Hẹp tới mức lỗi thời ngay khi vừa khánh thành.

Bề ngang của cầu Rạch Miễu chỉ có đúng 12m. Không hiểu tại sao khi đã sang thế kỷ 21 mà các “công trình sư của thành tựu kỹ thuật hoàn toàn Việt Nam” lại có thể thiết kế một cây cầu “nhằm phá thế bị cô lập của cả một tỉnh” với chiều ngang tương đương những cây câu đã được xây dựng cách nay hàng trăm năm.

Các “công trình sư của thành tựu kỹ thuật hoàn toàn Việt Nam” vốn nói luôn miệng, vẽ luôn tay những nghị quyết nhằm “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” cả quốc gia mà tầm nhìn lại chỉ vỏn vẹn có 12m chiều ngang.

Một người bạn tôi nói đùa, dù sao thì họ cũng có tiến bộ, ngày xưa, ông Tố Hữu, một thứ chính ủy của cả chế độ, tưởng tượng hết mức cũng chỉ mơ: “Ðường ta rộng thênh thang tám thước”. Cũng người bạn này bảo: Ðể khỏi bứt rứt, nên nghĩ thế này, dù sao có cầu cũng hơn là không có gì sau bao nhiêu năm đóng góp đủ thứ...”

Ðứng ở nhịp giữa cầu Rạch Miễu, ngắm hai bờ sông Tiền ngập trong nắng chiều vàng rực, ai cũng mong cây cầu vững chãi và lạy Trời cho người qua cầu an toàn. Song dù dễ tính và suy nghĩ đúng với “lề bên phải”, người ta cũng thấy cầu Rạch Miễu sẽ lạc hậu rất nhanh. Niềm vui tránh được chuyện chờ phà sẽ sớm được thay bằng nỗi lo vì kẹt cứng trên một cây cầu cao vài chục thước giữa dòng nước chảy xiết.

Khi rời cầu Rạch Miễu về Mỹ Tho, trong câu chuyện ở quán cà phê bên đường, bạn tôi bảo: “Nếu ông muốn, tôi sẵn sàng đánh cá với ông là chỉ ít năm nữa, họ sẽ tuyên bố xây một cầu Rạch Miễu khác vì cầu hiện có quá tải”. Một người bạn khác trề môi: “Ông nói vậy là chưa hiểu Ðảng ‘mình’. Theo tôi, họ sẽ lập kế hoạch, xuất ngân sách làm thêm một cây cầu có bề ngang 12 mét nữa. Tiền của dân chứ đâu phải tiền của họ. Chưa kể, khi có hai cây cầu, mỗi cái một chiều, họ sẽ lập trạm thu phí gấp đôi”.

Vĩnh Long


















Cần Thơ
3. Hà Nội
4. Hạ Long
5. Ninh Bình & Hoa Lư
tamtay.vn - photo - Hoa Lư -Ninh BìnhHình ảnh Cố đô Hoa Lư
tamtay.vn - photo - Hoa Lư -Ninh Bình
tamtay.vn - photo - Hoa Lư -Ninh Bình
tamtay.vn - photo - Hoa Lư -Ninh Bình
tamtay.vn - photo - Hoa Lư -Ninh Bình
tamtay.vn - photo - Hoa Lư -Ninh BìnhHình ảnh C.Trình dân làng Kênh Gà đóng góp 1.JPG
Hình ảnh Nhà  thờ Làng Kênh Gà .jpgHình ảnh Tam Cốc - Bích ĐộngHình ảnh C.Trình dân làng Kênh Gà đóng góp 4 .jpgHình ảnh Nhà  thờ thiên chúa Làng Kênh gà  1.jpgHình ảnh núi Đầu Cóc.jpg
6. Nam Định:thị trấn Yên Định, Hải Hậu (Nam Định)
Nhiều căn nhà cổ mang dáng vóc kiến trúc Pháp.
Tuy nhiên, cũng có không ít nhà được xây mới trong vài năm trở lại đây.
Chiếc cầu Ngói vẫn rêu phong như ngày nào.

No comments:

Post a Comment