Thursday, July 23, 2009

Du lịch miền Nam California(1)

Hôm nay, tôi xin mời bạn đến thăm miền Nam California - nơi mà tôi đã định cư trên 20 năm qua. So với các tiểu bang khác và với miền Bắc California thì Nam California có nắng ấm gần như quanh năm, ngay cả trong những tháng 12 hay tháng giêng mà nước Mỹ đang vào mùa đông thì Nam California vẫn có nhiều ngày nắng ấm, thậm chí có những bữa trưa nóng nực như mùa hè ! Ðiều đáng ngại nhất cho cư dân Nam California là động đất, sau đó là giá nhà quá cao. Bù lại, thức ăn phong phú (hầu như có đủ món ăn từ khắp nơi trên thế giới), nhiều khu vui chơi - giải trí - du lịch trong điều kiện thời tiết rất giống Việt Nam. Trong 5 county (Los Angeles County, Orange County, San Bernardino County, Riverside County & Ventura County) thì xin mời bạn đến Los Angeles trước vì nơi đây là thành phố lớn nhất, có phi trường quốc tế LAX- 1 trong những cửa ngõ chính đi vào Hoa Kỳ !
A. Los Angeles County: chiếm diện tích 4,752 square miles (12,308 km²), trong đó gồm 4,061 square miles (10,518 km²) đất và 691 square miles (1,791 km²) (14.55%) là mặt nước, với 88 thành phố (city) lớn nhỏ và nhiều vùng phụ thuộc (unincorporated areas) khác, quan trọng và lớn nhất là Cityes, sau là Long Beach, Glendale, Santa Clarita, Pomona, Torrance, Pasadena, Palmdale, Lancaster, El Monte, Inglewood, Downey, West Covina, Norwalk, Burbank. Chia thành 5 khu vực chính: Ðông(Ðông Los Angeles, vùng chân núi San Gabriel Valley & Pomona Valley bao gồm dãy núi San Gabriel và rừng Angeles National Forest), Tây (Tây Los Angeles, vùng ven biển/ Beach Cities), Nam( vùng ven biển South Bay & Palos Verdes Peninsula, Nam Los Angeles, Gateway Cities), Bắc (San Fernando Valley, một phần của thung lũng Antelope Valley & Santa Clarita Valley với nhiều núi và sa mạc giáp ranh với Kern County), Trung tâm: Downtown Los Angeles, Mid-Wilshire). Xét về kinh tế, Los Angeles County có GDP thuộc vào "top 20" vùng giàu nhất thế giới, với phi trường quốc tế LAX, cảng Long Beach, nhà ga Union Station, hệ thống xa lộ (freeway & highway) sầm uất và tấp nập nhất nước Mỹ. Những trường đại học nổi tiếng ở đây như USC, UCLA, CPU POMONA, CSULA, CSUN... hay LMU, Clairmont College, Pepperdine College,...
1. Thành phố Los Angeles là thành phố lớn nhất California, thứ 2 Hoa Kỳ, dân số(2006): 3.8 triệu (gồm rất đông di dân từ khắp TG). "Thành phố Thiên Thần" lập từ năm 1781, do t
hống đốc Mễ là Felipe de Neve (1 nhà hàng mang tên ông, "Felipe" khá nổi tiếng ngay góc đường Ord và Alameda) với tên gọi ban đầu là "El Pueblo de Nuestra Señora la Reina de los Ángeles de Porciúncula" (vẫn còn di tích tại
công viên El Pueblo gần Olvera Street ngay downtown), thuộc Mexico từ 1821 đến 1848 (sau khi cuộc chiến Mỹ-Mễ kết thúc với phần thắng thuộc về Mỹ nên Los Angeles trở thành phần đất của Mỹ) và chính thức "incorporated" là thành phố của Mỹ từ ngày 4/4/1850. Ðây là trung tâm văn hóa, kỹ thuật, du lịch và thương mại quốc tế; trong đó có Hollywood là "kinh đô điện ảnh", âm nhạc, truyền hình và video games cầm đầu bởi những ông chủ Do Thái & Nhật.
a. Downtown LA: of Los Angel
- City Hall là công trình kiến trúc nổi bật nhất, nằm giữa 4 con đường chính của khu downtown LA (Main, Spring, 1st. & Temple). City Hall vừa được tu bổ, gia cố kết cấu (retrofit) và làm bên lại bên trong với phí tổn trên 300 triệu USD. Hàng năm vào dịp Giáng Sinh & Năm Mới, một cây thông thật to và trang trí thật đẹp dược đặt ngay cổng chính trên đường Spring St. Phía sau có một tòa nhà thứ 2 được nối bởi một chiếc cầu trên không dành cho người đi bộ(ped OC) mà bên dưới là khu LA Mall với nhiều quán ăn, tiệm sách, hàng quán nằm dưới mặt đất. LA Mall có 2 hồ nước thường tập trung rất đông công chức đến ăn trưa, từ City Hall, Caltrans district 7, sở cảnh sát(LAPD), Children Museum và khu Tòa Án, Sở Di Trú(INS) quanh đó. Gần đó là khu building mới của CT Dist. 7 (giống như 1 chiến hạm cao 13 tầng với bảng số 100 thật lớn ngay mặt tiền) & LAPD. Kế bên là tòa soạn báo LA Times cũng là 1 landmark của LA. Bây giờ hãy lấy City Hall làm điểm mốc để khởi hành cho chuyến du lịch Los Angeles.
Ði bộ về phía Nam của City Hall là khu Little Tokyo (phố Nhật) với khách sạn New Otani có roof garden trên lầu với thác nước, suối, hồ và cây cảnh design theo kiểu Japanese garden rất đẹp, thường tổ chức triển lãm hoa lan vào ngày Tết của Nhật. Ngay phía sau New Otani có rất nhiều hàng quán của người Nhật; trong đó có chợ Marukai, các nhà hàng bán thức ăn Nhật. Tôi thích nhà hàng USUI, TOT và khu Hondo Plaza. Trước chợ Marukai có mô hình phi thuyền và tượng phi hành gia gốc Nhật. Xéo bên kia đường có tượng 1 cậu học trò Nhật ngày xưa, với khu plaza thường tổ chức hội chợ & văn nghệ vào ngày văn hóa Nhật.

Ði bộ về phía Bắc của City Hall là khu Disney Concert Hall màu bạc lấp lánh và là Music Center thứ 4 của LA. Nằm trên Hope Street, Grand Avenue, 1st & 2nd Streets, có sức chứa 2,265 người, là nơi trình diễn của Los Angeles Philharmonic Orchestra & Los Angeles Master Chorale. Gần đó là khu văn hóa với nhà bảo tàng nghệ thuật (museum of Art), concert hall cũ nay là nơi triển lãm. Xa hơn 1 chút là khu Financial district, khu Bunker HillCentral Library (nơi tập trung sách báo từ nhiều nước, có cả sách từ Việt Nam) với nhiều cao ốc và vài công trình điêu khắc bên cạnh hồ nước hay hoa viên. Trong khu khách sạn có k/s Bon Aventure mà du khách ngồi uống café có thể thấy toàn cảnh LA khi tầng trên cùng xoay 360 độ như Space Needle ở Seattle. Gần đó có tháp US Bank do KTS gốc Hoa I.M.Pei thiết kế.

Ði bộ về phía Ðông của City Hall là khu tòa án, nhà giam và nhà thờ chánh tòa mới của LA(Cathedral of Our Lady of the Angels, thuộc Roman Catholic Archdiocese of Los Angeles) rồi đến khu cổ xưa nhất LA: Olvera Street. El Pueblo de Los Angeles Historic Monument là nơi khởi thủy của LA mà nhiều người Mễ & Latinos gọi là 'La Placita Olvera', có từ 1911, lúc ấy gọi là Sonora Town. Bây giờ khu này trở thành di tích với hàng quán của Mễ và một công viên mà du khách vừa dạo chơi vừa cảm giác được văn hóa Tây Ban Nha (Spanish) khi nghe nhạc Mễ & tiếng Spanish, ăn thức ăn Mễ và ngửi được mùi ...Mễ. Thỉnh thoảng có thể thấy một nhóm vũ công da đỏ(Native Americans) đến múa hát trong công viên này. Buồn cười nhất là dịp Tết Tàu, nơi này có ngày hội treo lồng đèn Tàu (Chinese Lantern Festival) và nhạc Tàu réo rắt khi vũ công Tàu uốn éo múa ca, có cả múa lân đánh trống tùng xèng ầm ĩ. Khu Olvera Street này có một nhà trọ, một trạm cứu hoả, một nhà bảo tàng và một nhà thờ cổ xưa nhất downtown.

Xa hơn một chút là khu Chinatown (phố Tàu) với cổng chính có 2 con rồng lộn dẫn vô khu buôn bán của người Hoa(bây giờ đa số chủ tiệm là Việt gốc Hoa chứ Tàu ở Mỹ hay Hongkong, Ðài Loan, TQ...đã dời đi); trong đó có nhiều tiệm ăn bán lunch special(như Hoy King, Mayflower, Sam Woo... chỉ có $5 USD/ món ăn Tàu, free cơm và trà !), nhiều thương xá buôn bán tấp nập (lớn nhất là tiệm Wing Hop Fung của 1 người Hoa gốc Cà Mau - Bạc Liêu). Vô khu Chinatown ở LA, bạn tha hồ nói tiếng Việt Nam, ăn thức ăn do người Việt gốc Hoa nấu, nghe nhạc Việt, mua đồ từ Việt Nam & TQ với giá rẻ (phải trả giá !). Cái hay của người Tàu là đi đâu, sống ở đâu, họ cũng gìn giữ ngôn ngữ, văn hóa truyền thống của họ. Vô Chinatown nào cũng thấy những hình ảnh quen thuộc của xã hội Tàu, cũng nghe tiếng Tàu, cũng bán thức ăn, quần áo và vật dụng của Tàu. Việt Nam rất giống Tàu ở điểm này. Thư viện công cộng (Public Library) ở Chinatown cũng có rất nhiều sách báo, phim, nhạc Việt Nam. Nhiều tiệm phở (Hòa, 79, APC...) và hủ tíu/ mì (Thanh Vị) Việt Nam. Một tiệm ăn Campuchia tên là Battambang bán hủ tíu Nam Vang rất ngon. Trên đường Broadway gần đó là khu Chinatown (phố Tàu) nguyên thủy của người Hoa có tượng ông Tôn Trung Sơn và khu buôn bán từ khi người Tàu vừa đinh cư ở đây.
Ði đường Cesar E. Chavez về phía Bắc của phố Tàu đổi thành Sunset Blvd sẽ gặp sân vận động Dodger Stadium, Elyssian Park, Echo Park - nơi có một hồ nước rộng lớn mà hàng năm vẫn có hội hoa sen khi 1 góc hồ này nở đầy hoa sen. Tuy nhiên, Sunset Blvd vẫn mang tiếng là "con đường tội lỗi" với rất nhiều khu ăn chơi, nhất là nude dancing club và bar (+ gái điếm) mà nhiều tài tử Hollywood và nhà giàu ở Bel Air thường ghé đây. Bạn lái xe đến đây rồi thì nhất định phải tìm đến Hollyhock House trong khu Barnsdall Park (4800 Hollywood Boulevard, Los Angeles, CA 90027) của Frank LLoyd Wright - ngôi nhà nổi tiếng của LA xây từ năm 1921 mà tất cả sinh viên kiến trúc ở California đều phải biết đến. Gần đó là đại lộ Hollywood (Hollywood Boulevard, từ Sunset Boulevard đến Vermont Avenue, chạy thẳng đến Laurel Canyon Boulevard), có "Hollywood Walk of Fame" (từ Gower Street tới La Brea Avenue, sau này kéo dài tới Vine Street) với lề đường đầy những ngôi sao khắc tên tuổi những tài tử nổi tiếng & những người đã cống hiến cho điện ảnh Hollywood. Khu này còn có nhiều landmark liên quan đến điện ảnh như khu Bob Hope Square (giữa Hollywood & Vine), những rạp hát cũ kỹ từ thời Hollywood mới lập ra như Grauman's Chinese Theatre, Grauman's Egyptian Theatre, El Capitan Theatre, hay bảng Hollywood Sign to tướng nằm chình ình trên sườn núi mà khi lái xe trên xa lộ I-5 cũng có thể nhìn thấy. Phụ nữ nào thích quần áo lót sexy thì nhất định sẽ tìm đến Frederick's of Hollywood và hàng chục tiệm lingerie rất "hấp dẫn" và "cắt cổ" trong khu Hollywood & Highland này. Hollywood Roosevelt Hotel là khách sạn nổi tiếng vì từng có mặt trong nhiều cuốn phim. Nếu rảnh, nhớ ghé vô Hollywood Wax Museum với nhiều tượng sáp của nhiều nhân vật nổi danh. Kế bên là Grauman's Chinese Theatre, Janes House và Kodak Theatre. Gần đó là Masonic Temple- nhà của Jimmy Kimmel Live, nhà hàng Musso & Frank Grill (6667 Hollywood Boulevard), Pantages Theatre (RKO Pantages Theatre, ở 6233 Hollywood Boulevard, từng là nơi trao giải Oscar và sản xuất nhiều phim nổi tiếng như "Lion King"), nhà hàng "Pig 'n Whistle" với hình ảnh mấy chú heo con dễ thương, tờa soạn báo "Ripley's Believe It Or Not" một thời oanh liệt... Thực ra khu này nổi tiếng vì hàng năm có tổ chức trao giải Oscar ở Kodak Theatre và ngày thường thì có thể tình cờ bắt gặp nhiều tài tử đến đây ăn uống, mua bán hay dạo chơi vì đây là khu shopping center khá đắt. Ví dụ như Paris Hilton, Lindsay Lohan, Jamie Foxx thường vào Tex-Mex restaurant ngay góc Hollywood & Ivar do Eva Longoria (thường gọi là "De-Nada") làm chủ. Nhiều người thích thú khi tình cờ bắt gặp những tài tử này chứ riêng tôi thì ...chẳng bao giờ để ý vì ngoài đời thường thì họ cũng chẳng có gì đáng để ý, gặp rồi sẽ biết (chán!). Crustacean là một nhà hàng Việt Nam khá đẹp và mắc ở khu này(9646 S Santa Monica Blvd, Beverly Hills, CA 90210) nhưng được nhiều tài tử ưa chuộng vì lối trang trí (thích nhất là dòng suối ngay lối đi & hồ cá koi) và 2 món cua & Garlic Noodles. Ðừng quên ghé vô khu Beverly Center, khu nhà giàu Rodeo Drive hay khu Melrose Avenue nhộn nhịp.
Kế bên là khu đài Thiên Văn (Griffith Observatory), rạp hát Greek Theatre, Autry Museum, Sở Thú (L.A. Zoo, đặc biệt có "bird show" mà bạn nên xem), Griffith Park Southern Railroad cho trẻ em làm quen với xe lửa, có đường dành riêng cho người cỡi ngựa trong khu Griffith Park mà bất cứ ai đến LA cần ghé qua. Rạp hát ngoài trời Hollywood Bowl (2301 North Highland Avenue) cũng là 1 điểm mà bạn nên đến coi cho biết vì đây là nơi trình diễn của dàn nhạc giao hưởng và nhiều ban nhạc nổi tiếng khác.
Bên kia xa lộ I-5 là Glendale và khu "Little Armenia" có rất đông dân gốc Armenian cư ngụ dọc theo xa lộ CA-2 và đường Verdugo, nhất là khu vực quanh trường Glendale City College có nhiều nhà đẹp nằm theo sườn đồi.

Xa hơn nữa, gần đường Wilshire là Koreatown với nhiều ngân hàng, quán/ tiệm và chợ Ðại Hàn, nổi bật là văn phòng của Korean Air & Asiana. Bên kia xa lộ 101 là khu Thai Town với các hàng quán và chợ Thái nhưng nhỏ hơn khu Tàu & Việt Nam nhiều. Ðại lộ Santa Monica rất sầm uất với nhiều cao ốc và khu thương mại, nhất là khu Westwood qua Beverly Hills, Bel Air, UCLA cho đến tận bờ biển Santa Monica. Ði tiếp xa lộ 101 về hướng Bắc một chút sẽ thấy Capitol Records Tower và khu giải trí Universal Studio rộng lớn mà bất kỳ ai muốn biết và làm quen với kỹ nghệ điện ảnh Hollywood đều nên ghé qua chơi một lần rồi sẽ biết !
Ði bộ về phía Tây của City Hall là khu Mễ trên đường Broadway từ chợ Central Market (bán đủ loại thức ăn
Mễ, Trung Ðông, Tàu, Thái..., rau và trái cây với giá rẻ) tới tận Olympic và xa hơn nữa.
Gần Little Tokyo có Toy District là chợ đầu mối của tất cả đồ chơi từ nước ngoài (chủ yếu là Tàu TQ & Taiwan) nhập vào nước Mỹ. Nói vậy chứ Toy District hôm nay bán đủ thứ đồ gia dụng
và trang hoàng nhà cửa khác nữa nên nếu bạn thích shopping thì hãy chuẩn bị tiền và đôi chân để tha hồ đi mua hàng giá rẻ(nhưng phải kiên nhẫn trả giá, nhất là với hàng dỏm !). Kế bên là khu Fashion District bán đủ loại quần áo, nhất là cho phụ nữ và trẻ con (do Tàu và Ðại Hàn sản xuất là chính) nhưng bạn có thể tìm thấy nhiều tiệm bán vali/ luggage, thảm/ rugs & carpet, dầu thơm/ perfume và nhiều thứ khác nữa, trong đó khu Olympic là rộng lớn nhất. Nên đi vào ngày thường (weekdays) chứ cuối tuần rất đông, khó tìm được chổ đậu xe. Khu này có nhiều tiệm ăn Mễ, Tàu... và 1 tiệm ăn Pháp, 2 tiệm Trung Ðông và 1 quán cơm Ấn Ðộ. Gần đó là Jewelry District dành cho ai thích mua sắm nữ trang, kể cả hột xoàn giả; nhất là các cửa tiệm của Do Thái & Trung Ðông quanh khu Pershing Square. Gần đó là LA Convention Center (nơi tuyên thệ nhập tịch Mỹ và hàng năm có Auto show), sân vận động Staples Center (nơi tranh giải bóng rỗ chuyên nghiệp) và rạp hát mới Nokia Theater - 3 công trình kiến trúc rộng lớn nhất của LA.

Ði về phía Bắc của khu buôn bán này là khu trường đại học USC khá đẹp và gần đó là khu Los Angeles Memorial Coliseum - nơi tổ chức Olympic 1984, sắp được xây mới lại hoàn toàn để phục vụ cho các trận đấu của NFL. USC là 1 trường đại học tư nổi tiếng ở LA, có khá nhiều sinh viên gốc Á châu (đa số là Tàu) và có nhiều thành tích thể thao (college football). Chung quanh khuôn viên USC cũng có nhiều công viên, nhà bảo tàng, di tích, thắng cảnh. Los Angeles còn có nhiều trường đại học nổi tiếng như UCLA, CPU Pomona (bách khoa), CSULA, CSUN, etc... và nhiều trường đại học tư khác như Pepperdine, LMU, Clairmont, etc...
Bây giờ thì mời bạn lên xe lái về phía Tây của LA để tham quan một vài thắng cảnh nổi tiếng west LA và những bãi biển Malibu, Santa Monica....
b. Khu West LA:
Từ downtown LA, lên xa lộ 10
đi về phía Tây của LA, gặp xa lộ 405 rẻ qua xa lộ I-405 North sẽ gặp khu trường đại học UCLA, khu Bel Air và Westwood Village. Trường University of California, Los Angeles (UCLA) là trường đại học nổi tiếng giỏi nhất, lâu đời nhất (1919) và rộng lớn nhất (trên 419 acres/ 1.7 km², hàng năm có trên 33,000 sinh viên) ở LA. UCLA được U.S. News and World Reports xếp hạng 25th. trong "America's Best Colleges 2008: National Universities," xếp hạng 3 trong những trường đại học công giỏi nhất Hoa Kỳ, xếp hạng 13 trong những trường đại học giỏi nhất TG (theo hanghai Jiao Tong University), xếp hạng 11 trong những trường đại học có nghiên cứu khoa học đoạt giải Nobel. Trường đại học UCLA cũng là 1 Public Ivy trong 25 New Ivies(xếp hạng theo Kaplan). Gần đó có khu Westwood Village của Do Thái & Trung Ðông, khu nhà giàu ở Bel Air & Beverly Hills. Xa hơn một chút là xa lộ 101 mà nếu đi về phía Ventura county thì sẽ thấy một khu khác của Do Thái & Trung Ðông (từ Sherman Oaks, Encino lên Tarzana, Woodland Hills, Topanga, dọc theo Ventura Blvd.), bên kia xa lộ 101 là khu Reseda, Van Nuys có nhiều người Mễ, Tàu, VN… Van Nuys còn nổi tiếng với kỹ nghệ làm phim khiêu dâm. Ði tiếp xa lộ 101 về hướng Bắc một chút sẽ thấy khu Thousand Oaks – thành phố có nhiều cây oaks nhất, yên tĩnh và có Conejo Valley Botanic Garden rất đẹp.
Qua bên kia xa lộ 118 là khu Simi V
alley với Mỹ trắng nổi tiếng kỳ thị, trong khu này có thư viện & bảo tàng Ronald Reagan.
Ngược về hướng Ðông, theo xa lộ CA-134 sẽ thấy khu kỹ nghệ truyền thông - điện ảnh với hầu hết các công ty truyền hình, truyền thanh và điện ảnh lớn nhất nước Mỹ tập trung gần đường Bob Hope.
Lái về phía Bắc của xa lộ I-5 là khu giải trí Magic Mountain rộng lớn và Valencia đang phát triển.
Lái về phía Nam của xa lộ 405
về phi trường LAX sẽ thấy Getty Center, một museum of art với kiến trúc rất hiện đại và landscape rất đẹp. Vô cửa miễn phí. Ðậu xe vô parking xong rồi lên xe tram lên khu museum nằm trên đỉnh đồi Brentwood nhìn sang bên kia xa lộ 405 là khu Bel Air giàu có bạc tỉ. Getty Museum này do J. Paul Getty Museumchia làm chủ, mở cửa cho mọi người vào xem từ ngày 16 tháng 12 năm 1997 (thay cho khu museum cũ của ông ta là "Villa of the Papyri tại Herculaneum" ở Malibu cũng rất nguy nga, tráng lệ). Bộ sưu tập nghệ thuật (tranh, tượng) của ông chia thành 3 khu vực: Greek, Etruscan & Roman. Ông cho thấy sự nghiên cứu, tìm hiểu thấu đáo về 3 nền nghệ thuật cổ đại này và ông đã sưu tầm được nhiều tác phẩm nghệ thuật lừng danh; nhất là tác phẩm "Irises" của Vincent Van Gogh, hay "King of France and Navarre" của
Hyacinthe Rigaud. Bản thân Getty Center thiết kế bởi KTS Richard Meier cũng là 1 tác phẩm kiến trúc tuyệt đẹp trị giá $1.2 tỉ USD, với landscape gồm một vườn hoa rất đẹp, những hồ nước và nhiều pho tượng giá trị; toàn bộ tài sản trong museum này lên trên $3 tỉ USD. Sau đó, bạn có thể ra biển ngay khi xuôi theo xa lộ 405 về phía Nam.
c. Khu bãi biển Tây Nam LA:
Gần nhất là khi rẻ qua xa lộ I-10 Tây, lái đến tận cùng sẽ gặp xa lộ 1 (PCH) và bãi biển Santa Monica. Dừng xe lại khu Pier, hay đi bộ từ 3rd. Street Promenade- nơi tập trung hàng chục quán ăn, café, shop thời trang.... Ðây là khu vui nhộn nhất mà bạn có thể lấy xe bus từ khu Wilshire ở downtown LA ra đây chơi mà khỏi sợ tốn tiền xăng hay khó khăn khi kiếm parking. Tà tà lên một chút về phía Tây là hàng loạt những bãi biển (beach) đẹp với khu nhà giàu trên sườn núi như: Topanga, Las Flores, Malibu và khu Agoura Hills... Zuma beach ở Malibu là bãi đẹp mà bạn nên ghé qua. Khoan qua khu Ventura County vội! Hãy trở lại xa lộ I-405 để biết qua vùng bờ biển đẹp của khu phía Nam Los Angeles như: Ocean Park, Venice, Marina Del Rey, Playa Del Rey... Lái xe về phía Nam của Santa Monica là Venice Beach Boardwalk, bạn sẽ bắt gặp rất nhiều cô gái trẻ đẹp mặc bikini tung tăng dạo trên bãi biển, hay ra khu Muscle Beach sẽ thấy những chàng lực sĩ vai u thịt bắp y như "big boss" Arnold của tôi vậy. Sau đó đến Pacific Palisades hay Manhattan Beach, Hermosa Beach, Redondo Beach và
sau đó là lái xe vòng quanh bán đảo Palos Verdes để ngắm nhiều căn nhà thật đẹp nằm ven ghềnh đá cheo leo, bên dưới là vài anh nhà giàu chèo canoe tà tà ven biển từ khu Palos Verdes Estates xuống tới Rancho Palos Verdes hay ra gần khu cảng San Pedro - nơi bán hải sản mà rất nhiều anh Mễ tay cầm con cá chiên dòn rộm, tay cầm chay beer Tequilla mà miệng hát nghêu ngao những bài tình ca Spanish. Bạn có thể mua vé tàu ra du ngoạn đảo Catalina chơi suốt 2 ngày cuối tuần nhưng nhớ mang theo tiền vì sẽ phải tha hồ chi tiêu.
2. Long Beach: Từ San Pedro qua cầu St Thomas là bạn đến khu cảng Long Beach - cảng lớn nhất miền Tây Nam Hoa Kỳ và là 1 trong những cảng lớn nhất TG. Theo Ocean Blvd., từ Terminal Island qua căn cứ US Naval Sta. Long Beach và giao điểm với xa lộ I-605 sẽ thấy khu khách sạn, các bãi neo du thuyền và các công viên ven biển, khu LB Harbor vui nhộn với du thuyền Queen Mary nổi tiếng, khu Convention Center (nơi người VN thường tổ chức đại nhạc hội như Paris by Night hay ASIA), khu Aquarium, khu LB boardwalk thật đẹp tập trung vài quán ăn, các cửa tiệm café, gift & souvenir shop..., khu Alamitos Bay có nhiều căn nhà thật đẹp nằm ven vịnh và khu trường đại học CSULB (có nhiều sinh viên gốc VN, trước đây thường tổ chức đại nhạc hội “ Hoa Hậu áo dài Long Beach” và giải Khuyến Học hàng năm, nhiều sinh viên ở đây là thành phần chủ lực của THSVVN/ Nam California). Long Beach là thành phố lớn thứ 5/ California, thứ 35/ nước Mỹ, có bờ biển dài 20 miles/ 30 km từ San Pedro đến ranh giới với Orange County. LB còn là khu kỹ nghệ dầu khí (trên biển & đất liền), chế tạo máy bay & kỹ nghệ hàng không – không gian (trước là McDonald Douglas, nay là Boeing), làm phụ tùng xe hơi, điện tử, dụng cụ nghe-nhìn(audio-visual)…. Có thể đạp xe đạp hay lấy xe tram dạo phố từ khu downtown LB, hay qua shopping bên khu Lakewood hay picnic ở El Dorado Park và sau đó là lái xe vòng qua khu LBCC, hay từ PCH (highway 1) qua ăn đồ ăn Miên trong khu “Little Phnom Penh” của Cộng đồng người Campuchia trên Anaheim St., hay lái xe vòng qua khu kho đạn Naval Weapons Sta. Seal Beach và Armed Forces Reserve Center của Seal Beach rồi tới khu Surfside và Sunset Beach ngay ranh giới với Orange County. Có thể đi du lịch bằng máy bay từ phi trường LB không cần phải lên phi trường LAX, hay bằng du thuyền từ LB Harbor. Theo xa lộ I-605, quẹo vô exit South St. tới Cerritos Mall rồi quẹo qua Pioneer Blvd. sẽ thấy khu Little India của người Ấn Ðộ và khu Á châu (đa số là Tàu Ðài Loan). Mayor của thành phố Cerritos có lúc là người Tàu gốc Ðài Loan và người Ðài Loan đã “bành trướng bá quyền” ở đây từ lúc đó cho đến nay.

3. San Gabriel Valley: Theo xa lộ I-605 về hướng Bắc sẽ thấy khu San Gabriel Valley. Từ các thành phố El Monte, Rosemead, Montebello… qua tới khu Alhambra – Monterey Park, hay lên tới khu Pasadena, Arcadia, San Marino… dưới chân núi San Gabriel …, và qua tới khu West Covina, Puente Hills, La Verne… (thuộc khu Inland Empire, giáp ranh với Riverside & San Bernadino)… đều nằm trong San Gabriel Valley. Là một trong những thung lũng lớn nhất và quan trọng nhất của miền Nam California, về phía Ðông của Los Angeles, San Gabriel Valley với con sông San Gabriel có lịch sử phát triển gắn liền với vùng Los Angeles và miền Nam California.

Trong ngày Tết Dương Lịch hàng năm, dân chúng Hoa Kỳ thường chú trọng đến hai sự kiện lớn ở California. Ðó là cuộc diễn hành Rose Parade và trận đấu football đại học mang tên Rose Bowl.Cả hai sự kiện này đều diễn ra cùng ngày 1 Tháng Giêng tại cùng thành phố Pasadena. Rose Parade tổ chức trên đại lộ Colorado vào buổi sáng. Còn Rose Bowl tổ chức tại sân vận động có cùng tên vào buổi chiều.Sân vận động Rose Bowl là một trong 12 sân có sức chứa khán giả lớn nhất Hoa Kỳ. Sân này cũng là sân nhà của đội football trường đại học UCLA nổi tiếng.Ngoài ra, sân Rose Bowl cũng là nơi có các trận tranh tài thể thao của hai kỳ thế vận hội 1932 và 1984.Sân vận động được xây dựng trên một ngọn đồi cao 251 mét so với mực nước biển. Thiết kế của sân được dựa theo kiểu của sân vận động Yale Bowl, New Haven, Connecticut.Sân vận động do kiến trúc sư Myron Hunt thiết kế năm 1921 và được chính thức khai trương ngày 1 Tháng Giêng, 1923 bằng trận football đại học USC thắng đại học Penn State 14-3.Trước đó, trong một trận đấu khác vào ngày 28 Tháng Mười, 1922, đại học UC Berkeley thắng đại học USC với tỉ số 12-0.Ban đầu sân vận động được xây theo hình móng ngựa. Sau này, qua nhiều lần sửa chữa và nâng cấp, Rose Bowl Stadium được xây thêm cho kín và hoàn tất vào năm 1928.Tên của sân vận động mới đầu được gọi là Tournament of Roses Stadium hoặc Tournament of Roses Bowl cho đến năm 1923 thì được gọi chính thức là Rose Bowl.Tổng số ghế ngồi tại sân Rose Bowl cũng được thay đổi nhiều lần kể từ năm 1922, trong đó khu vực phía Nam của sân được gắn thêm nhiều ghế nhất.

"DiscoverLosAngeles.com," presented by the City of Los Angeles, California by zIDEAz.
"DiscoverLosAngeles.com," presented by the City of Los Angeles, California by zIDEAz.
"DiscoverLosAngeles.com," presented by the City of Los Angeles, California by zIDEAz.

Từ Mission San Gabriel Arcangel - một nhà thờ cổ xưa nhất LA (1771), tới Pasadena - thành phố đầu tiên được thành lập ở Los Angeles County (1886) và diễn hành “Lễ hội hoa hồng” (Tournament of Roses Parade) đầu tiên diễn ra vào năm 1890. Pasadena cũng là thành phố có City HallThư Viện đẹp nhất Nam California; đó cũng là 2 công trình kiến trúc cổ xưa nổi bật nhất ở Los Angeles County. Pasadena cũng có khu nhà giàu có, nhiều căn nhà thật đẹp, nhiều quán ăn ngon (Thái:Saladaeng, Pháp: Maison Akira,Café Bizou hay Chez Sateau, Tàu: Fu-Shing...), các cửa tiệm thật sang trong khu Old Pasadena và khu vườn Busch thật đẹp trong khu downtown. 1920, California Institute of Technology (Caltech) mở ra ở Pasadena, là trường đại học tư giỏi nổi tiếng nhất Nam California và cũng và năm này, những di dân Nhật đầu tiên tới định cư ở Monterey Park với nghề làm vườn. Pasadena City College (PCC) cũng là trường giỏi nổi tiếng. Pasadena còn nhiều trung tâm văn hoá khác như Art Center College of Design, the Pasadena Playhouse, Norton Simon Museum, Pasadena Museum of California Art, Gamble House (National Historic Landmark) trong khu Arts and Crafts Movement. California School of Culinary Arts Pasadena, Norton Simon Museum of Art, Carrie Hamilton Theatre, Furious Theatre, Ambassador Auditorium... 1941, Arroyo Seco Parkway - xa lộ đầu tiên được thành lập. 1942, tất cả những người Mỹ gốc Nhật đều bị giam vào trại tập trung ở Santa Anita Park mà nay là trường đua ngựa. Gần đó là Arboretum của Los Angeles County với nhiều loại hoa & cây c tiêu biu của miền Nam California rất đẹp. Ngay trong thành ph San Marino kế bên có khu vườn đẹp nhất và nổi tiếng nhất Nam California Huntington Library với Thư Viện và nhiều khu vườn (Rose garden, Japanese garden, Australian garden, cactus, etc...) thật đẹp với bộ sưu tập các loại thc vật hết sức phong phú gồm nhiều loại hoa, cây c khp thế giới - đây là 1 địa chỉ mà bất kỳ du khách nào đến miền Nam California cũng cần ghé qua cho biết "kỳ hoa dị thảo" trong khuôn viên của tỉ phú Huntington. Nếu đi từ downtown LA, lên xa lộ 5 đi về phía Bắc rồi rẻ qua xa lộ CA-2 (Glendale fwy), quẹo qua xa lộ CA-134 (Ventura Fwy) về phía đông sẽ thấy khu Eagle Rock (mỏm núi hình con ó bên trái), quẹo vô exit đường Linda Vista hay theo xa lộ I-210 rẻ vô exit Arroyo Blvd./ Windsor hay qua Mountain/ Seco sẽ gặp sân vận động Rosebowl - mt khu National Historic Landmark nổi tiếng thiết kế bởi KTS Myron Hunt năm 1921, nay thuc v UCLA & Tournament of Roses. Con đường Colorado Blvd. đi xuyên qua khu Pasadena này thường là nơi diễn hành “Lễ hội hoa hồng” cũng là khu buôn bán nhộn nhịp nhất Thp niên 1970s-1980s, những di dân Ðài Loan đầu tiên đã tới định cư ở Monterey Park và mở đầu sự “bành trướng bá quyền” ở miền Nam California. Khu Pasadena, South Pasadena, San Marino, Arcadia, Sierra Madre, La Cañada Flintridge, Altadena ngày nay là khu nhà giàu mà người Tàu vẫn c tiếp tc đ xô vào đây mua nhà; trong khi người Tàu vẫn mun biến khu Monterey Park, Alhambra, Rosemead, San Gabriel, El Monte và lan qua khu Hacienda (vi chùa Hsi-Lai nổi tiếng), Roland Heights thành những khu Chinatown mi của Tàumiền Nam California. Ðài Loan và Trung Quốc là 2 thế lực kinh tế mạnh đang thao túng vùng này.
Theo xa l
I-60 về hướng Ðông quo vô exit S. Hacienda Blvd. ri đi tiếp 1 mile sẽ thấy khu chùa Hsi-Lai nổi tiếng trên đỉnh đồi La Habra Heights - đây cũng là một nơi mà du khách nào cũng cần ghé qua. Quanh đó là khu nhà giàu Ðài Loan.
Ði tiếp xa l I-60 về phía Ðông của Los Angeles sẽ thấy khu đồi núi & thung lũng Walnut - Diamond Bar - Pomona - Chino. Song song vi xa l I- 60 bên kia là xa lộ San Bernardino Freeway (I-10) được mở ra vào năm 1957 và sm trở thành xa lộ huyết mạch của Nam California. Cộng đồng người VN ở San Gabriel Valley khá đông; nhất là người VN gốc Hoa. Khu buôn bán nhộn nhịp nhất là dọc theo 2 bên những con đường Valley Blvd., Garvey, Las Tunas, Rosemead, San Gabriel, Del Mar, New, Garfield, Fremont… Có ít nhất là 5 chợ VN và tập trung hàng chục quán ăn, café, phòng mạch, tiệm bánh, shop thời trang... ở quanh đây. Sinh hoạt cộng đồng và tôn giáo của người Việt Nam trong vùng này khá mạnh với nhiều ngôi chùa Phật Giáo, nhiều tín đồ Công Giáo và Tin Lành. John Trần là thị trưởng thành phố Rosemead và là thị trưởng gốc Việt Nam đầu tiên ở Mỹ.

4. Pomona: Nói tới Pomona, nhiều người nghĩ ngay tới trường đại học California State Polytechnic University, Pomona (Cal Poly Pomona). Thành lập từ 17/5/1932, trên một mảnh đất rộng 377 acres cua W.K. Kellogg dưới chân một ngọn núi ở Pomona, kế bên là Los Angeles County fairgrounds (ở đây thường tổ chức hội chợ, chợ trời, lễ tuyên thệ nhập tịch Hoa Kỳ,v.v…). Cal Poly Pomona là 1 trong 2 trường đại học bách khoa (Polytechnic) và cũng là 1 trong số ít các trường đại học có môn canh nông (agricultural) của California (Fresno, UC Davis, Chico). Khu Pomona còn có 3 trường đại học tư khác là: Western University of Health Sciences (trong downtown Pomona, với các môn: veterinary medicine cho nursing hay osteopathic medicine), Pomona College (liberal arts, thành lập từ 1887) và gần đó là Claremont College (thành lập từ 1889, voi Pitzer College, Harvey Mudd College...). Pomona còn có chi nhánh (khoa Y – Nha) trường đại học tư Loma Linda University (LLU). Khu Pomona còn có 2 khu khá giàu là khu Phillips Ranch và khu Diamond Bar. Cộng đồng người VN ở Pomona khá đông;nhất là dọc theo 2 bên đường Holt. Chùa Vĩnh Nghiêm (1476 S. Reservoir St., Pomona) là ngôi chùa Việt Nam đẹp nhất ở Pomona.

7. San Fernando Valley: Từ downtown LA, lên xa lộ 5 đi về phía Bắc của LA, rẻ qua xa lộ CA-14 (Antelope Valley), vượt qua núi San Gabriel sẽ gặp Palmdale & Lancaster trong thung lũng Antelope Valley. Kế bên là khu sa mạc Mojave (Kern County). Tháng 4 hàng năm có California Poppy Festival khi hoa California Poppy nở rộ trên một vùng hoang mạc Mojave rộng lớn này. Khí hậu nơi đây mang tính hoang mạc nên khắc nghiệt (nóng về mùa hè, lạnh vào mùa đông và ban đêm). Nếu bạn thích chơi bonsai thì ở đây có nhiều cây juniper rất đẹp. Khoảng 5 năm qua, vùng này mở mang rất nhiều với những căn nhà mới mọc lên quanh các khu shopping dọc theo sườn đồi núi.

B. Ventura: Từ downtown Los Angeles, theo xa lộ I-101 (hay theo xa lộ 1/ Pacific Coast Highway) đi về hướng Bắc (thực ra là hướng Tây Bắc về phía biển) sẽ qua Ventura County. Đây vốn là vùng đất thuộc bộ lạc da đỏ Chumash. Ventura là 1 county ở ven bờ biển phiá Tây Bắc của miền Nam California, thường được gọi là "bờ biển vàng" (Gold Coast), nổi tiếng là vùng an ninh của dân Mỹ trắng giàu có (giàu hạng 6 trong số các counties giàu nhất California) với những tên "red neck" rất kỳ thị chủng tộc trong Simi Valley. Giá nhà ở đây khá cao(Median Home Prices khoảng từ $400,000 đến $2 triệu USD) vì trong khu kỹ thuật cao ( Tech Coast Area), về thông tin (telecommunications), y tế (healthcare), sinh học (biotech) corporations, nhất là khu Conejo Valley. Theo 2000 census, dân số trong county là 753,197 người. Trung tâm của Ventura county là thành phố Ventura (trước đây gọi là San Buenaventura) nhưng thành phố lớn nhất trong Ventura County là Oxnard, với dân số trên 200,000 (phần lớn gốc Mễ sống và làm việc trong các trang trại (farm), chủ yếu tập trung quanh căn cứ hải quân cũ nay đã đóng cửa và phi trường quân sự của lực lượng bảo an (National Guard). Ventura County có các thành phố: Camarillo, Fillmore, Moorpark, Ojai, Oxnard, Port Hueneme, Santa Paula, Simi Valley, Thousand Oaks và Ventura (San Buenaventura). Ngày 11-10-2000, căn cứ Naval Base Ventura County (NBVC) chính thức thành lập gần Point Mugu, với bộ tham mưu NAS Point Mugu và sư đoàn công binh (Battalion Center-CBC) đóng tại Port Hueneme.Ventura County có thư viện của cố tổng thống Ronald Reagan. Downtown có khu phố cổ, fairgrounds, khu harbor village, khu bến tàu và khu shopping dọc theo Seaward Avenue mà nhiều lúc sẽ bắt gặp vài ngư dân VN. Đến Chumash Village Shisholop hay ra khu Mission San Buenaventura (nơi những ông thầy dòng Franciscan đến giảng đạo rồi chiếm luôn khu đất này) là để tìm hiểu lịch sử vùng này. Lái xe theo Highway 33 đến Ojai Valley, nơi đã quay bộ phim "Lost Horizon" về Shangri-La từ năm 1937 với những trang trại, sân golf, luxurius health spas và hàng chục shops & art galleries. Lake Casitas gần đó là nơi cắm trại, chèo ghe, câu cá, picknick và tổ chức "the Annual Ojai Wine Festival" hàng năm. Nếu Oxnard và Point Mugu có cảnh biển thì Ojai, Simi Valley, Thousand Oaks có những trang trại ngay chân núi; còn đi Fillmore & Santa Paula thì sẽ thấy những vườn cây ăn trái và nhiều cánh đồng mênh mông bát ngát. Xa lộ VEN-101 là huyết mạch chính, xa lộ 118 & 23 cũng đang mở rộng với nhiều khu shopping và nhà mới mọc lên dọc 2 bên xa lộ, nhất là Simi Valley, Moorpark, Thousand Oaks, Camarillo, Ventura... Dân Á châu cũng dọn về đây khá nhiều. Gần đó là 2 trường đại học Pepperdine University, California State University Northridge (CSUN) và Moorpark College; hay có thể học ở các trường CSUCI, California Lutheran University, Eternity Bible College, Louis Brandeis Institute of Justice.

"The Making of an Epic," presented by Florists' Transworld Delivery by zIDEAz.
"Mechanical Melodies," presented by the City of La Cañada Flintridge, California by zIDEAz.
(Hết phần 1, xin xem tiếp phần 2 với:C. Riverside:
Du lịch Nam California (2):








Orange County:Orange County vẫn thường được biết đến qua tên gọi "khu Santa Ana" hay người Việt quen gọi là "quận Cam" vì Santa Ana là thành phố ở trung tâm quận Cam với nhiều cơ quan hành chánh của County. Chỉ cách Los Angels 32 miles (52 km) nên bạn có thể lái xe, hay đi xe lửa (Amtrak hay Metrolink), xe bus, hay bay thẳng từ LAX về phi trường John Wayne ở khu Costa Mesa - Irvine để đến chơi ở 2 khu giải trí nổi tiếng nước Mỹ cà California là khu Disneyland + California Adventure Theme Park(Anaheim) và khu Knott Berry Farm (Buena Park), đi nhà thờ kiếng Crystal Cathedral ở Garden Grove, thăm thư viện Richard Nixon ở Yorba Linda, tắm biển ở Dana Point, Huntington Beach, Corona Del Mar, Laguna Beach, Balboa Island..., hay shopping ở khu South Coast Plaza, Newport Beach, Fashion Island, The Block hay Main Place...

Nằm về phía đông nam của Los Angeles, Orange là county trẻ, với nhiều khu gia cư thành hình từ 1920; hầu hết bị phá bỏ trong thập niên 1960s nhưng Orange vẫn bảo tồn được khá nhiều trong khu Santa Ana. Từ năm 1975, khi trại Camp Pendleton đón nhận làn sóng dân tị nạn Việt Nam thì Orange County bùng phát lên ngay với những thành phố Anaheim, Garden Grove, Fountain Valley, Costa Mesa, Westminster, Stanton... ngày càng đông hơn dân Á châu, chủ yếu là VN, Tàu, Hàn... với rất nhiều ngôi chợ, khu shopping với các cửa tiệm, nhà hàng, văn phòng dịch vụ... Dân Á châu ưa chuộng khí hậu ấm áp nên ngày càng kéo nhau về đông hơn, trong khi UCI, CSU Fullerton hay Fullerton College, OCC, Cypress, Golden West... là những trường đại học-cao đẳng tập trung ngày càng nhiều hơn dân Á châu. Nếu như Newport Beach là "thủ phủ" của đảng Cộng Hoà ở California với đa số là Mỹ trắng thì Santa Ana là trung tâm của đảng Dân Chủ với đa số là dân gốc Mễ.
Đa số người VN đến OC để thăm bà con VN đang sống ở đây rồi dạo phố Bolsa, mua sắm và ăn uống ở khu Little Saigon (xin xem bài "Vòng quanh Little Saigon") rồi đến chơi ở khu Disneyland (Anaheim), Knott Berry Farm (Buena Park), ít ai muốn dạo chơi cho biết OC có gì lạ hay không? Thực ra OC không chỉ có nhiều đồ ăn VN mà OC cũng không thua gì Los Angeles hay San Francisco về chuyện có chổ nào đáng để đi chơi cho biết hay không?


Đi tắm biển ở Dana Point, lướt sóng ở Huntington Beach- Surf City, Corona Del Mar, Laguna Beach, dạo chơi Balboa Island, San Clemente, Crystal Cove State Park.... hay lái xe theo PCH và Bayside ngắm cảnh, hứng gió biển; hay ra Bolsa Chica chơi. Những ngôi nhà ven biển, đám trẻ dung dăng dung dẻ phô bày sức sống và cảnh đẹp ven biển với sóng, gió biển, cát... hay ngồi câu cá với chai bia và dĩa đồ nhắm, vừa ngắm cảnh, vừa ngắm người đẹp cũng đã là thú vị. Thích thì ra tàu câu giữa biển cũng sướng. Vô nhà hàng ven biển để tâm sự với người đẹp rồi tà tà ra cầu jetty nói chuyện trên trời, dưới nước mà nhớ kỷ niệm lúc còn ở Pulau Bidong cũng thú vị.


Sáng cuối tuần, dẫn chó chạy bộ dọc theo bãi biển để ngắm các cô trong bộ bikini rực rỡ, hay dạo mát lúc hoàng hôn cũng rất tình... Lâu lâu kéo nhau ra làm BBQ và đàn hát với bạn bè bên ghềnh đá, hay bỏ ra vài USD ngồi tàu ra Catalina để có cảm giác"trưởng giả học làm sang" chơi cho biết...



hay shopping ở khu South Coast Plaza,Fashion Island ở Newport Beach,qua khu Downtown Disney, ra The Block hay Main Place...















Mission San Juan Capistrano - một di tích nổi tiếng ở phiá Nam, nhất là mùa chim én về nhà thờ cổ này thì du khách cũng kéo nhau đến đây nhìn ngắm... Gần đó là San Clemente, Laguna Beach, El Toro, Dana Point... và xa hơn: đảo Catalina.










Crystal Cathedral ở 13280 Chapman Ave., Garden Grove, CA 92840 714/971-4069, fax: 714/750-3836
Đây là một cụm công trình kiến trúc hiện đại với một nhà thờ bao quanh bằng kinh với open spaces bên trong là nơi tín đồ Tin Lành ngồi nghe giảng đạo. Xung quanh là nhiều kiến trúc và cảnh quan đẹp khác. Gần đó là nhà thờ Tam Biên nổi tiếng của VN.


Đến nơi sinh và thư viện Richard Nixon ở 18001 Yorba Linda Blvd., Yorba Linda, Ca 92886. Yorba Linda còn là một thành phố đẹp, yên tĩnh. Gần đó là Troy + Sunny Hills + Orange High School (California) là những trường trung học có tiếng nhất Cali.




1 trong 13 trường đại học ở OC là University of California, Irvine (UCI - nhiều người gọi đùa là University of Chinese Immigrants vì trường đại học này hiện có quá nhiều sinh viên gốc Hoa và từ năm 1994, người Hoa từ TQ, HK, Đài Loan... đổ xô về OC ngày càng nhiều hơn, nhất là những nơi có trường học tốt như Irvine).
OC còn có nhiều trường đại học tư(như Chapman), cao đẳng(2 năm), dạy nghề khác. Irvine hôm nay phát triển nhanh, kéo từ khu Costa Mesa, Fountain Valley đến Lake Forest, Mission Viejo... khi mà dân Á châu kéo về đây mua nhà, buôn bán.



CSU Fullerton và Fullerton College, Santa Ana College, OCC, Cypress College, Golden West College... hiện có quá nhiều sinh viên gốc Á và VN; thường có chợ trời vào cuối tuần và đó là 1 sinh hoạt đặc biệt của OC.


Costa Mesa -“City of the Arts” với Orange County Performing Arts Center, the South Coast Repertory, Bowers Museum.... Dân VN thường trình diễn văn nghệ và biểu tình chống Cộng ở đây !







Newport Beach là "thủ phủ" của đảng Cộng Hoà và cũng là khu nhà giàu nổi tiếng; nhất là vùng Balboa Island, docọtheo Bayside qua Corona Del Mar đi Laguna Beach, Dana Point... với những tên Mỹ trắng nổi tiếng kỳ thị và những cô gái khoe ngực trần mùa hè !

Old Towne, Orange Historic District và khu Santa Ana Civic Center - trung tâm hành chánh, tòa án của OC. Đây cũng là khu tập trung dân Hispanic(chủ yếu là Mễ) nhiều nhất.





- Disneyland và Knott Berry Farm là 2 khu giải trí dánh cho trẻ em và cả người lớn - OC có nhiều xa lộ(như 5, 22, 405,91, ...) do District 12/ Caltrans quản lý và tu bổ. Phi trường lớn nhất là John Wayne Airport (SNA) gần Santa Ana, còn có phi trường Fullerton nhỏ hơn ở phiá bắc.

- Gần đó là khu Marine Corps Air Station (MCAS) El Toro đã đóng cửa từ năm 1999 và dự tính làm phi trường dân sự nhưng gặp chống đối nên có lẽ sẽ thành khu dân dụng. Ngoài ra, OC còn có khu quân sự ở Joint Forces Training Base, Los Alamitos với Los Alamitos Army Airfield và khu kho đạn Naval Weapons Station, Seal Beach. Xin giới thiệu vài cảnh đẹp của OC:

(http://www.visitorangecounty.net/oc_attractions.html)

























































No comments:

Post a Comment