Thursday, August 6, 2009

Thực phẩm(6)

Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật
Tác giả: Đào Hiếu
Cơm Tàu thì tôi ăn nhiều, nhà Pháp, nhà Mỹ tôi cũng từng ở, còn vợ Nhật? Chà! Ế vợ gần bốn mươi năm nay, tìm một cô vợ Việt còn bị chê, đào đâu ra vợ Nhật?
Nghe ông bà kể lấy vợ Nhật sướng lắm. Mình đi làm về, ngồi phè cho nó cởi giày, xong nó đi pha nước cho mình tắm. Mình ăn cơm nó quỳ một bên nó hầu, có miếng ngon vật lạ nó gắp bỏ vô chén, mình uống trà, nó dâng cả hai tay mời.
Cứ cho những lời đồn đại này là có thực đi, thì lấy một cô vợ như thế đã sướng chưa?
Đi ăn cỗ tôi rất sợ phải gắp thức ăn bỏ vô chén người khác, nhưng bị người ta gắp thức ăn bỏ vô chén mình còn đáng sợ hơn. Heo quay chẳng hạn, tôi rất ớn, nhưng vị phu nhân kia lại vừa gắp một miếng to tổ bố đặt vào chén của tôi. Ăn thì không nổi, mà bỏ đi thì mất lịch sự. Nếu cô vợ người Nhật mà thường xuyên làm như thế thì có gì là hay? Còn chuyện vợ quỳ trước mặt dâng trà cho chồng nghe cũng lạ, nhưng – nếu có vợ - tôi lại thích làm ngược lại. Trên đời này không có gì thú vị bằng quỳ lạy một mỹ nhân, lúc ấy lòng ta bồi hồi xúc động, nước mắt ta trào ra như suối, toàn thân ta tỏa hào quang như được “Phật độ”. Như vậy xem ra tôi không thích lấy vợ Nhật rồi.
* Còn chuyện ăn cơm Tàu? Chắc các bạn còn nhớ Từ Hi Thái Hậu đã tổ chức một bữa tiệc có một không hai trên thế giới để thết đãi Sứ thần 8 nước: Nga, Pháp, Mỹ, Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Ý, Đức tại Bắc Kinh. Bữa tiệc kéo dài 7 ngày đêm. Từ đêm 30 tháng chạp năm Nhâm Thân (1873) đến nửa đêm mồng 7 Tết Quý Dậu. Bữa tiệc ấy quy tụ mọi tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực Trung Quốc.
Tháng 2 năm 1972, khi tổng thống Nixon sang thăm Trung Quốc, ông cũng được thủ tướng Chu Ân Lai đãi món thịt bò xào lá trà độc đáo. Đó là trà Long Tĩnh ở Hàng Châu. Tôi có đến thăm các đồi trà ở đó và cũng được dịp nhấm thử một tách trà thượng hạng của làng Long Tĩnh huyền thoại này, ăn thử mấy cái lá trà tươi – thứ được dùng để xào với thịt bò đãi tổng thống Nixon – thấy quả thật là có hương vị độc đáo.
Những quan chức của làng trà Long Tĩnh bảo rằng trà ở đây chỉ được hái vào khoảng từ năm giờ sáng đến bảy giờ sáng vì đó là lúc cây trà vừa thức dậy, trên những lá trà còn đọng những giọt sương. Lá trà là dương, giọt sương là âm. Trên một lá trà phải có hai yếu tố âm dương hòa hợp như thế mới được phép hái.
Nhưng không phải ai cũng hái được. Trà ở làng Long Tĩnh phải do những thiếu nữ đồng trinh hái thì mới giữ được cái hương vị cao quý, tinh khiết của nó. Ôi, đó là chuyện vẽ vời của người Tàu. Hồi xưa má tôi thường nói: Người Hàn Quốc thích tạo ra bi kịch, còn người Trung Quốc thì thích tạo ra huyền thoại. Quả không sai. Nhưng dù có huyền thoại hay không thì Trà Long Tĩnh cũng là thứ rất độc đáo.
Trở lại với cơm Tàu mà tôi đã “ăn” ở sáu thành phố bên Trung Quốc. Thực ra tôi có “ăn” đâu. Tôi chỉ “nếm thử”. Tại sao những món ăn made in China thứ thiệt tại những khách sạn sang trọng này lại hoàn toàn khác xa với những món ăn Tàu ở Chợ Lớn hay ở China Town tại New York, tại San Francisco?
Mười lăm ngày, bốn mươi lăm bữa ăn là bốn mươi lăm nỗi kinh hoàng của đời tôi. Bởi vì nó toàn mỡ. Rau luộc mà cũng xối mỡ thì có gì mà họ tha! Cá cũng mỡ, gà cũng mỡ, thịt cũng mỡ, tôm cua cũng mỡ… chỉ có độc một món không mỡ là CƠM. Và tôi đã ăn cơm với muối tiêu suốt mười lăm ngày. Một cô bạn nảy ra sáng kiến. Cô rót cho tôi một tô nước trà. Thay canh sao? Không phải. Để nhúng thức ăn vô rửa mỡ trước khi ăn. Good Idea! Quả nhiên đó là ý hay. Nhưng ăn chung mà làm cái trò đó hơi bất lịch sự. Tôi đi siêu thị mua một ký táo. Bữa trưa tôi ăn cơm với muối tiêu và táo. Nhưng lòng tôi không thể nguôi được nỗi ấm ức. Những món mà người Tàu ở Chợ Lớn đã cho tôi ăn đâu rồi? Những dĩa cơm chiên hải sản tuyệt vời mà người Tàu ở San Francisco đãi tôi đâu rồi? Những món Điểm Sấm độc đáo mà tôi từng được thưởng thức ở New York sao tại chính quê hương của bà Từ Hy lại không có?
* Nhà Tây thì sao? Theo cách hiểu thông thường thì đó là những ngôi biệt thự của Pháp, có nhiều mái, nhiều ngóc ngách, có sân vườn. Ở dưới Rez-de-chaussée có hầm rượu, phía trên cùng, sát mái nhà, có Grenier. Tường dày bốn năm tấc xây bằng gạch thẻ đặc ruột và vôi, phòng cao bốn thước rưỡi, cửa lớn cao ba thước, cửa sổ cao hơn hai thước.
Còn theo cách hiểu bây giờ thì “nhà Tây” bao gồm cả nhà Mỹ, mặc dù nhà Mỹ và nhà Tây khác nhau rất xa.
Ở Mỹ - trừ những trung tâm thương mại lớn toàn là cao ốc năm bảy chục tầng - những khu dân cư đều là biệt thự. Người Mỹ thích thay đổi nhà như người ta thay đổi xe vì thế họ không xây nhà kiên cố như dân châu Âu. Nhà Mỹ xây bằng gỗ, kể cả những nhà giá một triệu đô la cũng xây bằng gỗ nhưng rất chắc chắn, đầy đủ tiện nghi và sang trọng. Nhìn từ bên trong không ai biết đó là nhà gỗ. Sàn nhà trải thảm, tầng hầm (basement) cũng trải thảm. Tường và trần nhà sơn nước phẳng lì như kiếng, tất cả các cửa đều làm bằng nhôm hoặc gỗ quý. Bên ngoài nhà là sân cỏ xanh và landscape trồng hoa kiểng.
Nhà của Tây là những mái ấm thần tiên. Họ ở trong rừng, dưới thung lũng xanh đầy bóng mát và tiếng chim. Có lần tôi đi dạo trong một khu dân cư ngoại ô thành phố New York. Đó không phải là cõi trần gian nữa, mà là thiên đường, với rừng cây, đồi cỏ, thảm hoa, mọc quanh những biệt thự xinh xắn như trong truyện thần tiên, mới giật mình thấy sao mà khoảng cách giữa dân của họ và dân của mình xa vời đến thế!

* Ở Việt Nam, tại các thành phố lớn cũng có người ở nhà Tây, nhưng đại đa số nhân dân nhà cửa xuềnh xoàng, thiếu thốn, cho nên ở nhà Tây đối với dân mình là một mơ ước xa vời. Nhưng còn cái ăn thì chưa chắc ai đã hơn ai. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới nhưng không thấy đâu có món ăn tươi tốt, phong phú và ngon lành như ở Việt Nam. Còn chuyện lấy vợ thì hạnh phúc hay không phụ thuộc vào tình yêu chứ không cứ gì phải nài cho được một cô vợ Nhật.
Chuyện phiếm của Gã Siêu: CƠM VÀ PHỞ
Trong một số báo gần đây, gã đã phân tích lời các cụ ta ngày xưa đã bảo : - Ông ăn chả, bà ăn nem. Ðại khái có nghĩa là : - Nếu ông có bồ nhí, thì bà cũng phải có kép nhỏ. Nói như vậy, thì hơi bị oan cho quí bà quí cô một tí, bởi vì người phụ nữ thường sống bằng cả trái tim của mình và tình yêu đối với họ bao giờ cũng chiếm địa vị số một. Do đó, họ thường chung thủy và ít khi đi hoang trong tình yêu. Còn đờn ông con giai thì khác. Tục ngữ cũng đã bảo :
Ðờn ông những tám lá gan. Lá ở cùng vợ, lá toan cùng người. Vì thế, chuyện ăn nem của các ông chồng xem chừng có vẻ chẳng đặng đừng, ai mà muốn thế, chẳng qua là bị ép uổng Giời bắt thế. Thực vậy, khung cửa đầu tiên để cho tình yêu đi vào người đờn ông thường là con mắt. Người đờn ông dễ bị hớp hồn bởi vẻ đẹp bên ngoài. Chẳng thế mà "ranh ngôn thời nay" đã bảo : - Lập gia đình giống như đi ăn nhà hàng với bạn bè. Bạn gọi món bạn muốn, nhưng khi nhìn thấy những gì người khác gọi, bạn lại ước chi mình đã gọi giống như vậy. Câu ranh ngôn này thực đúng với kinh nghiệm, với qui luật của muôn đời: - Vợ người thì đẹp, văn mình thì hay. Trong những năm gần đây, báo chí tại Việt Nam không còn dùng cái phạm trù "chả và nem" nữa, bởi vì nó đã xưa rồi Diễm ơi, nhưng lại thích dùng cái phạm trù "cơm và phở". Cơm ám chỉ bà xã, còn phở ám chỉ bồ nhí. Gã xin ghi lại nơi đây những lời phát biểu thật hăng tiết vịt trong cuộc đấu láo vung vít tại một câu lạc bộ "bồ nhí". Mấy ông to gan lại bạo phổi, muốn thiết lập phòng nhì, đã vuốt chòm râu dê của mình mà xuất khẩu thành thơ. Ông thì ngâm nga : Vợ là địch, Bồ bịch mới là ta. Khi chiến sự xảy ra, Ta buộc về với địch, Nằm trong lòng địch, Rục rịch ta nhớ ta. Có ông lại cười khà khà mà ví ví von von : Sáng đèo cơm đi ăn phở. Trưa hăm hở rước phở đi ăn cơm. Chiều cơm về nhà cơm, phở về nhà phở. Tối nằm với cơm, nghe thơm thơm mùi phở. Nói thế thì nói, nhưng vẫn phải luôn luôn đề cao cảnh giác: Vợ là…"cơm nguội" của ta, Nhưng là…"phở tái" của cha láng giềng!!! Hôm nay, gã xin dựa vào một tài liệu bất ngờ chộp được ở đâu đó để phân tích về những cái lợi và những cái hại của cơm và của phở. 1/ Nhận định thứ nhất, đó là cơm thường được ăn khi đói, còn phở thường được ăn khi…thích. Thực vậy, thiên hạ thường bảo: - Con người ăn để mà sống, chứ không sống để mà ăn. Như một chiếc máy, muốn chạy tốt thì cần phải nạp đủ nhiên liệu, con người cũng vậy, chính khi ta ăn là lúc ta nạp nhiên liệu vào cho cơ thể, nhờ đó cơ thể mới có thể lao động. Như thế, ăn trở thành một sinh hoạt chính yếu nơi con người. Ta phải vất vả, bới đất nhặt cỏ, đổ mồ hôi sôi nước mắt mới tìm được chén cơm manh áo cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng: sống để mà ăn, thì chuyện đời lại mang một ý nghĩa khác. Lúc bấy giờ, người ta sẽ ăn cho khoái khẩu. Thánh Phaolô cũng đã than rằng: - Họ lấy cái bụng của mình làm chúa. Bình thường, nếu đói thì phải ăn, bẵng không, tay chân sẽ bủn rủn, thậm chí con ruồi đậu vào mép cũng chẳng buồn xua. Lúc ấy, bỗng cảm thấy mình là "người Việt mắt hoa" chính hiệu con nai vàng ngơ ngác, hay lại cảm thấy như có cả một sư đoàn kiến đang lổm ngổm bò trong bụng. Ðối với người Việt Nam, thực phẩm được nhồi nhét vào cái bao tử rỗng tuếch lúc bấy giờ thường là cơm. Chín hột gạo mới được một hột cơm: - Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hột, đắng cay muôn phần. (híc, Chính xác. Lỡ dại nếm có 1 miếng dẻo thơm, bây giờ cay đắng khôn nguôi) Tóm lại, cơm thường được ăn khi đói, còn phở thường được ăn khi…thích. Cũng vậy, khi hứng tình nổi lên, nhất là trong túi lại rủng rỉnh có một nắm tiền, anh chồng chán cơm bèn đi tìm…phở ở khách sạn, quán bia ôm hay cà phê đèn mờ để xơi cho đã thèm. 2/ Nhận định thứ hai, cơm - đơn giản, phở - đa dạng. Thực vậy, chỉ việc vo gạo và cho vào nồi, rồi đổ nước và đun lên, thế là xong ngay một nồi cơm. Ðơn giản chỉ có vậy. Hơn thế nữa, ngày nào ta cũng xơi cơm, ít là hai lần, thành thử cơm trở thành một thứ thực phẩm quá quen thuộc. Thậm chí, đôi lúc vì quá quen thuộc mà hóa ra nhàm chán. Trong lúc nhàm chán, "ngấy đến tận cần cổ", thấy cơm mà nuốt chẳng vô, đi qua một tiệm phở, chỉ cần ngửi thấy cái hương vị thơm tho bốc lên từ thùng nước lèo, là nước miếng đã đầy tràn cả miệng. Phở thật tuyệt vời và đa dạng. Trước hết, phở đa dạng về chủng loại. Ở miền Nam gã thấy có phở gà, phở bò. Riêng về phở bò, thì có phở tái và phở chín. Nhưng ở miền Bắc, có lần đi chơi vịnh Hạ Long, bất ngờ ghé vô một quán bên đường để ăn sáng, gã còn thấy có cả phở vịt và phở ngan nữa. Có lẽ vì sợ bị lây nhiễm bệnh cúm gà, mà thiên hạ đã chế biến thành những thứ phở "tương cận" chăng ? Trước năm 1975, tại Saigon có những tiệm phở thật nổi tiếng, đã từng…chui vào văn học sử, vì được ngòi bút của mấy ông văn thi sĩ đá động tới. Thậm chí báo Văn Học còn phát hành cả một số đặc biệt, để chỉ nói về phở mà thôi. Ðiểm qua những tiệm nổi tiếng, gã thấy người ta ca tụng phở gà ở đường Hiền Vương, phở Tàu Bay ở đường Lý Thái Tổ, phở Quyền và phở 94 hình như ở đường Võ Tánh, Phú Nhuận…Tại những tiệm nổi tiếng này, người ta phải xếp hàng và chờ đợi tới phiên của mình, mới có được một tô phở nóng. Tiếp đến, phở còn đa dạng về khẩu vị. Bước vào một tiệm phở, ta có thể gọi tái hay chín. Mà tái thì còn có thể là tái nạm gầu gân, rồi cộng thêm với nước béo. Trước một tô phở nóng hổi như đang bốc khói, tùy sở thích ta có thể nêm tương đậu và tương ớt, vắt thêm một vài miếng chanh, rồi lại còn ngắt mấy cọng rau thơm mà bỏ vô. Ực. Quả thực là đậm đà khó quên. Chẳng thế mà phở đã trở thành một món ăn đặc sắc của người Việt Nam ở trong nước cũng như ở ngòai nước. Ngay cả ông Clinton, tổng thống nước Mỹ, khi sang thăm Việt Nam, đã đi bát phố và cũng đã xơi tái một tô phở còn gì. Hơn thế nữa phở lúc nào cũng Hot- nóng hổi. Hồi đó tới giờ, chỉ nghe nói có cơm nguội, chứ chưa nghe phở nguội bao giờ. Chính vì những lý do trên, phở thường thơm tho và hấp dẫn hơn cơm, ấy là gã chưa nói tới những trường hợp gặp sự cố, nồi cơm bị trên sống, dưới khê, tứ bề nhão nhoét…thật là chán mớ đời. Cũng thế, bà xã suốt ngày ở với ta, sáng tối đụng đầu nhau theo kiểu: Ði ra chỉ mình với ta, Ði vào thì cũng chỉ ta mới mình. Miết rồi hóa nhàm hóa chán. Ấy là gã chưa nói tới trường hợp có những bà vợ, một khi đã "đưa chàng về dinh" thì không còn lo lắng tới ngoại hình của mình nữa. Trước kia chải chuốt bao nhiêu, thì bây giờ lại lôi thôi lếch thếch bấy nhiêu. Mặt mũi thì lem luốc chẳng còn hình tượng người ta. Áo quần thì xốc xếch ống cao ống thấp. Suốt ngày ta tắm ao ta, Tắm hòai tắm mãi hóa ra đen sì. Hỏi ra mới biết là vì Ba năm nước vẫn kiên trì không thay. Trong khi đó, bồ nhí thì lại đa dạng về cách thức ăn mặc và chiều chuộng, thành thử "cuốn hút" hơn, khiến ông chồng cứ chết mê chết mệt, chứ chẳng phải bùa mê thuốc lú nào cả. 3/ Nhận định thứ ba, cơm ăn ở nhà, phở la cà ngòai quán, Quán thường thì vui hơn ở nhà. Bầu không khí ở nhà thường tẻ nhạt, nhất là khi bà vợ mắc phải chứng bệnh…than. Ông chồng suốt ngày vất vả làm việc để kiếm tí tiền còm, như cánh chim tha mồi về tổ. Về tới tổ, chỉ muốn được nghỉ ngơi, được chiều chuộng cho bõ công lao động vất vã. Vừa thò đầu vào nhà là đã ướt đẫm những điệp khúc mùa mưa. Nào là thời buổi gạo châu củi quế, vật giá leo thang. Nào là con cái ngang bướng ngỗ nghịch. Nào là bệnh tật đau yếu…Thôi thì trăm thứ bà giằng. Tẻ nhạt đã đành, mà nhiều khi còn trở nên căng thẳng và ngột ngạt. Chẳng hạn như khi bất đồng ý kiến với nhau về chuyện mua sắm hay về chuyện dạy bảo con cái. Như khi bà xã bị bể hụi, vay mượn tùm lum nên nợ nần cứ giáng xuống trên đôi vai gầy guộc. Ở quán người ta được tự do ăn to nói lớn, tự do cười đùa thỏa thích, nhất là khi gặp được mấy tên bạn chí cốt nữa, tha hồ mà "xả sú bắp", cộng thêm vào đó mấy cô chiêu đãi viên cứ lượn qua lượn lại trong bộ áo quần quá hòan cảnh thì cứ như là lạc chốn thiên thai. Từ gắp mồi để bỏ vào miệng ta, nâng hộ cốc để đổ bia vào mồm ta, cho vay bờ vai tựa đầu, cho mượn đùi nguyên cặp để gếch chân, rồi lại còn khăn nóng khăn lạnh… các cô cứ sẳn sàng chìu chuộng tất tã. Thảo nào mấy ông cứ vắt óc ra một ngàn lẻ một lý do để dối gạt các bà, nào hội nào họp, nào chiêu đãi, nào tiếp khách đón sếp…tha hồ mà ghé quán. Cho tới lúc này thì phở đang chiếm phần ưu thế, dầu vậy cuộc đời bao giờ cũng có những chữ "nhưng" chết tiệt của nó. Chính vì những chữ Nhưng "chết tiệt" này mà cơm dần dần lấy lại được vị trí canh tranh số một của mình. 4/ Nhận định thứ tư, cơm thường được bảo quản kỹ và không phụ gia bảo quản nên nguy cơ gây ngộ độc thấp, còn phở thường không được bảo quản kỹ và đầy các chất phụ gia nên nguy cơ bị ngộ độc cao. Thực vậy, cơm được nấu chín và để trên bếp, tới khi ăn mới bắc xuống, nên bữa ăn trong gia đình bao giờ cơm cũng nóng và canh cũng sốt, cho nên rất an toàn và bảo đảm cho sức khỏe. Trong khi đó phở thì... Cách đây không lâu, báo chí tại Việt Nam đã phanh phui hầu hết những cơ sở làm bánh phở, tại Hà Nội và Saigon, vì muốn cho bánh phở được dẻo, dai và dòn, người ta đã dùng hàn the và thậm chí còn dùng cả "phoọc môn" ướp xác chít, mà cho vào bột gạo. Í ẹ. Tất cả đều là những chất độc hại cho cơ thể. Thêm vào đó, thịt dư từ ngày hôm qua, bây giờ được tái phối trí bằng cách nấu lại cho thực khách xơi. Hay thịt được thái ra, để khơi khơi giữa trời và đất, mặc cho bụi bậm từ xe cộ và những người qua lại trên đường cuốn theo chiều gió mà bám vào. Rồi ngay trong tiệm phở, ngổn ngang trên sàn những giấy lau bát, chùi miệng, những cọng rau không còn lá và cả những đờm rãi người ta khạc nhổ mà tương xuống. Ặc Ặc. Có lần gã quan sát thấy vì đông khách, nên ông đầu bếp mồ hôi mồ kê nhễ nhại vô tư rót vào thùng nước lèo cùng đống thịt thái sẵn. Sống trong gia đình với bà xã, ta không sợ bị lây nhiễm bệnh tật, mà hơn thế nữa, còn được o bế về sức khỏe một cách tận tình và chu đáo: Dù không sinh đẻ ra ta, Nhưng công nuôi dưỡng thật là lớn lao. Khi ta đau ốm xanh xao, Vợ lo chăm sóc hồng hào khỏe ngay. Chẳng thế mà để chống lại với những chứng bệnh do tệ đoan xã hội gây nên, người ta đang hô hào trở về nếp sống chung thủy, một vợ một chồng. Chứ còn lang bang hết cô này tới cô kia, không sớm thì muộn cũng sẽ rơi vào tình trạng liệt kháng nặng nề và trầm trọng. Ngày xưa người ta thường nói đến những chứng bệnh nguy hiểm như phong tình, hoa liễu, giang mai…Vi trùng "gồ nô" được phe chị em ta trao ban cho ta, để ta lại đem về tặng cho bà xã ta, gây nên hệ lụy đớn đau cho con cháu mai hậu. Tuy nhiên, những chứng bệnh đã từng vang bóng một thời, đã từng làm mưa làm gió ấy, dường như đã chìm vào dĩ vãng, bởi vì hiện nay người ta đang ngán ngẩm trước cơn bệnh thế kỷ, cơn bệnh Sida vốn chưa có thuốc chữa. 5/ Nhận định thứ năm, ăn cơm ăn bao nhiêu cũng được và lại đỡ tốn tiền. Còn khi ăn phở, ta chỉ được ăn theo một chế độ nào đó và luôn phải…xùy tiền ra. Ðúng thế, cuối tháng lĩnh lương, ta chỉ việc hân hoan đem về giao nộp cho bà xã, còn mọi sự lỉnh kỉnh khác như tính toán cộng trừ nhân chia…bà xã sẽ phải lo tất tật. Lúc bấy giờ ta có thể vểnh chòm râu cá chốt lên mà phán: Thế sự thăng trầm quân mặc vấn. (Chuyện đời lên xuống anh hỏi làm giề) Hay rít một điếu thuốc lào rồi "quắc mắt khinh đời cái bộ anh". Ðến bữa, ta chỉ việc xơi, xơi bao nhiêu cũng được. Thậm chí xơi cho đến độ căng rốn cũng chẳng ai bảo sao. Có khi còn được khuyến mãi thêm vài chén. Trong khi đó, lỡ đèo bòng bồ nhí ta phải lo toan mọi sự từ A tới Z, từ nơi ăn chốn ở, những nhu cầu chính yếu của kiếp người cho tới cả những phụ tùng lỉnh kỉnh của đờn bà con gái. Tất cả đều lệ thuộc vào cái vấn đề "đầu tiên". Nếu không có những thủ tục đầu tiên này, thì e rằng ta sẽ bị bồ nhí đá văng cái rụp. Và nếu ví ta yếu, thì đường ai người ấy đi, bởi vì tình nghĩa đôi ta chỉ có thế mà thôi. Nói cách khác, phở tốn tiền hơn cơm, nên ta chỉ có thể ăn phở khi ví ta đã căng phồng mà thôi. Tóm lại, khi không có tiền ta vẫn có thể về nhà ăn cơm, chứ đừng dại dột vác cái bản mặt tới tiệm phở. Ăn phở thiếu? Làm gì có. Phở làm cho ta tốn tiền hao bạc đã đành, mà nhiều lúc phở còn làm cho ta thân bại danh liệt. Không thiếu gì những ông tai to mặt lớn, chỉ vì nghe theo những lời đường mật của bồ nhí, hay chỉ vì không đủ khả năng cung phụng cho những nhu cầu của bồ nhí, nên đã can đảm ăn hối lộ, anh dũng biển thủ công quĩ, để rồi bây giờ âm thầm nằm trong nhà đá bóc lịch, "vắt chân lên trán" mà ngẫm nghĩ chuyện đời. 6/ Và sau cùng, nhận định thứ sáu đó là cơm thì ta phải ăn thường xuyên, còn phở thì không nhất thiết phải là như thế. Như trên gã đã xác quyết: Cơm chính là thức ăn thường xuyên, mỗi ngày ta đều phải dùng tới hai ba lần ở nhà. Còn phở thì khác, xuân thu nhị kỳ ta mới đến tiệm. Thậm chí có người cả đời vẫn chưa biết mùi phở là như thế nào mà vẫn sống to sống khỏe. Chứ nếu thử ăn phở dăm bữa liền, thế nào ta cũng cảm thấy xót ruột và nóng cả người, nóng âm ỉ từ trong lục phủ ngũ tạng, để rồi tìm về với cơm là món ăn truyền thống. Chính vì thế, ta có thể kết luận một cách mạnh mẽ như sau : Dù phở hấp dẫn hơn cơm, nhưng chỉ có thể ăn cơm trừ phở, chứ chẳng thể nào sực phở thay cơm. Sau những bước chân hoang, cặp kè với bồ nhí, thế nào cũng có lúc bản năng cơm thức giấc. Ấy là chưa nói tới tình huống ta bất đắc dĩ phải ở ngoài vòng phở phủ sóng vì hết tiền, vì ốm đau hay vì thân bại danh liệt…Không sớm thì muộn, những ông chồng bạc bẽo ấy cũng sẽ ca bản "Tung cánh chim tìm về tổ ấm...". Chả biết lúc bấy giờ bà xã có còn đủ khoan dung mà tha thứ cho hay không mà thôi. Ý thức được những tình huống não nùng và bi đát do phở gây nên, không chi bằng bây giờ, hỡi những ông chồng "yêu vấu", ta hãy quyết tâm trở thành những ông xã….ngoan: Chồng em không thích ăn quà, Ði đâu cũng thích về nhà ăn cơm. Con bò trọn kiếp nhai rơm, Chồng em trọn kiếp "nhai" cơm…ở nhà. Tới đây gã xin mượn mấy dòng thơ… thẩn của một tác giả tên là Linh Cơ, như một kết luận : Hạnh phúc thay đời ta có "cơm", Những người chồng tốt được danh thơm, Ðều nhờ "cơm" cả, yêu "cơm" lắm, Ði đâu xa rồi cũng nhớ "cơm". Mấy ông hư chẳng thiết gì "cơm", Ăn bánh trả tiền", "phở" ngọt thơm, Ðã "quen mui thấy mùi ăn mãi", Ðầy bụng về nhà chán bỏ "cơm". Mong ai cũng một dạ cùng "cơm", Ăn mãi ngon lành, mãi ngọt thơm, "Cơm" tẻ no, "phở" cho chả thiết, Ði đâu xa cũng nhớ về "cơm". Gã SiêuLý do vui khiến đàn ông thích “phở"....
Nếu xét về "thành phần cấu tạo" thì cơm và phở rất giống nhau, đều được làm chủ yếu từ.... gạo tẻ.. Phở có thịt có hành thì cơm có cũng có, đã vậy cơm còn hay hơn vì không bao giờ bị trộn... hàn the. Cơm cũng rẻ hơn và... no lâu hơn....va "ve sinh" hon, khong pha tron voi "chat hoa hoc"...
Dân gian gọi vợ là cơm, bồ là phở. Nếu xét theo khoa học thì cách gọi đó chẳng xúc phạm ai cả vì hai "món" này đều có giá trị độc lập, chả cái nào cao hơn cái nào. Nhưng rõ ràng phở luôn luôn tượng trưng cho sự bay bướm. Ưu thế của phở so với cơm là quá rõ ràng trong chuyện tình ái, mặc dù nhiều lúc "phở" xấu hoặc già hơn "cơm"...
Một số lý do hài hước sau góp phần lý giải việc đàn ông thích phở nhưng vẫn không bỏ được cơm:
Ðàn ông thèm "phở" vì ít được ăn phở. Muốn ăn phở, nhất là phở đặc biệt, thì phải có tiền, có xe, trong khi cơm ngày nào cũng được ăn và phải ăn....
Ðàn ông dùng cơm ở nhà trong không khí quen thuộc, ấm áp đến nhàm chán, còn dùng phở ở xa nhà, trang trí lạ mắt, đôi khi đẹp mắt và có cả âm nhạc....
No thì rất khó ăn thêm cơm. Còn phở, no tới mấy cũng có thể làm thêm một tô.
Ăn phở xong có thể đứng dậy, đi ngang hoặc ngồi, nằm một chút.. Còn ăn cơm xong nhiều khả năng phải thu dọn và rửa bát đĩa...
"Phở" không quán nào giống quán nào, thậm chí là không tô nào giống tô nào. Còn cơm thì có khi bao nhiêu năm vẫn thế, chỉ có nguội hơn..
"Phở" có thể ăn chung với bạn bè. "Cơm" thì rất ít, phần lớn là ăn chung với... bà nấu cơm...... Lúc ăn phở, có thể dễ dàng yêu cầu thêm tý hành, tý bánh hoặc thêm tý ớt cho mặn nồng. Còn cơm, có gì trên mâm hãy xơi nấy, yêu sách lôi thôi còn bị mắng hoặc bị gắt gỏng "không ăn thì thôi"...bi
ến đi!
Phở tuy cùng một chỗ nhưng có thể ăn tái, chín, nạm, gân.. tùy thực khách quyết định. Cơm thì do mụ nấu cơm quyết định...b
ó tay !
Nếu ăn phở nhiều tới mức độ trở thành khách quen, khách có thể ăn... nợ. Còn nếu
ăn cơm mà không đưa tiền lương, "cơm" sẽ dừng ngay....
Bỏ tiệm "phở" này, có thể dễ dàng tìm tiệm khác. Còn bỏ "cơm" thì phức tạp vô cùng ... r
ách chuyn ra đy ...thế thì cơm nhà quà vợ cho chc các bác nhé...
Ăn cơm kiểu người Hoa
Không phải ngẫu nhiên mà người xưa có câu “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Hai chữ “cơm Tàu” là đại diện cho cả một nền ẩm thực tinh tế và mang những sắc màu riêng không trộn lẫn. Chỉ tìm hiểu “cơm Tàu” theo nghĩa hẹp, nghĩa là cơm và những biến tấu từ cơm của người Hoa cũng đã đủ để thấy sự phong phú, đa dạng của nền ẩm thực Trung Quốc.
Cơm nhà...
Hiếm có quốc gia nào... chịu khó ăn và luôn chuẩn bị bữa ăn cầu kỳ, nhiều món, đủ kiểu chiên, xào, chưng, nướng..., đủ vị mặn, ngọt, chua, cay như người Hoa. Nếu các bữa đại yến có đến vài ba chục món chính thì bữa cơm thường nhật của người Hoa ít ra phải có ba món chính trở lên. Đầu tiên là những món khai vị nhẹ nhàng như trứng chưng, hột vịt bắc thảo... rồi đến rau, thịt gia cầm, cá...
Thức ăn của người Hoa thường có lượng chất béo khá dồi dào, ngay cả món cải luộc cũng thường tẩm ướp thêm dầu hàu, dầu mè mới ngon miệng. Các món trông rất lành như cá hấp, đậu hũ chưng tương... cũng chứa cả “kho tàng chất béo” trong nước xốt. Họ cũng chuộng dùng các loại nguyên liệu khô hoặc đã chế biến như nấm khô, cải muối, cá mặn, thịt khô, da cá, hải sâm, trứng muối...
Một trong những nét đặc trưng của bữa cơm người Hoa là không bao giờ thiếu món canh hoặc tiềm và luôn được thay đổi qua mỗi bữa ăn. Họ gọi đó là món “canh hàng ngày”. Có loại canh mát được nấu từ rau quả, rau khô, rong biển... để giải nhiệt, cũng có món canh bổ dưỡng được chế biến từ vài vị thuốc bắc, dược thảo, sâm bổ lượng... Tuy nhiên, dù là những món canh rau đơn giản và nấu sơ sài đến mấy cũng phải mất đến cả giờ để hầm cho mềm trên lửa liu riu, rất khác với cách nấu canh nước sôi thả nguyên liệu vào, đảo nhanh rồi nhắc xuống để giữ được độ giòn cho rau củ của người Việt.
Người Hoa cũng không chuộng cách chan canh vào ăn kèm với cơm, mà chỉ dùng nước canh để uống như một thức khai vị đầu bữa ăn. Vì thế, món canh không cần quá đậm đà mà chỉ mang hương vị nhẹ nhàng, chủ yếu lấy chất ngọt tiết ra từ xương thịt hầm lâu để làm căn bản mà thôi.
Cơm ra phố

Sự cầu kỳ và đa dạng của cơm kiểu Hoa không chỉ gói gọn trong những bữa cơm gia đình hoặc tiệc tùng. Ngay cả những bữa cơm vội vàng nơi hàng quán, người Hoa vẫn giữ nguyên phong cách ẩm thực khá tinh tế và phong phú. Những món cơm biến tấu như cơm chiên, cơm xào, cơm tay cầm... cũng nhờ đó mà xuất hiện và phổ biến khắp nơi.
Với người Hoa, cơm chiên là món ăn chơi dễ thu hút bởi màu sắc, dễ ăn nhờ hương vị lôi cuốn và cũng dễ chế biến. Danh sách các món cơm chiên khá dài, từ cơm chiên cá mặn, cơm chiên bò, cơm chiên hải sản đến cơm chiên bó xôi... Trong số đó, món cơm chiên xuất xứ từ thành phố Dương Châu (tỉnh Giang Tô) đã góp phần làm nên danh tiếng cho ẩm thực của người Hoa đến độ cách đây không lâu, chính quyền thành phố này còn quyết định mua bản quyền món cơm chiên trứ danh của họ.
Món cơm Dương Châu nguyên gốc không cầu kỳ về nguyên liệu, chỉ gồm cơm, trứng, xá xíu, hành lá và tôm. Thế nhưng để có một phần cơm ngon cũng không phải dễ dàng. Người ta phải lựa chọn loại gạo hơi khô để cho ra thứ cơm hạt rời, không nhão, ít dẻo. Phần tôm thịt được cho vào chảo nóng xào sơ trước rồi mới cho trứng và cơm vào đảo đều trên ngọn lửa vừa (lửa lớn làm cho hạt cơm chưa kịp nóng đã khét mùi). Hạt cơm vừa chín tới có sắc vàng ươm của trứng bao quanh, béo ngậy và thơm hương. Nó khác với cách rang “trứng đường trứng, cơm đường cơm” mà không ít quán ăn hiện nay vẫn mạo xưng hoặc bị che lấp bằng bột nghệ.
Một trong những nét biến tấu mới của cơm chiên kiểu Hoa là cơm chiên bó xôi có sắc xanh đẹp mắt nhờ được ướp nước rau bó xôi xay nhuyễn. Món cơm này gần đây được phổ biến tại nhiều nhà hàng lớn như Ming Dynasty, Thao Li (Phú Mỹ Hưng, Q.7), Kabin (Khách sạn Renaissance)... Riêng người Hoa ở khu vực Chợ Lớn còn có món cơm đỏ (cơm xào dầu hạt điều) thường dùng kèm với món gà xối mỡ béo ngậy, thơm lừng, nhưng đây chỉ là một nét sáng tạo trên nền cơm chiên kiểu Hoa mà thôi.
Người Hoa có cả món cơm xào mà cách chế biến tương tự như món mì xào giòn. Cơm trắng cho vào chảo xóc nhanh tay với thứ nước xốt rau cải và hải sản sền sệt đặc trưng của món mì xào cho vừa thấm rồi nhắc xuống. Cơm xào không quá khô mà mềm và thấm đẫm hương vị của nước xốt thập cẩm. Đây là món cơm khá đặc trưng cho phong cách ẩm thực người Hoa: trên nền nước xốt sền sệt, món cơm thơm, béo, nhiều dầu mỡ nên cũng mau ngấy hơn, bù lại, cơm xào thường có khá nhiều rau xanh, có lẽ để... lấy chất xơ lấp đi chất béo!
Thực đơn cơm của người Hoa còn nổi tiếng với món cơm gà, xuất phát từ tỉnh Hải Nam. Thịt gà không có gì đặc biệt, chỉ có phần cơm là đáng nói, bởi hạt gạo được nấu với nước dùng gà có nêm nếm gia vị thanh và ngọt, cùng với hương gừng thơm. Người ta gọi nôm na đó là “cơm ướp”. Cùng trường phái với cơm gà còn có cơm tay cầm, món “cơm ướp” đặc biệt được nấu có phần kỳ công hơn. Đây là món cơm thường xuất hiện trong thực đơn của người Hoa vào những dịp đặc biệt như lễ lạt, tết nhất. Theo cách nguyên bản, cơm tay cầm được nấu bằng lửa than, cách chế biến là cho gạo vào chiếc tay cầm nhỏ, nấu đến khi vừa sôi cơm thì nêm nếm bằng chút nước dùng rồi thêm lạp vịt, lạp xưởng, lạp thịt vào hấp đến khi chín đều. Phần cơm tay cầm dọn ra dĩa hấp dẫn bởi chút cơm cháy dính đáy nồi và hương thơm nức mũi.
Bây giờ, cơm Hoa đã có mặt khắp nơi ở TP.HCM, nhưng nhiều món như cơm tay cầm, cơm gà, cơm chiên Dương Châu đúng gốc Hoa khó tìm thấy được ngay cả trong khu Chợ Lớn, mà chỉ có ở một vài nhà hàng lớn như Kabin (Khách sạn Renaissance), Li Bai (Khách sạn Sheraton), Ái Huê, Á Đông, Đồng Khánh... Chịu ảnh hưởng của phong cách ẩm thực Việt cùng với cách chế biến vội vàng, nhiều món cơm Tàu đã bị biến tấu, không còn giữ được nét nguyên bản trước đây. Thôi thì cứ tạm chấp nhận, bởi bấy nhiêu cũng đủ để cảm nhận được nét tinh tế và đa dạng đến vô cùng của món cơm.(theo TTO)

Cơm thố
Cơm thố là nghề ruột của người Hoa, giống như ăn cà ri phải nhớ người Ấn. Ai đã ăn cơm thố lâu năm đều thuộc lòng “phụ gia” chính: hắc xì dầu - loại nước tương sền sệt, thơm thơm, ngọt ngọt; ớt xắt khoanh, gạt bỏ hết hạt trong ruột. Chén để ăn cơm thố là thứ chén đá to, in hoa văn...Về thức ăn kèm tuyệt nhất là cá mặn chưng gừng; cũng có thể là mắm lóc. Món này đặt trong chiếc tô miệng rộng, đáy teo, rắc lên trên tiêu, hành lá, hành củ sau khi chan một muỗng tóp mỡ. Nhiều người lại thích ăn cơm thố với cải bẹ xanh nấu canh thịt nạc hoặc xương heo nhưng không phải loại xương cứng đến mức khó nhai mà phải chọn thứ xương có gân hoặc sườn non hơi mềm. Đi ăn cơm thố gắp cục sườn trong tô canh, chấm hắc xì dầu, kẹp khoanh ớt sừng trâu đưa vào mồm, nhai giòn giòn, thế là bưng chén cơm phưng phức hương dừa lùa liên tiếp. Trước giải phóng, sau rạp chiếu bóng Nam Quang, vùng chợ Đũi, gần ngã tư Trần Quý Cáp – Lê Văn Duyệt, nay là Cách Mạng Tháng Tám – Võ Văn Tần, có tiệm cơm thố Bắc-Ca-Ra nổi tiếng. Cái thú nhất khi ăn cơm thố là chẳng có món nào nguội lạnh, hầu như khách gọi gì, tiệm mới nấu món nấy, kể cả mắm chưng gừng. Một dĩa xào “chất lượng cao” để ăn cơm thố luôn đủ các phụ gia, riêng gan, cật heo, chẳng biết chủ quán ướp kiểu gì mà khách ăn miếng này lại muốn... gắp miếng khác. Lắm bè bạn tôi khi “vô mánh” hoặc nhận được khoản thù lao kha khá thường kéo nhau đi ăn cơm thố. Không hẳn vì một “A Muối” xinh xinh mặc chiếc áo xẩm gài tréo nút trên ngực, cũng không vì giá cả vừa túi tiền mà nguyên do chính là thích sự yên ắng – quán cơm thố ít xô bồ và thứ đá trà ở đó có hương vị rất ngon, không như những tiệm khác đong nước lã gần đầy mới châm một ít nước xác trà cho có màu vàng xậm. Tới tiệm cơm thố, khách vừa ngồi thì “phổ ky” đã có mặt, bưng ra chiếc khay đựng khăn ướp lạnh... Hiếm ai ăn cơm thố mà uống bia, nước ngọt, nước chanh. Không cần gọi, quán cũng bê ra ly trà đá. Mấy tay phốp pháp, tất nhiên chuyện uống phải “hơn” mọi người thì đã có sẵn một bình trà nguội thật to, cạnh bình đựng đũa, muỗng, chai xì dầu, chai giấm Tiều. Suýt chút nữa quên nói về giấm Tiều. Ăn cơm thố với hắc xì dầu hoặc ăn mì có bánh tôm giòn giòn nhưng thiếu giấm Tiều giống như... yêu người mà người không yêu lại, hụt hẫng, nuối tiếc. Mấy năm trước, trước cửa chợ Đa Kao, trên đường Nguyễn Huy Tự, có một tiệm cơm thố, bước vô cửa đã nghe mùi thơm phưng phức. Lâu lắm, chưa trở lại, không rõ còn bán hay chăng? Riêng Siu Siu là hàng cơm thố nổi tiếng bên hông chợ An Đông, nay dọn về đầu hẻm 61 đường Nguyễn Duy Dương, đối diện Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái. Hỏi thăm người bán, cô nói: “Bây giờ còn xá xíu, thịt gà, riêng cơm thố vẫn bán bình thường song thức ăn không nhiều như hồi đó. Chừng 11 giờ trưa sẽ bán”... Lên xe, trở về vùng ven, sống bên ruộng lúa vẫn mang trong tâm tư, hình ảnh những đêm mưa buồn ngồi ăn cơm thố với bè bạn thân quen.
Theo Nguyễn Tấn Lộc / báo SGGP
Cơm thố cá kho tiêu...
Buổi trưa mưa dầm, đột nhiên thèm bát cơm thố, canh chua, ăn với món cá kho nồi đất… Sẽ không khó đâu dù là bạn đang ở ngay giữa đất Sài Gòn!Cũng là cơm trắng, vị ngọt dẻo nhưng nấu trong thố lại có một hương vị rất khác. Để nấu cơm thố, gạo vo xong, cho thêm ít nước, thố cơm được bắt lên bếp nhưng không phải nấu trực tiếp, mà là hấp! Gạo trong thố sôi rồi chín dần bằng hơi nước, vì vậy, cơm thố có vị ngọt và dẻo rất khác biệt.Ăn cơm thố nhất định phải có món cá kho tộ. Cá bống trứng hay cá cơm kho trong nồi đất rắc chút tiêu mà ăn với cơm thố, thì không gì sánh bằng. Người Hoa lại thích dùng cơm thố với món sườn xào chua ngọt, chấm xì dầu. Nhưng dù khẩu vị có khác nhau thì cơm thố vẫn là một món ăn không thể không một lần nếm thử.Giữa đất Sài thành, bạn muốn tìm một quán cơm thố? Có đấy, bạn có thể tấp vào các quán cơm tàu trên đường Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, nhưng nếu muốn thưởng thức cơm thố cá kho tộ thuần hương vị Việt, thì chỉ có một địa chỉ duy nhất: Nhà hàng Gió Nội (265 Phạm Ngũ Lão, Q.1, TPHCM).Buổi trưa ở đây, cơm thố được bán như buffet. Một phần ăn 35.000đ bạn được nếm cơm thố thoải mái, nóng hổi với các món mặn tự chọn. Ăn cơm thố nhất định phải có món cá kho tộ. Mùa nào thức ấy, lúc thì món cá cơm kho tộ, lúc thì cá bống kèo kho tiêu, hè này, lại có thêm món cá bống trứng kho tộ dân dã.Còn có rất nhiều món mặn khác để thay đổi khẩu vị như tép ram nước dừa, mực dồn thịt chiên, sườn nướng Tứ Xuyên… Gió Nội cũng là nhà hàng thích sưu tập món lạ, ở đây thực khách có thể nếm thử món hoa ly xào tỏi không ở đâu có, bạn cũng có thể tìm lại hương vị quê nhà với món gỏi rau mốp hay món canh cá khoai nấu kiểu Bắc, kể cả món chè bí đỏ nấu với đậu xanh, ăn vừa bổ dưỡng, vừa mát dạ mùa nắng nóng.Song thú vị nhất là quầy rau tự chọn, khách sẽ có cảm giác như đang ở chính nhà bếp của mình vì được tự tay chọn những loại rau mình thích, cho vào nồi luộc nóng hổi chấm với nước chấm đúng kiểu: đậu bắp luộc chấm chao, bầu luộc chấm nước mắm dầm trứng…Thích ăn món Tây, ở đây cũng có món rau trộn, xà lách trộn với nước sốt đúng kiểu Tây, chưa kể đủ các loại nước trái cây ép cho mùa nóng. Thời đại công nghiệp, bận rộn với hàng trăm thứ việc, nếu bạn không có thời gian xách giỏ ra chợ, hãy thử đưa bạn bè hay gia đình tìm đến cơm thố Gió Nội hay cơm thố Trung Hoa dùng thử.Một bữa tiệc cơm thố giá chỉ vài chục ngàn nhưng bạn sẽ phải nhớ lâu đấy, vì không gian và mùi vị của món ăn sẽ luôn làm bạn gợi nhớ những kỷ niệm thời thơ ấu…
Thủy Tiên / Người lao động

Cơm thố là cách làm chín gạo (tẻ) thành cơm bằng cách cho từng ít gạo vào những cái "hũ" nhỏ bằng sành sứ (người Việt hay gọi là thố nhưng thực tế chỉ lớn hơn cái chung uống rượu một chút) và hấp cách thủy. Mỗi thố cơm tương đương một chén cơm nhỏ. Đây là một cách nấu cơm đơn giản, truyền thống của đa số các chủng tộc người Trung Quốc. "Cơm thố" tiếng phổ thông Quan Thoại phát âm là "zhòng fàn" - nói bằng tiếng Việt nghe lơ lớ như là "chuong phàn" hay "chung phàn". Cơm thố cũng chỉ là cơm trắng dùng ăn kèm với những món ăn cơm tuỳ thích. Đây là chi tiết cần nhấn mạnh vì có người cho rằng cơm thố là một món cơm chuyên biệt của người Hoa, giống như cơm cà ry của người Ấn, cơm dừa của Thái Lan!? Điều cần phân biệt với cơm thố - là loại cơm trắng - với một loại cơm khác, thường được nấu chung với nhiều loại thực phẩm như gà, bò, hải sản... chứa trong cỡ thố lớn, bằng cái nồi nhỏ, chỉ có một tay quai, cũng làm chín bằng cách hấp cách thủy, thường được gọi là thố tay cầm và người Việt gọi một cách rõ ràng hơn là cơm tay cầm. Một thố cơm tay cầm này thường đủ dùng cho hai người và tự thố cơm với các loại thực phẩm nấu chung đã là thành phẩm mà không phải ăn kèm với món ăn nào khác.Nhờ nấu chín bằng cách hấp cách thủy cho nên cơm thố luôn mềm dẻo dù gạo có kém chất lượng chút ít, dĩ nhiên là không bao giờ cháy và dễ giữ nóng mà không bị khô đi. Đây là ưu điểm nổi trội của cơm thố về mặt sinh hoạt bếp núc gia đình cũng như kinh doanh. Nhiều gia đình gốc Hoa ở VN hay tại Trung Quốc, nhất là vùng nông thôn, đến bây giờ vẫn duy trì cách nấu cơm thố trong nhà mặc dầu nồi cơm điện, lò vi ba chẳng thiếu. Chỉ cần nấu mươi lăm thố cơm, đến bữa, thành viên nào trong nhà chưa về không đúng giờ giấc, vẫn có những thố cơm nóng hổi sẵn sàng. Hàng quán cũng vậy. Hơn thế nữa với từng thố cơm, khách ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu. Thố cơm chút xíu vét đũa là hết, không phải nài ép gì mới ăn nể cho xong. Dư ra thố nào, lại giữ nóng trong xửng. Từ mâm cơm gia đình hay ra đến hàng quán, tửu lầu cơm thố nói chung cho cả món ăn kèm cũng có rất nhiều đẳng cấp khác nhau. Sài Gòn bốn năm chục năm xưa của thế kỷ trứơc có rất nhiều hàng cơm thố. Nổi tiếng bình dân nhất là những hàng cơm thố ở một cái chợ mà từ xưa người ta vẫn gọi là chợ nhà giàu, đó là chợ Cũ, nằm góc đường Tôn Thất Đạm - Hàm Nghi. Bây giờ ở đây qua bao dâu bể chỉ còn một tiệm cơm Tàu nhỏ nhoi có bán cơm thố ở mặt đường Hàm Nghi cạnh góc đường. Cơm thố chợ Cũ nổi tiếng đối với ngừơi Việt chỉ vì xưa kia đa số người Việt với đủ thành phần xã hội lui tới đây. Chủ yếu là nhờ gạo ngon, món ăn ta tàu lẫn lộn, giá bình dân. Ít tiền thì vào ăn một hơi cả chục thố cơm chỉ với dĩa thịt kho, dưa cải cũng được thảy xu (tính tiền) chỉ vài trăm đồng tiền cũ, chủ quán cũng chẳng nói gì. Rủng rẻng hơn thì ngồi nhấm nháp chỉ một hai thố cơm với những món cao cấp như cá hấp, gà nướng, bồ câu quay.vv... đứng dậy trả cái rẹt vài ngàn đồng kèm ít tiền nước, phổ ky (tiếp viên) cúi đầu tố chề (cám ơn) lia lịa. Còn tiệm cơm thố kỳ cựu có trưng bảng hiệu tiếng Việt đầu tiên, chuyên cơm thố là tiệm Giang Nam, ở số 45, đường Tản Đà, quận 5, Chợ Lớn, Sài Gòn. Theo những người lớn tuổi, tiệm này có vào khoảng 1942 đến nay vẫn còn và "tăm tiếng" hơn nữa là nhờ đạo diễn của phim Người Tình đã chọn bài trí trong quán để tái hiện cảnh sinh hoạt hàng ngày của Chợ Lớn vào thập niên 30 - 40 thế kỷ trước. Trong khi nhiều hàng quán của người Hoa khác vẫn có bán "chung phàn" nhưng lại không mấy tên tuổi vì bán lẫn với mì xào, hủ tiếu. Chủ quán họ Trương của tiệm Giang Nam giới thiệu không nhiều món ăn lắm nhưng nổi bật nhờ phong vị bếp Quảng Đông với những món như dê hấp gừng, cá hấp thịt băm, canh artichaut...vv... và tuyển gạo rất ngon để nấu. Gạo ngon và thức ăn tuyển chọn "mới là sành điệu" khi nói đến "chung phàn" về mặt kinh doanh. Cơm thố được nhìn thấy trong những khách sạn, nhà hàng theo những tour du lịch ở Trung Quốc là những bàn ăn không hoành tráng với các món ăn dữ dội về số lượng lẫn hình thức thường thấy theo kiểu món ăn Tàu, mà chỉ là vài thố cơm xinh xắn bày chung với những dĩa thức ăn nhỏ, thường là rất nhiều món, mỗi thứ một ít được nấu nướng công phu. Ưu điểm của những món ăn này là phong vị chuyên biệt của bếp mỗi chủng tộc người Trung Quốc. Khi yêu cầu được phục vụ chung phàn trong những tour du lịch ở Trung Quốc, những người dẫn tour luôn nhấn mạnh đến những món ăn phong vị Giang Nam thế này, phong vị Phúc Kiến thế kia...vv... , và họ luôn bày tỏ sự tán thưởng đối với những khách có yêu cầu chung phàn với những món ăn nhiều phong vị khác nhau. Lý do là theo họ, ở một mặt nào đó, chỉ có đi ăn chung phàn mới gọi là biết thưởng thức những món ăn dân tộc truyền thống Trung Quốc. Dĩ nhiên, luôn có những chi phí tính thêm. Tại vì thông thường khi mua tour du lịch Trung Quốc, bạn đã trả trước trọn gói bao gồm ăn ở - nhất là ăn uống theo kiểu tour đại trà - Cứ đến giờ là rồng rắn nối đuôi nhau phải đến ăn chỗ này chỗ kia đã định trước. Muốn sành điệu thì phải tốn kém thôi !
Cơm Tay Cầm
Cơm Tay Cầm là món ăn đặc chế của người Trung Hoa . Món này đòi hỏi sự chọn lựa kỹ càng về phẩm chất của từng thứ vật liệu . Cơm Tay Cầm thiệt giản dị và ngon miệng . Người ta thường dùng ở cuối mỗi bữa ăn, thay cho mì xào . Cơm Tay Cầm có hương vị đặc biệt , mở nắp vung ra là mùi thơm của gạo trộn với mùi thơm của nhân kích thích khẩu vị thực khách, làm những ai dù đã no say, cũng cố ăn cho biết mùi, để từ đó bắt thèm .
Vật liệu: (4 phần ăn) .
A. - Gạo: 300g - Nước súp gà: 500g - Vỏ quít khô: 1 miếng nho? - Đinh hương: 4 nu. - Dầu ăn: 2 muỗng canh .
B. - Nấm đông cô: 8 cái - Nấm rơm: 100g - Kim châm: 10g - Thăn gà: 1 miếng - Hành tây: 1 cu? - Bột năng: 1 muỗng cà phê - Dầu hào: 1 muỗng cà phê - Xì dầu: 1 muỗng cà phê - Dầu mè: 1 muỗng cà phê - Hành lá : 2 cây - Tỏi: 1 tép - Tiêu: ¼ muỗng cà phê - Đường: 1/5 muỗng cà phê - Bột ngọt: ½ muỗng cà phê - Xáng xáu: ½ muỗng cà phê - Ngò: Vài lá .
Một cái nồi tay cầm để nấu , hình dạng giống như cái nồi đất để nấu thuốc Bắc ..
Chú ý: Vỏ quít khô, đinh hương, kim châm và xáng xáu có thể mua ở các tiệm thuốc Bắc.
Cách làm:

- Gạo ngon, vo trước 2 giờ, để ráo nước . Cho 2 muỗng canh dầu ăn vô chảo . Dầu sôi, trút gạo vô rang cho săn hạt . Đổ gạo đã rang và 400g nước dùng gà vô nồi nấu, bỏ thêm 4 nụ đinh hương cùng miếng vỏ quít khô vô nồi . Khi cơm đã chín, bắc ra khỏi bếp, lấy đũa xới cho rời hạt và nhặt 4 nụ đinh hương, vỏ quít khô liệng bỏ đi ..
Thăn gà thái miếng . Nấm đông cô, nấm rơm ngâm nước rửa sạch, cắt đôi . Kim châm cũng ngâm nước rửa sạch bứt nhụy và cuống già bỏ đi . Cho thịt gà, nấm đông cô, nấm rơm, nêm gia vị bột ngọt, xì dầu, dầu mè, xáng xáu, tiêu, đường, tất cả vào xào chung . Sau hết hoà bột năng với 100g nước súp gà quậy đều cho vào chảo gà ..
Đổ tất cả số lượng nhân đã xào vô nồi cơm, đậy kín nắp . Khi ăn, ngắt vài cọng ngò rắc lên ..
Cách trình bày: .
Đặt Tay Cầm lên chiếc đĩa sứ tròn . Chung quanh đĩa xếp vài miếng dưa leo tỉa hình con sò, vài lát cà rốt tỉa hoa cho vui mắt . .
Bí quyết:.
Không thể thiếu đinh hương và vỏ quít khô . Cơm Tay Cầm ngon nhất là cơm cháy vì bao nhiêu chất ngọt và béo đều thấm, tụ đọng ở đó . Phải canh chừng lửa không cơm bị khê . Cơm chín mở nắp nồi, xới cơm cho đều, đậy nắp lại ngay, khi cơm cháy sẽ tróc ra.

Mùa lúa mới đã thơm nồng trên những cánh đồng, bát cơm gạo dẻo lại vun đầy trong những bữa ăn gia đình. Trong chiếc nồi đất có tay cầm, hương vị của cơm gạo mới như được ủ thêm lần nữa để ngon ngọt hơn, nóng sốt hơn và thấm thía trọn vẹn hơn với những gia vị đã được các bà nội trợ nêm nếm khéo léo.
Cơm tay cầm đậu hũ tôm viên
Tôm tươi ngọt thịt ăn cùng đậu hũ chiên giòn và miếng cơm nóng hổi trong chiếc nồi tay cầm nhỏ xinh sẽ kéo gia đình xích lại gần nhau hơn trong bữa ăn ấm cúng.
Nguyên liệu
300gr gạo thơm, 100gr tôm non (đã lột vỏ), 50gr đậu hũ chiên (loại rỗng ruột), 300ml nước dùng xương heo, 150ml nước dùng gà, 1/2 muỗng canh hành, tỏi băm, 1 muỗng canh tương cà, 1 muỗng cà phê tương ớt, 1 muỗng cà phê bột năng, 1 muỗng cà phê nước mắm, hạt nêm, chuẩn bị một nồi tay cầm loại vừa.
Cách làm:
1. Gạo vo sạch, cho vào nồi tay cầm với nước dùng heo nấu chín (lượng nước cho vào có thể lưu ý tùy theo gạo mà gia giảm). Tôm nõn bằm nhỏ, đun nóng, nêm hạt nêm, quết nhuyễn, vo viên.
2. Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm hành tỏi, cho tương ớt, tương cà và đậu hũ vào xào sơ rồi cho nước dùng gà vào đun sôi, thả từng viên tôm vào nấu chín, nêm hạt nêm, nước mắm vừa ăn. Pha bột năng với ít nước rồi cho vào để tạo độ sánh.
3. Cơm để trong thố, khi ăn cho tôm viên, đậu hũ và nước xốt lên trên, trang trí với hành, ngò, trộn đều lên để cơm quyện màu nước xốt, dùng nóng.
Cơm tay cầm hải sản
Món cơm chín vàng hòa với hương vị tươi ngon của các loại hải sản tôm, mực, nghêu... sẽ là một trong những thức ngon được các thành viên hưởng ứng nhiệt tình.
Nguyên liệu
200gr gạo thơm, 200gr tôm sú, 300gr nghêu, 100gr mực ống, 50gr cá chẻm, 1 quả trứng gà, 20gr bột bắp, 20gr đậu Hà Lan, 1 củ hành tây, 1 nhánh con gừng xắt sợi, 1 muỗng cà phê tỏi băm, ít hành tươi xắt khúc, dầu ăn, hạt nêm, đường, chuẩn bị một nồi tay cầm loại vừa.
Cách làm:
1. Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen. Nghêu luộc lấy nhân. Mực và cá xắt miếng vừa ăn. Gạo vo sạch nấu chín, để nguội. Hành tây lột vỏ, xắt miếng vừa ăn, đậu Hà Lan trụng sơ.
2. Bắc chảo nóng cho dầu ăn vào, phi thơm tỏi và cho tất cả hải sản, hành tây, đậu, bắp hột vào xào lên cho thơm, khi các nguyên liệu này vừa chín, nêm hạt nêm, đường vừa miệng
3. Bắc chảo nóng lên bếp cho dầu ăn vào, phi thơm hành tươi, tỏi rồi cho trứng gà đánh tan vào đến khi trứng chín và tơi ra thì trút cơm vào chiên, nêm hạt nêm vừa miệng.
4. Cơm chín vàng cho ra tay cầm, bày hải sản lên và ăn kèm với rau xà lách xoong (tuỳ thích).
Cơm tay cầm ức gà
Vị béo nhẹ từ mỡ gà làm hạt cơm thêm tròn mẩy và căng bóng trong mùi thơm dịu. Món cơm tay cầm ức gà càng tăng thêm hương vị cho bữa cơm gia đình.
Nguyên liệu
300gr gạo thơm, 200gr ức gà, 1 củ cà rốt, 1 củ hành khô, 3 muỗng canh nước tương, dầu ăn, hạt nêm, chuẩn bị nồi tay cầm loại vừa.
Cách làm:
1. Gạo vo sạch cho vào nồi tay cầm nấu chín. Thịt gà xắt miếng vừa ăn. Cà rốt tỉa hoa. Hành khô xắt lát mỏng.
2. Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn cho hành vào phi thơm, cho cà rốt, thịt gà vào xào trên lửa lớn khoảng 10 phút, nêm hạt nêm và 2 muỗng canh nước tương vừa miệng rồi cho vào nồi tay cầm. Trộn đều cơm với thịt rồi cho tiếp một muỗng nước tương còn lại, trộn lại lần nữa, đậy nắp, nấu nhỏ lửa trong vài phút thì tắt bếp. Vẫn giữ nguyên nắp cho cơm nóng, khi ăn thì dọn ra.
Cơm tay cầm thịt bò
Hạt cơm khi quyện đều với thịt bò đã băm nhuyễn sẽ tăng thêm độ ngọt tự nhiên và giữ được nhiều chất dinh dưỡng. Món cơm này không chỉ ngon miệng mà rất bổ.
Nguyên liệu
250gr gạo thơm, 200gr thịt bò phi lê, 1 củ hành khô băm nhỏ, 1 muỗng canh nước tương, 1 muỗng cà phê dầu hào, 1 muỗng canh rượu gạo, 1 muỗng cà phê dầu mè, 1 muỗng cà phê bột năng, 1/2 chén hành, ngò xắt nhuyễn, 2 chén nước dùng gà, 1 nhánh con gừng xắt sợi, dầu ăn, hạt nêm, đường, tiêu. Chuẩn bị một nồi tay cầm loại vừa.
Cách làm:
1. Thịt bò bằm nhỏ, ướp với nước tương, dầu hào, bột năng, dầu ăn, rượu gạo, đường, hạt nêm.
2. Gạo vo sạch, ngâm gạo trong nước khoảng 30 phút sau đó đổ ráo ra rổ cho ráo nước rồi nêm vào ít hạt nêm, 2 muỗng cà phê dầu ăn rồi cho vào nồi tay cầm cùng nước dùng gà nấu chín. Khi sôi mở nắp nồi, dùng muỗng đảo đều để không bị khét, đậy nắp lại nếu lửa nhỏ.
3. Cơm cạn, mở nắp nồi, trải thịt bò đã ướp lên mặt cơm, đậy nắp, ủ cơm với lửa thật nhỏ, sau vài phút thịt bò chín dùng đũa xới cơm cho tơi, nêm nước tương, đường, hạt nêm vừa miệng, tiếp đến cho gừng, hành, ngò, tiêu vào trộn đều, xới cơm ra chén dùng.
Cơm tay cầm cá xốt cay
Thịt cá trắng nõn tươi ngon hòa với độ ngọt dẻo của cơm nóng lại thêm chút vị cay của xốt sẽ kích thích vị giác của mọi thành viên trong gia đình
Nguyên liệu
300gr gạo thơm, 200gr phi lê cá basa, 50gr cải chua, 400ml nước dùng xương heo, 1 trái cà chua, 1 trái ớt bằm nhỏ, 1 tép hành khô, xắt nhỏ, 1/2 muỗng cà phê bột bắp, 3 muỗng cà phê dầu ăn, đường, hạt nêm, nước mắm. Chuẩn bị 1 nồi tay cầm loại vừa.
Cách làm:
1. Phi lê cá rửa sạch, xắt miếng vừa ăn, ướp đường, hạt nêm và 1 muỗng cà phê dầu ăn khoảng 15 phút cho ngấm. Cải chua ngâm nước khoảng nửa giờ, rửa sạch, xắt sợi. Cà chua bỏ vỏ, hạt, xắt hạt lựu.
2. Gạo vo sạch, cho vào nồi tay cầm với 1 chén rưỡi nước dùng xương heo đem nấu. Khi cơm ráo nước, xới đều rồi cho cá đã ướp gia vị lên mặt cơm, đậy nắp, vặn lửa liu riu cho cơm và cá chín.
3. Bắc chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn, phi thơm tỏi rồi cho cải chua vào xào nhanh tay, nêm ít đường rồi trải đều lên mặt cơm.
4. Bắc chảo khác lên bếp, cho dầu ăn vào, phi thơm tỏi, ớt rồi cho cà chua vào đảo đều, cho 1/2 chén nước dùng còn lại vào chảo, đợi nước xốt sôi nêm muối, đường, hạt nêm, và nước mắm vừa ăn.
5. Hòa bột bắp với nước, cho vào nước xốt đảo đều sau đó rưới nước xốt cay lên mặt cơm, cho ít hành, ngò xắt nhỏ lên cùng. Khi ăn trộn đều cơm cho thấm nước xốt.
Theo Trương Thị Phương Khanh

http://www.tin247.com/la_mieng_voi_com_tay_cam-10-21348094.html
Cơm nắm
Tôi cầm nắm cơm trắng tinh được cắt sẵn từng miếng mong mỏng dài dài như miếng chả trắng, khẽ tách một miếng chấm vào gói vừng nho nhỏ đưa lên miệng. Mùi gạo mới thơm thơm quyện với mùi vừng, mùi lạc vừa thơm vừa ngọt vừa bùi. Đã lâu rồi tôi mới nhẩn nha ngồi nhâm nhi món ăn rất quen thuộc ấy. Bất chợt, góc bếp lửa, bụi chuối tiêu lùn, chiếc giếng thơi mát lành, mùi hăng hăng của khói bếp, mùi thơm của bụi hương nhu tía, rồi tiếng chị em tôi chơi đánh chuyền đánh chắt... ngày xưa lại hiện về trong tâm trí.
Ngày tôi còn bé, những khi cần đi đâu xa, mẹ tôi lại nắm cơm từ tối hôm trước. Mẹ giặt thật sạch miếng vải phin trắng và chuẩn bị nấu cơm. Cơm được nấu trong một chiếc nồi nhôm đúc to tướng. Mẹ tôi đun nước sôi, tra gạo rồi dùng đôi đũa cả bằng tre đảo đều gạo trong nồi và rút bớt lửa khi cơm sôi phòng cơm khê người ăn vào sẽ không may mắn. Khi cơm cạn, mẹ rút bớt củi chỉ để lại than hồng. Thỉnh thoảng mẹ vần nồi cơm cho cơm chín đều. Cơm nấu để nắm không được quá khô hay quá nát. Cơm chín, mẹ xới ra miếng vải sạch trải giữa chiếc nia trên bếp rồi mặc chỗ cơm đang nóng hổi, mẹ túm các mép khăn lại và nhanh tay nắm đều quanh nắm cơm vừa vun lại, vừa nắm mẹ tôi vừa hít hà cho đỡ nóng. Nắm cơm cũng cần có bàn tay khỏe. Tôi vẫn nhớ tay mẹ tôi nhỏ nhắn mảnh mai nhưng mẹ nắm cơm rất chặt. Nắm cơm mẹ nắm xong như chiếc bánh dầy trắng mịn to bằng chiếc bát loa. Thường thường mẹ tôi bao giờ cũng nắm thêm cho chị em tôi vài nắm be bé xinh xinh. Cơm nắm xong mẹ tôi để vào mâm, đậy lồng bàn chờ nguội. Sáng mai sẽ được gói vào lá chuối đã hơ nóng cùng với túi muối vừng bên cạnh và một con dao nho nhỏ. Cũng có khi sang hơn là cơm nắm ăn cùng sườn rang muối hoặc ruốc. Mẹ tôi nấu cơm rất khéo và nắm cơm cũng khéo. Nắm cơm mẹ nắm bao giờ cũng thật tròn, thật mịn và rất chắc, mỗi lần cắt ra, miếng cơm như những miếng cùi dừa trắng tinh loáng thoáng nhìn thấy hình hạt gạo bị cắt theo nhát cắt của con dao bài mỏng.
Nhà tôi không trồng cau nên không có mo cau, một lần tôi nghe mọi người kể về chiếc mo cau, tôi hỏi mẹ, mẹ tôi nói hồi mẹ bé, bà ngoại vẫn nắm cơm bằng mo cau, tôi liền xin mo cau về cho mẹ. Mẹ tôi lột chiếc mo cau lấy phần lụa mềm bên trong, phần lụa ấy cũng mềm và dai chẳng khác nào chiếc khăn của mẹ chỉ khác là mẹ không nắm được nắm cơm to, chiếc mo cau ấy chỉ vừa cho hơn một bát cơm nên nắm cơm của mẹ tròn tròn xinh xinh như chiếc bánh bao vậy. Tôi hít hà nắm cơm thấy hình như trong ấy thoang thoảng mùi thơm của mo cau dìu dịu. Từ lần ấy tôi thường hay xin mo cau về để mẹ nắm cơm. Trong căn bếp nhỏ, dưới ánh sáng tù mù của bóng điện chạy từ máy phát điện của nhà máy, tôi ngồi cạnh mẹ, vừa xem mẹ nắm cơm vừa nghe mẹ kể về bà. Bà ngoại tôi mất từ khi mẹ tôi còn nhỏ, tôi hình dung ra bà trong nét dịu dàng của mẹ đang thoăn thoắt xoay nắm cơm trên chiếc nia. Khi ấy tôi nghĩ rằng nếu bà tôi còn chắc là những lúc như vậy bà sẽ ở cạnh mẹ con tôi, lại móm mém kể chuyện cho tôi.
Tôi cầm nắm cơm trên tay hỏi một em gái: em có biết người ta nắm cơm thế nào không? Em bảo: Người ta cho vào máy xay cô ạ. Tôi lắc đầu: không phải. Nhưng không để tôi nói hết em lại nói: người ta xay bằng máy xay sinh tố đấy cô. Một em khác thì nói: bây giờ hiện đại lắm cô ạ, người ta ép bằng máy ra cả loạt cô ạ.

http://haisa.vnweblogs.com/post/9113/134203
Cơm niêu
Tọa lạc giữa những tòa biệt thự cổ san sát “Cơm Niêu Sài Gòn” nằm trên con đường Hồ Xuân Hương nên thơ như cái tên của nó. Hai hàng cây xanh rợp bóng mát tạo nên sự tĩnh lặng, êm đềm."Niêu đất ngày xưa muôn đời giữ.Cơm thơm thuở ấy vạn kiếp truyền.Quý tự tân cần phương thủy đắc.Vinh trùng lao khổ mãi thành lai."(Chữ quý nhờ cần cù siêng năng mới cóĐời vinh qua gian nan khó nhọc mà nên)Ẩn giữa ánh đèn vàng huyền ảo từ những chiếc lồng đèn vải họa tiết hoa văn cổ, ngôn nhà toàn gỗ được chạm khắc công phu tinh xảo. Cây bồ đề già hàng trăm năm tuổi trước cổng khiến “Cơm Niêu Sài Gòn” thêm sức hút mãnh liệt.Cổ kính - sang trọng - ấm cúng với các sản phẩm trang trí thủ công truyền thống và nhiều tác phẩm nghệ thuật của những danh họa nổi tiếng. Tinh tế đến từng chi tiết, Cơm Niêu Sài Gòn là một nét kiến trúc độc đáo của nền văn hóa Việt lâu đời.Đắm mình trong không gian thiên nhiên tươi mát với tiếng suối chảy róc rách và hương hoa thoảng bay trong gió, nghe chim hót và âm nhạc du dương hòa quyện trong sự thanh bình thơ mộng, bạn sẽ được thư giãn hoàn toàn.Trên 300 món ăn đặc trưng được chế biến tinh túy, từ tô canh cua giả cầy của miền Bắc, canh cơm hến của miền Trung, các loại cá đồng kho tộ của miền Nam. Thật “bắt” với hạt cơm dẻo thơm được nẩu trong niêu đất. Bạn sẽ thấy thú vị và hài lòng với tài năng của các đầu bếp giỏi nơi đây.Địa chỉ: 50Hồ Xuân Hương, mở cửa từ 9h đến 24h.Tọa lạc giữa những tòa biệt thự cổ san sát “Cơm Niêu Sài Gòn” nằm trên con đường Hồ Xuân Hương nên thơ như cái tên của nó. Hai hàng cây xanh rợp bóng mát tạo nên sự tĩnh lặng, êm đềm."Niêu đất ngày xưa muôn đời giữ.Cơm thơm thuở ấy vạn kiếp truyền.Quý tự tân cần phương thủy đắc.Vinh trùng lao khổ mãi thành lai."(Chữ quý nhờ cần cù siêng năng mới cóĐời vinh qua gian nan khó nhọc mà nên)Ẩn giữa ánh đèn vàng huyền ảo từ những chiếc lồng đèn vải họa tiết hoa văn cổ, ngôn nhà toàn gỗ được chạm khắc công phu tinh xảo. Cây bồ đề già hàng trăm năm tuổi trước cổng khiến “Cơm Niêu Sài Gòn” thêm sức hút mãnh liệt.Cổ kính - sang trọng - ấm cúng với các sản phẩm trang trí thủ công truyền thống và nhiều tác phẩm nghệ thuật của những danh họa nổi tiếng. Tinh tế đến từng chi tiết, Cơm Niêu Sài Gòn là một nét kiến trúc độc đáo của nền văn hóa Việt lâu đời.Đắm mình trong không gian thiên nhiên tươi mát với tiếng suối chảy róc rách và hương hoa thoảng bay trong gió, nghe chim hót và âm nhạc du dương hòa quyện trong sự thanh bình thơ mộng, bạn sẽ được thư giãn hoàn toàn.Trên 300 món ăn đặc trưng được chế biến tinh túy, từ tô canh cua giả cầy của miền Bắc, canh cơm hến của miền Trung, các loại cá đồng kho tộ của miền Nam. Thật “bắt” với hạt cơm dẻo thơm được nẩu trong niêu đất. Bạn sẽ thấy thú vị và hài lòng với tài năng của các đầu bếp giỏi nơi đây.Địa chỉ: 50 Hồ Xuân Hương, mở cửa từ 9h đến 24h.
Lên A Lưới ở nhà sàn, ăn cơm nếp, mặc thổ cẩm
Huyện miền núi A Lưới cách Huế hơn 60km về phía tây. Có thể đến đó bằng hai đường, hoặc đường Hồ Chí Minh, hoặc từ Huế theo QL 14, vượt qua 2 cái đèo và vài cái dốc ngắn là tới liền. Đây là vùng đất có hơn 60% dân số là người đồng bào Tà Ôi. Ngoài ra còn có người Kinh, Pa Cô và Vân Kiều.
Cả huyện có 4 nhà nghỉ và khách sạn với hơn 60 phòng, đạt chuẩn chưa đến… 1 sao. Nhưng không sao, bởi không ai đi du lịch lại thuê phòng để ngủ suốt ngày. A Lưới có nhiều điểm du lịch như thác A No, hầm A Roằng, và các điểm di tích cách mạng nổi tiếng như đồi thịt băm, suối máu, sân bay A So (A Sầu)… Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là "hàng độc" của A Lưới.
Người Tà Ôi ở A Lưới rất hiếu khách. Họ có thể mời người lạ vào nhà sàn để chơi, nhắm thịt trâu xông khói bếp và uống rượu đoác- một loại rượu được cất từ đọt cây đoác mọc trong rừng. Sau vài tuần rượu, họ cho phép bạn nằm lăn quay bên bếp lửa đặt giữa nhà sàn đánh một giấc. Đừng lo, cứ yên tâm ngủ bởi lúc tỉnh dậy, bạn sẽ không bị nhức đầu bởi men rượu. Khi đang mơ màng, bạn sẽ ngửi thấy mùi xôi thơm phức. Nếp để nấu loại xôi này là hàng ngoại hẳn hoi, có xuất xứ từ Lào. Xôi nếp không phải nấu theo kiểu bình thường. Người dân ở đây nấu cơm nếp bằng ống lồ ô đặt trên ngọn lửa hồng. Gà nướng cũng nấu theo cách tương tự. Còn nữa, có một điều bắt buộc là, khi ăn cơm nếp, chủ nhà sẽ không cho bạn dùng đũa, phải bốc bằng tay. Sau đó nắm xôi lại thành từng nắm to bằng nắm tay, chấm muối đậu phộng, cắn ngập chân răng. Nếp thơm còn nóng, rất dẻo, lại thêm vị béo của loại đậu phộng trồng giữa rừng. Không ăn thì thôi, đã ăn chắc chắn sẽ ngửa tay xin tiếp. Cứ yên tâm thưởng thức vì chẳng ai bắt bạn trả tiền. Nếu gặng hỏi, chủ nhà sẽ mắng vì… "cái bụng đồng bào nó thế". Ăn ít là không tôn trọng chủ nhà, ăn nhiều thì… quá đã.
Điểm đặc biệt là, phụ nữ Tà Ôih ở A Lưới rất chăm chỉ. Họ là những người rất khéo tay. Trong khi thổ cẩm của người Vân Kiều còn mang tính đơn điệu thì thổ cẩm (người bản địa gọi là Zèng) của người Tà Ôih ở huyện miền núi A Lưới đã đạt đến độ tinh xảo. Thường mỗi tấm Zèng có giá từ 400.000- 1.200.000 đồng. Ngồi trên nhà sàn uống rượu đoác, ăn cơm nếp, và quấn mình trong tấm thổ cẩm để nghe người già kể chuyện núi rừng A Lưới, nơi có con sông A Moong khởi nguồn của sông Hương trườn mình qua triền núi, chạy quanh co giữa đại ngàn để +tích hương cỏ Thạch Xương Bồ trước lúc đổ về đồng bằng thì… tỉ khoái.
Người đồng bào thực sự quý khách, khi khách có thái độ tôn trọng họ. Một gói muối, một thùng mì tôm và những câu chuyện thật thà, có thể gây cười là sợi dây gắn kết bạn với người đồng bào ở A Lưới. Có một điều bạn phải nhớ, đó là A Lưới là huyện vùng biên giới. Vì thế khi đến đó bạn không được quên giấy tờ tuỳ thân. Sau giờ này, các hàng quán ở A Lưới đều đóng cửa vì… hết khách.
(Netcodo)

Ăn Cơm Trước Kẻng
"Ăn cơm trước kẻng" là từ mà người ta hay dùng để chỉ cho việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, các bạn nghĩ gì về điều này ? Các bạn nam có chấp nhận lấy một người vợ đã từng quan hệ với một người đàn ông khác mình không ? Và các bạn nữ, các bạn có chấp nhận kết hôn với một người con trai đã từng quan hệ tình dục với phụ nữ khác.Và nếu bạn trai mình đòi hỏi "chuyện ấy", các bạn nữ, các bạn nghĩ sao ?
X-man:Theo quan điểm của tôi thì việc này nhìn chung không có hai vấn đề chính. Thứ nhất, đó là chuyện thai trước ngày cưới. Chuyện này sẽ gây nhiều điều ko hay cho danh dự của cả hai gia đình. Nhưng nếu hiếu và áp dụng tốt các biện pháp tránh thai thì cũng có thế an tâm.
Vấn đề thứ hai nghiêm trọng hơn, đó là thường sẽ nảy sinh tâm lý thiếu tôn trọng nơi người con trai sau khi ... (vấn đề này tui chỉ nghe nói và suy nghĩ thấy cũng đúng ). Và hậu quả về sau sẽ rất khôn lường, nó có thể làm sứt mẻ và thậm chí một tình yêu trước đó rất đẹp.Nên theo tui khi yêu nhau thật sự thì người ta sẽ tôn trọng nhau, và sẽ cố giữ điều thiêng liêng đó đến tận ngày cưới. Còn về chuyện bạn đời là người experienced thì khá phức tạp. Nam thường quan trong chuyện này. Theo tui thì đây ko phải là một vấn đề quan trọng lắm. Và một nguyên tắc nên nhớ là: nếu bạn muốn rằng người yêu mình trong trắng khi đến với mình thì xin bạn cũng như vậy, OK?
Cái vế đòi hỏi này xưa quá rồi, sao chúng ta ko thử đề cập đến vế ngựơc lại!
Cái chuyện quan trọng là làm sao biết được là mối quan hệ có thực sự đưa đến hôn nhân hay không ? Dĩ nhiên, khi quen một ai, chắc là mọi người đều muốn tiến đến hôn nhân với người ấy, nhưng mà ở đời có nhiều chuyện không thể nói trước được lắm, đúng không ?
Tại Mỹ, cả đàn ông lẫn đàn bà gần như đều quan hệ tình dục trước hôn nhân. Theo các tác giả, cuộc nghiên cứu chỉ là một sự kiểm chứng lại thực tế. Việc "sống thử" đã là một hành vi phổ biến với đại đa số dân Mỹ từ hàng chục năm nay. Nghiên cứu sử dụng các số liệu lấy từ năm 1982, 1988, 1995 và 2002 của Cuộc khảo sát quốc gia về sự phát triển gia đình, trong đó phỏng vấn 40.000 người tuổi từ 15 đến 44 về hành vi tình dục của họ, cũng như theo dõi xu hướng quan hệ trước hôn nhân bắt đầu từ thập niên 50 của thế kỷ trước.
Trong số những người được phỏng vấn năm 2002, 95% cho biết đã làm chuyện ấy trước khi cưới, 93% nói rằng họ làm điều này cho đến khi 30 tuổi. Đồng thời, mọi người cũng kết hôn muộn hơn. Số liệu năm 2005 cho thấy tuổi kết hôn trung bình của phụ nữ là hơn 25 tuổi và đàn ông là 27 tuổi.
Nghiên cứu cũng tìm thấy phụ nữ sống thử chả kém gì đàn ông, kể cả những người sinh ra từ nhiều thập kỷ trước. Trong số những phụ nữ sinh từ năm 1950 đến 1978, ít nhất 91% đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân khi đến tuổi 30. Còn với những người sinh ra vào những năm 1940 thì 88% làm điều đó cho đến tuổi 44.
Kết quả đã đặt ra câu hỏi cho Chương trình giáo dục không sống thử trước hôn nhân nhằm vào những người 12 đến 29 tuổi của chính phủ liên bang.

Sống phóng khoáng, quan hệ tình dục trước hôn nhân đang ngày một gia tăng trong giới trẻ VN. Yêu và dâng hiến cho tình yêu là điều họ cho là rất tự nhiên. Nhưng, tiếp nối những mối tình “ăn cơm trước kẻng” không thành luôn là hậu quả tâm lý khá mệt mỏi về chuyện trinh tiết...
Khó khăn với người mới
Đó là vấn đề lớn của hầu hết bạn gái đã trót trao thân. “Nói hay không nói với người mới?”, mục “Từ trái tim đến trái tim” của Tuổi Trẻ cũng từng nhận được rất nhiều thư bạn gái băn khoăn như vậy. Thậm chí nhiều bạn cuống cuồng, lo lắng, dằn vặt đến mất ăn mất ngủ. Bạn T.T.H. (Q.3, TP.HCM) tâm sự: “Ngày lên xe hoa càng gần thì sự bất ổn về tâm lý trong mình càng tăng”.
“Phải lựa lời nói thế nào? Nói ra người ta sẽ phản ứng ra sao? Mọi thứ có còn tốt đẹp không?... Một loạt băn khoăn cứ giằng xé trong tôi. Cuối cùng tôi quyết định im lặng, mặc chuyện gì đến sẽ đến” - P.T.T.P. (giáo viên, 26 tuổi) bộc bạch.
Còn với bạn T.H.: “Tôi đã nói tất cả. Những lúc bình thường không sao nhưng khi hai bên có chuyện, anh ấy lại lấy chuyện ngày xưa của tôi để chì chiết... Kinh nghiệm xương máu là đừng tiết lộ gì cả”.
Trên thực tế đã có nhiều bạn nữ không dám đến với người mới chỉ vì “vết thương” cũ. Ví như trường hợp của N.T.H.Y. (28 tuổi, quê Gia Lai): “Mối tình thời sinh viên với D. (Vĩnh Long) vẫn thắm thiết dù công việc cả hai đều khá bận rộn. Vin cớ không có thời gian dành cho nhau như thời sinh viên, D. rủ mình về ở chung phòng trọ để có nhiều thời gian bên nhau hơn. Nhiều người hỏi mình không sợ dư luận? Lúc đó mình chỉ suy nghĩ đơn giản: trước sau gì cũng cưới nhau. Về ở chung, “ngày vui chẳng tày gang”, mọi tật xấu của hai bên đã bộc lộ sạch. Ngày nào cũng cãi nhau, ê chề thất vọng... Chia tay với D. rồi mình không dám nghĩ đến chuyện đến với người mới”.
Trinh tiết = đức hạnh?

Có đến 79,9% trên tổng số 110 sinh viên tham gia trả lời câu hỏi trong một đề tài nghiên cứu “Tìm hiểu quan điểm của sinh viên về vấn đề trinh tiết từ góc độ giới” (nhóm sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng) đã cho rằng trinh tiết là yếu tố quan trọng.
Tuy nhiên lại có đến 31,5% số nam giới trong đó thừa nhận đã có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đặt vấn đề quan hệ trước hôn nhân với vấn đề trinh tiết chỉ có 8,5% cho biết dù cô gái “không còn” nhưng vẫn cưới.
Một khách hàng nam của Trung tâm Tư vấn tình yêu hôn nhân (thuộc T.Ư Đoàn) cứ dằn vặt trăn trở khi phát hiện vợ đến với mình không còn trinh. “Cái đó đâu phải của em đâu mà em đau khổ, của cô ấy và cô ấy muốn cho ai là quyền của cô ấy” - tư vấn viên giải thích. “Ừ nhỉ! Em thoát khỏi suy nghĩ luẩn quẩn rồi. Thật ra đức hạnh không phải ở chỗ đó mà chính là giá trị của cô ấy” - khách hàng nhìn nhận.
Còn anh Thanh H. bảnh trai (nhân viên tín dụng ngân hàng) thú thật tính ích kỷ của mình: “Mối tình nào tôi cũng đòi người yêu chứng tỏ nhưng khi nghĩ đến hôn nhân trong tôi lại khó chấp nhận một người con gái không còn trinh tiết”.
Một diễn đàn trên mạng về vấn đề trinh tiết được nhiều bạn trẻ tham gia sôi nổi với những ý kiến trái ngược nhau. “Trinh tiết không quan trọng bằng hạnh phúc”, bạn Lưu Kiên Cường khẳng định như vậy.
Nhưng với bạn có nick TQH@ là “người trong cuộc” lại gay gắt: “Trong tâm khảm của tôi, việc quan hệ tình dục là hành động thiêng liêng chỉ có ở vợ chồng. Tôi rất tiếc là đã có nhiều người đàn ông chúng ta không biết giữ gìn cho phụ nữ, nhiều phụ nữ không biết giữ mình. Bản thân tôi cũng là người chịu đau khổ, day dứt về chuyện này. Một lần vợ chồng tôi ân ái và khung cảnh đó đã gợi lại trong lòng cô ấy lần ân ái với người bạn trai cũ. Cô ấy đã gọi tên người bạn trai cũ một cách vô thức. Tôi thật sự đau khổ”.
“Tôi lấy vợ ở hiện tại và tương lai, lấy cái phẩm hạnh, chứ không lấy quá khứ của cô ấy. Vì thế tôi chẳng có gì căng thẳng” - Trần Thanh Châu (thợ hàn, 29 tuổi) nói. Đó là một cách nghĩ thông thoáng không đem áp lực tâm lý vào mình. Ai phóng khoáng, ai cổ hủ?
Chuyện yêu đương của giới trẻ VN chúng ta hiện nay đang tồn tại hai xu hướng đối nghịch nhau: khi yêu có thể “ăn cơm trước kẻng”, “xả cảng” hoặc giữ gìn sự trong trắng đến ngày cưới. Theo tôi, không cách nào trong hai cách yêu trên là hiện đại hoặc phong kiến. Phong kiến, cổ hủ hay phóng khoáng, hiện đại nằm ở cách chúng ta xử lý khi đứng trước cái “khác” với mình. Những người thật sự hiện đại, phóng khoáng là những người luôn biết lắng nghe, luôn biết chấp nhận và tôn trọng những ý kiến khác, quan niệm khác với mình chứ không hề tìm cách áp đặt “cái tôi” lên người khác.
Ngược lại, những người cổ hủ, phong kiến hay gia trưởng là những người luôn luôn tìm cách áp đặt ý kiến, quan niệm của mình lên người khác.
LÊ MINH TIẾN (thạc sĩ xã hội học)

Biết ăn cơm muộn, trẻ dễ bị ...mọc lệch răng
Tình trạng trẻ đã lớn vẫn chưa biết ăn cơm rất phổ biến, nhất là ở thành thị. Theo bác sĩ Lê Thị Hải, Trưởng phòng khám và tư vấn Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ từ 2 tuổi đã phải bắt đầu tập ăn cơm. Nếu đến 3 tuổi vẫn chưa dùng được thức ăn này là quá muộn. Tình trạng này rất có hại cho sự phát triển của bé.
Thứ nhất, nếu chỉ ăn mãi loại thực phẩm xay nhuyễn, trẻ sẽ rất dễ biếng ăn bởi cho dù bạn cố gắng thay đổi thành phần, món ăn vẫn có hương vị na ná nhau. Do đó, những em bé chậm ăn cơm mặc dù tiếp nhận thành phần thực phẩm đa dạng vẫn dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng vì lười ăn.
Thứ hai, do ít phải nhai, phần hàm của trẻ sẽ ít được vận động. Hậu quả là xương hàm kém phát triển. Cung hàm hẹp sẽ không đủ chỗ cho các răng khôn mọc sau này, dẫn đến tình trạng răng mọc lệch.
Do đó, bác sĩ Hải khuyến cáo các phụ huynh nên tập cho con ăn cơm khi được 2 tuổi. Với những trẻ không muốn, không có cách nào khác là cha mẹ phải thật kiên trì, tập dần dần.
Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ, ban đầu, nên cho bé ăn cơm nát. Khi bé còn đói, cho ăn một ít cơm, cùng với thức ăn cắt nhỏ. Chọn những món bé thích, để trong bát đĩa đẹp hình thù ngộ nghĩnh, cho bé tự xúc ăn cùng cả nhà. Lúc nào bé chán, không nên ép mà để bé ăn tiếp loại thức ăn bé thích. Dần dần mỗi ngày tăng lượng cơm lên một chút. Cố gắng tạo hứng thú cho bé tập món mới, thay vì ép buộc. Khi mới tập ăn cơm, nếu bé không thích dùng thức ăn, chỉ chan canh thì cũng nên chiều ý.
Để con bạn không quá khó khăn khi tập ăn cơm, nên cho làm quen với nhiều loại thực phẩm khác nhau lúc bé chuyển sang ăn dặm. Các món bắt buộc phải nhai như trái cây, bánh, phở... sẽ giúp bé vận động xương hàm tốt hơn và quen với động tác nhai. Nhờ đó, bé sẽ nhanh chấp nhận hơn khi chuyển từ thực phẩm xay nhuyễn sang cơm.

Làng “ăn cơm nhà người”
“Ai muốn thuê người cứ về làng Mỹ An”. Đó là câu người ta thường chỉ cho nhau mỗi khi có ai đó cần người giúp việc.Ở làng Mỹ An (Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), trẻ con cứ học hết lớp 3, lớp 4 là khăn gói đi ở đợ. Có nhà được năm đứa con thì đến bốn đứa đã “ăn cơm nhà người”. Mấy sào ruộng, mấy cái đầm trũng nước là nơi mưu sinh cho cả làng. Cá tôm đánh bắt mãi cũng hết khiến nghề chài lưới ngày một “hèn” đi, cả làng trở thành đội làm thuê, làm mướn từ lúc nào không hay.
Điển hình nhất là gia đình anh Đặng Thấn và chị Lê Thị Gái. Hai vợ chồng rong ruổi khắp các chốn làm thuê. Từ những việc gặt hái quanh quẩn trong làng cho đến khuân đất, vác đá ở các công trình xây dựng, hay cả việc giữ trẻ, dọn nhà anh chị cũng nhận làm tất. Quanh năm tối tăm mặt mũi, đôi tay chưa một lần “để ngửa trên gối” nhưng gia đình chị Gái không thoát khỏi cảnh ăn trước trả sau. Nỗi lo cơm gạo thấp thỏm từng ngày. Lại thêm chuyện nợ nần rút rỉa, khiến hai đứa con gái lớn đang còn đi học mà phải sụt sùi nước mắt khăn gói đi ở. “Bọn nó vào Sài Gòn ở giữ em, dọn dẹp nhà cửa, mỗi năm mới được về một lần. Thương con đứt ruột nhưng chừ biết mần răng”- chị Gái rơm rớm nước mắt. Vài tháng sau chị lại một lần nữa đưa đứa con trai duy nhất đi làm thuê cho một tiệm bánh mì trên thành phố. “Thật sự lúc đó nó còn quá nhỏ, mình biết mình có lỗi với con nhưng tại túng thiếu quá nên chẳng còn cách nào khác”. Nhà chị Gái có năm đứa con mà nay ba đứa đã “ăn cơm nhà người”.
Sát bên nhà chị Gái là gia đình anh Dương Kháng. Hoàn cảnh anh Kháng cũng không mấy khá hơn. Cảnh nghèo cũng lần lượt đẩy ba đứa con nhà anh đi ở đợ. Rồi cách hai nhà nữa là gia đình anh Lê Văn No, có bảy người con thì hết bốn đứa đã đi ở. Hình như cái kiếp ở đợ không buông tha bất cứ gia đình nào trong làng Mỹ An này. Cứ mười nhà thì hết tám chín nhà “vắng con”.
Tuy nhiên vẫn có những gia đình cố gắng cho con cái được đến trường. Những đứa trẻ một buổi đến lớp, buổi còn lại thì lội xạc chân trên mấy đồng ruộng bỏ hoang. Thầy Phạm Văn Tân, hiệu trưởng Trường tiểu học Dương Nổ (Phú Dương, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế), cho biết mỗi năm trường có từ 12-13 học sinh thôi học nhưng phần lớn là các em ở làng Mỹ An.
Chỉ khi được học hành tới nơi tới chốn thì những đứa trẻ làng Mỹ An mới thoát cái kiếp nghèo đeo bám ngàn đời.(theo TTO)

15 năm không ăn cơm
Một lão nông dân suốt 15 năm trời không hề ăn cơm, chỉ ăn được cháo và không ăn bất cứ gì khác nhưng vẫn sống rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn ở tuổi 82. Đó là ông Nguyễn Cỡ, thôn Đông Hòa, xã Hòa Châu (Hòa Vang, TP Đà Nẵng).
Điều làm mọi người quan tâm về ông Cỡ là suốt 15 năm trời, ông không... ăn cơm. “Tháng 7.1994, trong một lần làm ngoài vườn, do đói bụng nên tôi vào nhà bới một chén cơm nhỏ để ăn, không hiểu tại sao khi nuốt cơm xuống, họng tôi nghẹn ứ lại. Hoảng quá, hai tay tôi cố vuốt vào cổ, đồng thời, gồng mình để nuốt cơm.
Mất hơn 10 phút miếng cơm mới được nuốt vào bụng. Chân tay tôi rã rời, mồ hôi nhễ nhại, đầu óc quay cuồng...
Kể từ đó đến nay, tôi không thể ăn cơm được nữa”- ông Cỡ nhớ lại. Sau đó, ông có thử ăn cơm nhiều lần nhưng lần nào cùng bị nghẹn mặc dù ông đã cố nhai thật nhuyễn. Thấy cơ thể khác thường, ông Cỡ đã đi khám ở nhiều bệnh viện nhưng các bác sĩ đều kết luận đường thực quản của ông vẫn bình thường.
15 năm qua, ông Cỡ phải ăn cháo thay cho cơm và không ăn bất cứ thứ gì khác ngoài cháo, nhưng mỗi ngày ông cũng chỉ ăn 3 bữa, vậy mà ông vẫn làm việc nặng bình thường như người khác. Lúc mấy người con trai của ông đang còn học đại học, ngày nào ông cũng đi làm thuê từ sáng sớm đến tối mịt mới về. Nước đun sôi để nguội và nước nấu từ cây bầu đường là hai loại nước mà ông Cỡ có thể dùng được. Cây bầu đường ông phải lên rừng kiếm về, sau đó cắt khúc rồi phơi khô để nấu nước. Trong nhà ông khi nào cũng dự trữ ít nhất một bao tải cây bầu đường mà ông tự tay làm, đó cũng là cái giúp ông sống khỏe suốt 15 năm qua. “Cái gì người ta dùng được thì tôi lại không thể, còn cái tôi dùng thì ít người đụng tới”, ông Cỡ cười, nói.
Người thôn Đông Hòa còn nể phục ông Cỡ vì 4 người con trai của ông đều có bằng đại học hẳn hoi. “Cả bốn thằng đều học trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, bây giờ chúng nó có công việc ổn định hết cả rồi”, ông cười mãn nguyện. Thời điểm năm 1999 trở về trước, vợ chồng ông Cỡ gặp rất nhiều khó khăn vì cùng lúc phải nuôi 4 người con đi học, mặc cho bị bệnh lạ trong cơ thể nhưng ông không ngần ngại làm những công việc nặng nhọc để có thêm tiền cho các con yên tâm học hành.
Bây giờ, tuổi đã cao nhưng ngày nào ông Cỡ cũng dành ra gần 1 tiếng đồng hồ để đọc sách lịch sử, ông thích đọc các loại sách viết về các triều đại phong kiến Việt Nam. Mỗi lần con cháu về thăm, ông lại kể chuyện về các ông vua, các vị tướng hay các nhân vật nổi tiếng mà ông đọc được. “Tôi nghe đài, báo nói lớp trẻ thời nay kiến thức lịch sử kém lắm, vì vậy, mỗi khi con cháu về thăm là tôi lại kể chuyện lịch sử cho chúng nghe”, ông Cỡ nói. (theo TNO)

No comments:

Post a Comment