Wednesday, August 5, 2009

Thay đổi khí hậu (1)

http://wattsupwiththat.files.wordpress.com/2009/03/global_elnino.pngTrong tương lai không xa, sự thay đổi khí hậu sẽ gây ra tác động khác nhau ở từng nước, từng khu vực. Khí hậu sẽ trở nên ấm áp ở những vùng gần Bắc cực như Siberia và Alaska, trong khi tại các nước Bắc Phi và ven đường xích đạo, khí hậu lại nóng nực đến mức khó ai có thể sống nổi.Năm 1992, Liên Hiệp Quốc đã soạn thảo hiệp định khung về thay đổi khí hậu, tạo nền tảng cho sự ra đời của Nghị định thư Kyoto năm 1997. Nghị định thư Kyoto chỉ yêu cầu các nước đã phát triển giảm lượng khí thải theo những chỉ tiêu ấn định. Mỹ và Úc đã vin vào đó để quyết định không phê chuẩn nghị định thư. Cho tới nay, các nước vẫn chưa thể nhất trí một văn bản khác phù hợp thay thế Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn vào năm 2012.
http://blog.muradqureshi.com/wp-content/uploads/2009/03/lakshmi-shree-paint-for-the-planet1-535x375.jpg
Thay đổi khí hậu đe doạ nguồn cung cấp nước của hàng triệu người ở các nước nghèo, một nghiên cứu của Tearfund cảnh báo.
Những khu vực mà hiện mọi người đã phải di chuyển chỗ ở để tránh những thay đổi khí hậu quá mức, đó là:
Brazil, nơi 1/5 số người sinh ra ở khu vực đông bắc khô cằn phải dời nơi ở để tránh hạn hán.
Trung Quốc, nơi ba tỉnh đang chứng kiến sự lan rộng của sa mạc Gobi.
Nigeria, khoảng 2.000 km vuông trở thành sa mạc mỗi năm.
Một trong những nhà khoa học khí hậu hàng đầu của Anh, Sir John Houghton, nói mức độ trầm trọng của thay đổi khí hậu mới chỉ tới tai các nhà lãnh đạo thế giới ở “mức độ cường điệu” mà không ở mức độ hành động.
Theo Sir John, thiếu nước là đe doạ khí hậu lớn nhất ở các nước đang phát triển.
“Hạn hán nặng đang bao trùm khoảng 2% khu vực đất thế giới, và sẽ tăng tới 10% vào năm 2050” – ông nói.

tibet-and-asian-riversẤm nóng toàn cầu tăng số người tị nạn và bệnh tật.
Hôm thứ Năm 12/10/06, tại Bắc Kinh, một quan chức về môi trường của LHQ đã phát biểu: Chúng ta chưa làm hết mình để cải thiện tình trạng ấm nóng lên của Trái Đất, nếu để tình trạng này diễn ra không có sự can thiệp thì hậu quả của nó có thể là di dân do mất an toàn về địa lý.
Ông Achim Steiner, Giám đốc chương trình Môi trường LHQ cho rằng, “Gần đây các nước đã quan tâm nhiều hơn tới nghiên cứu khoa học và những thiết bị đo lường khí hậu, tuy vẫn chưa là đủ, nhưng thế đã là nhiều hơn so với hy vọng của chúng tôi vài năm trước đây”. Trong một cuộc phỏng vấn của hãng tin Reuters, ông này đã dự đoán khả năng tị nạn do khí hậu và nguy cơ chia cắt quốc gia do tình trạng khí hậu nóng ấm gây ra.
Các chuyên gia cho rằng hàng triệu người đang sinh sống ở những khu vực đông dân cư, và ở độ cao thấp so với mặt biển tại các nước đang phát triển như Bangladesh, Indonesia, Việt Nam và một số khu vực ở Trung Quốc có thể bị đe dọa phải di dời do mực nước biển dâng lên.
Cũng trả lời phỏng vấn của diễn đàn bảo vệ môi trường biển tại Bắc Kinh, ông Steiner tỏ ra lo lắng khi tại Nam Thái Bình Dương, điều này đang trở thành hiện thực tại một số hòn đảo nhỏ. Nếu xu hướng ấm lên của trái đất tiếp tục diễn biến như tại thời điểm này và thậm chí nhanh hơn nữa thì liệu tại những khu vực giáp biển, chúng ta có còn đất để trồng trọt vào cư trú, con người sẽ phải di cư ư. Chúng ta sẽ phải đương đầu với dịch bệnh lan truyền và thậm chí có thể nó sẽ gây ảnh hưởng tới thương mại quốc tế”.
Các quốc gia không gây ra tham gia cải thiện khí hậu – thì làm thế nào để họ làm việc với các quốc gia đang đầu tư vào việc giảm thải khí CO2, ông nói thêm, tham chiếu tới Carbon dioxide, nhân tố chính gây hiệu ứng nhà xanh sinh ra từ các phương tiện đi lại và từ các ống khói nhà máy công nghiệp.
Xung đột tiềm ẩn có thế sinh ra từ hiệu ứng nóng ấm toàn cầu đang là thực tế mà chúng ta có thể nhìn thấy được, nhà ngoại giao này nói khi nhận nhiệm vụ mới trong tháng 6 vừa qua.
VÍ DỤ: Một khu vực đặc biệt chịu ảnh hưởng của khí hậu thay đổi và nhiệt độ tăng chính là dải đá ngầm hình thành từ san hô, nguồn thủy sản quan trọng và tài nguyên du lịch quý báu đem lại lợi nhuận kinh tế khoảng 30tỷ USD hàng năm theo đánh giá của LHQ.
Từ cuối thập niên 90, khi nhiệt độ nước tăng cao bất thường giết chết khoảng 90% san hô ở 1 số khu vực, nay đang có tín hiệu phục hồi theo 1 báo cáo mới của LHQ ra ngày 12/10/06.
Nhưng sự hồi sinh này diễn ra sau cái gọi là bleaching episodes phụ thuộc vào mức độ nước sạch, và ở châu Á và Đông Phi có tới 90% nước thải thải trực tiếp vào sông và biển.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về những hiện tượng khí hậu hoặc thậm chí về cả một hệ sinh thái mà chúng ta hầu như rất ít hiểu biết về chúng, thì đá ngầm san hô chính là căn cứ để chúng ta nghiên cứu, ông Steiner – cựu Chủ tịch World Conservation Union cho hay.
Các Bộ trưởng Bộ Tài nguyên của các quốc gia sẽ gặp nhau vào tháng 11 tới tại thủ đô Nairobi, Kenyan nhằm vạch ra chiến lược lâu dài cắt giảm khí hại gây hiện ứng nhà kính đã đề cập trong giai đoạn 1 của Hiệp đinh Kyoto về khí hậu sẽ tiến hành vào năm 2012.
Cuộc họp năm ngoái của Hiệp định Kyoto diễn ra tại thành phố Montreal, Canada không quy định hạn chót của tiến trình thương lượng nhưng một số đại biểu vẫn muốn có 1 lịch trình cắt giảm rõ ràng.
Nairobi sẽ trở thành “giấy quỳ” để thử nghiệm mức độ quan tâm tới khí hậu của các chính phủ. Các ý kiến về một hiện tượng gây tranh cãi này sẽ chấm dứt tại đây. Toàn thế giới phải thừa nhận rằng khí hậu thay đổi là điều đang mắt thấy tai nghe, và hiện tượng ấm nóng lên là có thật và chúng ta phải đối mặt với nó, quan chức người Đức gốc Braxin này phát biểu.
Chúng ta chỉ có thể giải quyết được vấn đề này khi cả cộng đồng quốc tế cùng chung sức.
Nghiên cứu gần đây cho thấy vào năm 2050, diện tích đất bị khô cằn trên toàn cầu sẽ tăng gấp năm lần so với hiện nay.
Báo cáo Feeling the Heat (Cảm nhận hơi nóng) của Tearfund thúc giục các nước giàu hãy nhanh chóng giúp đỡ các nước nghèo.
Dẫn chứng bằng nghiên cứu của Norman Myers tại Học viện Oxford, Tearfund cho rằng vào năm 2050 sẽ có 200 triệu người tị nạn khí hậu.
http://www.unu.edu/unupress/unupbooks/uu18ce/uu18ce05.jpg
FAO: Nông dân và sự thay đổi khí hậu:
Alexander Mueller, trợ lý Tổng GĐ của FAO, khuyến khích các nhà làm chính sách quan tâm đến đàm phán Hiệp ước nông nghiệp liên quan đến thay đổi khí hậu thay cho Hiệp Ước Kyoto. Nói chuyện tại Hội nghị khung của Liên Hiệp Quốc về Thay đổi khí hậu (UNFCC) tại Liên Bang Đức, ông Mueller đã ghi nhận rằng trong khi nông nghiệp đóng góp vào vấn đề hiệu ứng nhà kính do thải khí độc, nông dân sẽ trở thành nạn nhân của thay đổi khí hậu này. Ông nói "cộng đồng ở nông thôn lệ thuộc vào nông nghiệp, nhất là ở các nước đang phát triển, sẽ đối mặt với sự mất mùa và thiệt hại trong chăn nuôi". Nông nghiệp có trách nhiệm về 14% hiệu ứng nhà kính và sử dụng đất không đúng góp phần 17%. Mueller nhấn mạnh đến vai trò của nông dân trong việc làm giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Do hiện tượng cô lập carbon (sequestration), sự bắt giữ hoặc tồn lưu dài hạn carbon trong đất, nông dân có thể làm giảm lượng carbon dioxide thải ra vào không khí, thúc đẩy sự hồi phục của đất và làm tăng năng suất cây trồng.

climatechangemaps

Thay đổi khí hậu dẫn đến ngập lụt và hạn hán trầm trọng hơn
Ngoài ra họ còn cho biết, một số nơi thuộc vùng Địa trung hải và nhiều bộ phận thuộc phía nam châu Phi, đông bắc Braxin và vùng miền Tây nước Mỹ có thể sẽ phải chịu cảnh thiếu nước.
Rajendra Pachauri nhà khoa học cao cấp phụ trách về khí hậu của Liên hiệp quốc đã phát biểu tại hội nghị rằng, sự gia tăng tần số và cường độ của những trận lụt và hạn hán có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng lương thực.
“Chúng ta có thể sẽ thấy một sự suy giảm ở sản lượng nông nghiệp”, Rajendra Pachauri cảnh báo. Ông còn là Chủ tịch Nhóm Cố vấn Liên Chính phủ về Thay đổi Khí hậu (IPCC), là tổ chức đã được trao Giải thưởng Nobel Hòa bình vào năm ngoái cùng với nguyên Phó Tổng thống Mỹ, Al Gore.
Một báo cáo của IPCC trình bày tại hội nghị này đã chỉ ra rằng, sự suy giảm về số lượng và chất lượng nước sẽ dẫn đến những thiếu hụt nước uống và nước nông nghiệp. Hàng triệu người châu Phi có thể phải chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề về nước vào năm 2020, nếu không có hành động kịp thời nhằm giảm nhẹ bớt sự thay đổi khí hậu, theo các chuyên gia cho biết.
Trong khi lượng mưa rào ở một số nơi rất có thể sẽ tăng lên, như vậy chính những vùng này sẽ phải đồng thời chịu ảnh hưởng bởi nạn hạn hán tột độ.
Theo các tác giả của báo cáo IPCC cho biết, vấn đề về nước sẽ là một trong những vấn đề chính của sự thay đổi khí hậu. Bởi vì sự thay đổi khí hậu diễn ra sẽ tác động đến các hệ sinh thái và tất cả mọi người trên hành tinh. Các nhà khoa học đã chỉ ra các vùng châu thổ của những con sông lớn ở châu Á, như sông Mêkông, là những nơi lụt lội sẽ là vấn đề đáng lo ngại ngày càng tăng.
“Những vùng như vậy sẽ dễ bị tổn hại hơn rất nhiều”, Kathleen Miller, một nhà khoa học thuộc Trung tâm Quốc gia về nghiên cứu Khí quyển của Mỹ phát biểu. Bà cũng cho biết, nước Mỹ có một khả năng cao là ở vùng miền Tây sẽ trở nên khô hạn hơn.

socioimpactglobe

Con dao hai lưỡi
Mặc dù các nước công nghiệp và các nước đang phát triển dường như khó vượt qua bế tắc trên, sớm muộn gì lượng khí thải của hai bên cũng xấp xỉ nhau. Theo giới khoa học, đến năm 2050, các nước đang phát triển có thể xả ra lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn cả các nước công nghiệp. Tháng 6- 2007, lần đầu tiên Trung Quốc đã vượt Mỹ về mức khí thải, trở thành nước xả nhiều khí thải nhất thế giới. Do vậy, các nước đang phát triển chẳng bao lâu nữa sẽ phải đối mặt thách thức tương tự như các nước công nghiệp.
Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, vấn đề thay đổi khí hậu chẳng khác nào như con dao hai lưỡi. Là nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong vùng, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 8%. Song để có được tỷ lệ như vậy, cũng giống như các nước khác Việt Nam đã phải trả giá, chủ yếu là môi trường bị hủy hoại.
Sự việc này được tóm gọn trong câu nói của Giáo sư Shukla ở Học viện Quản lý Ấn Độ: “Thời tiết thay đổi bắt nguồn từ quá trình phát triển”. Tuy nhiên, phát triển lại là bước thiết yếu để có thể xây dựng nguồn vốn và khả năng kỹ thuật để đối phó với hiện tượng thay đổi khí hậu. Khó khăn ở đây là phải biết giải quyết hợp lý những nhu cầu có vẻ mâu thuẫn nhau giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
http://eastasiaforum.org/wp-content/uploads/2008/11/chinapollution.jpgThích nghi hay bị nhấn chìm
Nhiều chuyên gia cho rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ phải áp dụng những sách lược để vừa thích nghi, vừa giảm nhẹ các tác hại của thay đổi khí hậu. Hai biện pháp ấy cần được phôái hợp tốt với nhau. Ví dụ nếu sống trong khu vực bị nước biển tràn ngập do tác động của hiện tượng khí hậu ấm dần trên toàn cầu, người ta có thể di cư vào sâu trong đất liền để tránh lụt lội.
Đồng thời, cũng phải có biện pháp giảm nhẹ những tác động do thay đổi khí hậu để hiện tượng này không vượt quá khả năng thích nghi của con người. Các biện pháp có thể tập trung vào ổn định khối lượng CO2, nghĩa là giảm lượng khí thải. Qua đó, con người càng có thể đương đầu với vấn đề thay đổi khí hậu bằng khả năng tự thích nghi, áp dụng các biện pháp như tăng hiệu suất sử dụng năng lượng, thay thế nhiên liệu và sửa đổi cung cách sinh hoạt.Dưới mắt các nhà kinh tế, sự thay đổi của khí hậu thường được xem như một trong những rủi ro phải đối phó. Riêng với Việt Nam, nếu khí hậu trở nên ấm dần, những vấn nạn nghiêm trọng có thể xảy ra từ mực nước biển dâng cao, hạn hán cho tới dịch bệnh.
Giải pháp cho Việt Nam
Mực nước biển dâng cao được xem như hiểm họa lớn nhất mà Việt Nam phải đối mặt. Theo phúc trình của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam, Ai Cập và quần đảo Bahamas là những nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất khi mực nước biển dâng cao. Nhân dân vùng duyên hải hay các vùng đồng bằng như châu thổ sông Mêkông có thể sẽ phải chịu nhiều hậu quả thảm khốc.
Rừng đước ngăn biển, chống xói mòn ở dọc duyên hải Việt Nam- Ảnh: DNSGCT

Một biện pháp thích nghi đã được áp dụng là trồng lại các khu rừng đước để chắn sóng biển. Chẳng hạn như tại Kiến Thụy (Hải Phòng) năm 2005, một cơn sóng biển dâng cao tới bốn mét đã giảm xuống còn có nửa mét sau khi tràn qua rừng đước vào đất liền. Vì vậy, công việc trước mắt của chính quyền địa phương là xúc tiến phục hồi rừng đước và ngưng bán đất duyên hải cho tư nhân. Thực tế đã xảy ra là nhiều khu rừng đước rộng lớn ở Việt Nam bị người dân địa phương chặt phá để lấy chỗ nuôi tôm.
Một cuộc nghiên cứu do Đại học Kyoto (Nhật Bản) và chi nhánh Oxfam ở Việt Nam thực hiện nhằm tìm hiểu tình trạng môi sinh tại tỉnh Ninh Thuận - một trong những vùng nóng nhất và hay bị hạn hán nhất ở Việt Nam - cho thấy nếu chính quyền biết áp dụng những biện pháp phù hợp, nhân dân địa phương có thể khắc phục những hậu quả nghiêm trọng nhất do thay đổi khí hậu gây ra.
Nghiên cứu trên kết luận: “Các biện pháp có thể được áp dụng theo nhiều phương diện khác nhau, từ tăng cường dự báo khí hậu, cải tiến công tác thủy lợi và trữ nước, triệt để áp dụng quy định tiết kiệm và phân phối nước đồng đều, bảo tồn đất đai cho đến tài trợ cũng như hướng dẫn chăn nuôi gia súc, dự trữ rơm rạ cho trâu bò, cải thiện hạt giống và trồng thêm các vụ mùa mới”.
http://www.theoutlookonline.com/reuters_graphics/2009-03-25T102331Z_01_BTRE52O0TBX00_RTROPTP_2_SCIENCE-US-CLIMATE-SYDNEY.JPG
Trách nhiệm đối với thế hệ mai sau
Thời tiết ấm dần còn dẫn tới một nguy cơ nữa tại Việt Nam là sự lây lan của các bệnh do muỗi gây ra, kể cả sốt rét và thương hàn. Tổ trức Y tế Thế giới ước tính hơn 150 ngàn người đã qua đời vào năm 2000 vì chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của hiện tượng khí hậu thay đổi. Số người thiệt mạng sẽ còn tăng cao hơn nữa một khi hiện tượng này trở thành yếu tố chính chi phối cuộc sống con người.
Nhờ có kinh nghiệm trong quá khứ, Việt Nam có lẽ sẽ đương đầu với mối đe dọa trên một cách hữu hiệu hơn so với các nước khác như Úc - nơi có khí hâïu tương đối ôn hòa và chưa quen đối phó với những dịch bệnh như vậy.
Đầu năm nay, khi cho ra mắt bản báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ đặc trách nghiên cứu hiện tượng thay đổi khí hậu, Giám đốc Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc là Achim Steiner nói: “Nếu bạn là một đứa trẻ sinh ra ở châu Phi vào năm 2007, rất có thể đến tuổi 50, bạn sẽ phải đối phó với nhiều chứng bệnh mới hoặc những vụ hạn hán mới, thậm chí có thể sẽ phải rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn vì theo một số dự đoán, châu Phi có thể bị mất tới 30% nhà cửa vùng duyên hải do nước biển dâng cao”.
Đối với trẻ em sinh ra ở Việt Nam hôm nay, câu chuyện cũng tương tự như vậy. Với mực nước biển ngày càng dâng cao, một số khu vực sẽ trở thành đồng chua nước mặn và người dân địa phương có thể sẽ trở thành lớp người tỵ nạn mới vì môi trường sống bị hủy hoại. Là nơi đã phát sinh ra hàng triệu người tỵ nạn vì chiến tranh và nghèo đói trong cả một thế kỷ qua, Việt Nam không thể để viễn cảnh ấy trở thành hiện thực thêm một lần nữa.

http://www.unido.org/fileadmin/import/17298_poster.jpg
Châu Á đối mặt với sự thay đổi khí hậu

Không khu vực nào trên thế giới bị đặt trước thách thức thay đổi khí hậu mạnh mẽ như châu Á hiện nay. Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda nhấn mạnh tại phiên khai mạc Tuần lễ năng lượng sạch do ADB chủ trì tại Manila (Philippines) hôm qua. Ông nói rằng châu Á cần năng lượng để duy trì sự phát triển nhanh và tiếp tục xóa đói giảm nghèo, nhưng việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng cần phải hướng tới con đường bền vững hơn. Theo ông, trong 30 năm qua (tính đến năm 2003), mức tiêu thụ năng lượng ở châu Á tăng 230%, quá cao so với mức tăng trung bình của thế giới là 75%. Kết quả là từ mức sản xuất khí thải gây hiệu ứng nhà kính chưa tới 1/10 của thế giới, nay khí thải do châu Á tạo ra đã chiếm gần 1/4. Vì thế nhà lãnh đạo ADB nhấn mạnh ADB ủng hộ các hoạt động phát triển năng lượng tái sinh, hiệu năng của năng lượng (trong số này có sáng kiến hiệu năng năng lượng với các dự án cho năng lượng sạch trị giá tới 1 tỉ USD), làm giảm và thích nghi với sự thay đổi khí hậu.Các quốc gia ASEAN đã nhấn mạnh tới việc dùng kỹ thuật tiên tiến để đối phó với các thay đổi của bầu khí quyển trái đất. Đây là nội dung của bản thông báo về bầu khí quyển của trái đất được đúc kết nhân hội nghị cấp ngoại trưởng của các quốc gia Đông Nam Á. Chắc chắn không có một nước nào có liên hệ tới Nghị Định Thư Kyoto lại không đồng ý với nội dung này. Thế nhưng có một trong các vấn đề được các nền kinh tế đang nổi, Trung Quốc và Ấn Độ, thường nêu lên khá cao trong các nghị trình thảo luận. Đó là làm sao họ có thể kham nổi loại kỹ thuật được gọi là kỹ thuât "sạch", vừa giúp cho họ khuếch trương kỹ nghệ của mình, lại vừa ít tác hại đến môi trường.
Khối ASEAN không bàn chi tiết về vấn đề tài chính. Có lẽ các thông tin này sẽ được đưa ra sau trong cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Mười Một. Tuy nhiên, cuộc họp này sẽ là diễn đàn thứ ba, nơi các quốc gia sẽ thảo luận về việc chuyển giao công nghệ. Đây đã là một yếu tố được trân trọng trong Nghị Định Thư Kyoto về thay đổi khí hậu.
http://www.undprcc.lk/rcc_web_bulletin/Issue2/images/climate2.jpgCác thảo luận về chủ đề này đã được đồng ý trong hội nghị thượng đỉnh gần đây của khối G8. Nay, các nước quan trọng trong vành đai Thái Bình Dương sẽ thảo luận nó. Nhiều nhà hoạt động vì môi trường thì họ quan ngại là các thảo luận này sẽ hướng sự chú ý ra khỏi chủ đề chính trong vấn đề thay đổi khí hậu, đó là đồng ý xa hơn về các mục tiêu nhằm theo đuổi Nghị Định Thư Kyoto. Các thảo luận về vấn đề này cũng sẽ được bắt đầu vào tháng Mười Một tới.Nhóm nghiên cứu liên chính phủ về sự thay đổi khí hậu (IPCC), do Tổ chức Khí tượng Quốc tế và Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc phối hợp thành lập, cảnh báo rằng tình trạng Trái Đất nóng lên có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng vào năm 2050, đặc biệt đối với khu vực châu Á với hơn 1 tỷ người có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, các khu vực duyên hải bị nhấn chìm trong nước, bệnh tả lây lan và thực phẩm tăng giá.
Theo một dự thảo báo cáo của IPCC, hiểm họa lớn nhất từ sự nóng lên của Trái Đất là thiếu nước sinh hoạt do nhiệt độ tăng và lượng mưa suy kiệt. Vào năm 2025, lượng nước trung bình cho một người ở Ấn Độ có thể giảm đi một nửa do các sông băng ở cao nguyên Tây Tạng và dãy Himalaya, hai nguồn nước quan trọng, bị tan chảy. Lượng nước nông nghiệp tại Bắc Trung Quốc trong tương lai sẽ chỉ bằng 70% hiện nay.
Bên cạnh đó, mực nước biển có thể tăng khoảng 40 cm vào cuối thế kỷ này khiến 13-94 triệu người châu Á sẽ phải chịu cảnh lụt lội. Nếu mực nước biển tăng 1m thì 4 triệu dân ở các thành phố của Nhật Bản có nguy cơ bị lụt lội.
Trái Đất nóng lên còn khiến các nhà máy thủy điện giảm sản lượng điện; chất lượng nước và sản lượng nông nghiệp giảm; các vùng duyên hải bị xói mòn. Ở khu vực Nam Á, sự thay đổi của các dòng hải lưu và sự tăng nhiệt độ của nước biển sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các khu nuôi trồng thủy sản và làm lan tràn các dịch bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết, tả.
IPCC cho rằng chỉ giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính không đủ để ngăn chặn các hậu quả của tình trạng Trái Đất nóng lên, mà còn cần phải tính đến các biện pháp khác như tăng cường ngăn chặn thiên tai và bảo vệ nguồn nước.
IPCC đã thành lập ba nhóm nghiên cứu về những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu và dự kiến sẽ công bố một báo cáo chính thức về vấn đề này vào tháng 11/2007.Sự thiệt hại kinh tế cho khu vực Ðông Nam Á vì sự thay đổi khí hậu sẽ nghiêm trọng hơn những khu vực khác, nhất là gây trở ngại lớn cho việc sản xuất lúa gạo, một trong những loại mùa màng sản xuất lương thực quan trọng nhất trên thế giới, theo một bản phúc trình của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB).
http://news.softpedia.com/images/news2/Climate-Change-May-Affect-East-Asia-Differently-to-North-Atlantic-Nations-2.jpgBản phúc trình phổ biến hôm Thứ Hai ở Bangkok nói rằng tổng số thiệt hại về sản xuất nông nghiệp và các hậu quả tiêu cực khác đến từ sự biến đổi thời tiết sẽ tương đương với ít nhất 6.7% tổng sản lượng nội địa (GDP) của những nước sản xuất lương thực chính yếu của khu vực Ðông Nam Á vào cuối thế kỷ này, nhiều hơn gấp hai lần sự thiệt hại ước tính 2.6% của toàn thế giới.
ADB cũng ước lượng năng suất lúa gạo cũng giảm mất ít nhất 34% ở Indonesia và đến 75% ở Phi Luật Tân trong khi các nước xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới như Thái Lan và Việt Nam sẽ giảm bớt.
Khu vực Ðông Nam Á cần phải đưa ra kế hoạch để đổi lại các sự giảm sút đó gồm cả sự đầu tư mới hầu duy trì năng suất sản xuất nông nghiệp, theo lời Zuzhong Zhuang, kinh tế gia của ADB.
Sự thiệt hại của vùng Ðông Nam Á có hậu quả chính đến từ địa lý khu vực. Vùng này bao gồm các quần đảo của Indonesia và các nước có đồng bằng thấp so với mực nước biển như Thái Lan và Việt Nam. Có đến 80% dân cư của khu vực và các hoạt động kinh tế nằm trong phạm vi 100 cây số kể từ bờ biển, theo sự nghiên cứu của ADB.
http://www.thejakartapost.com/files/images/CLIMATE.img_assist_custom.jpgKinh tế Ðông Nam Á tùy thuộc phần lớn vào nông nghiệp và lâm sản, mà cả hai thứ này đều ảnh hưởng nghiêm trọng từ sự biến đổi khí hậu.
Các nhà khoa học và kinh tế gia vẫn còn tranh cãi về hậu quả của khí thải sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với Á Châu, nhưng một cách tổng quát họ đồng ý rằng sự thay đổi thời tiết sẽ rất bất định.
Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, trong khả năng và trách nhiệm riêng, tin rằng Thái Lan, Việt Nam và Indonesia sẽ có thời tiết khô hạn nhiều hơn trong những thập niên tới. Tuy nhiên, nó có thể đảo ngược vào thế kỷ sau.
Nhiệt độ trung bình ở những quốc gia vừa kể và Phi Luật Tân có thể tăng đến 4.8 độ bách phân (Celcius) vào năm 2100 khi so với nhiệt độ trung bình của thập niên 1990, và mực nước biển có thể lên cao hơn khoảng 70 cm. Những thay đổi này, đặc biệt là nhiệt độ nóng hơn và nhiều bão tố hơn, có thể phối hợp để cắt giảm sản lượng lúa gạo mà nói chung gây nhiều thiệt hại cho nông nghiệp, theo bản khảo cứu của ADB.
Trong các cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu toàn cầu, khu vực Ðông Nam Á thường ít được chú trọng so với nhiều khu vực khác vì vùng này tương đối đóng góp ít khí thải tạo hậu quả thay đổi khí hậu, nhìn chung chỉ góp khoảng 12% trên tổng số. Nhưng khu vực lại là nơi sản xuất lúa gạo chính yếu và các loại nông sản khác cung cấp cho thị trường thế giới. Hậu quả tiêu cực này sẽ đẻ ra một chuỗi hậu quả dây chuyền và đẩy giá nông sản lên cao hơn.
Thật ra, bản phúc trình của ADB chỉ là những tin tức mới nhất trong hàng loạt cuộc khảo cứu về hậu quả của sự biến đổi khí hậu của Trái Ðất, ảnh hưởng tiêu cực về mặt sản xuất lương thực nói riêng. Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế (FAO) của LHQ từng cảnh cáo rằng những nguy cơ thiếu hụt về lương thực của thế giới tăng cao hơn khi mà thất bại mùa màng do hậu quả của bão lụt và các sự thay đổi thời tiết, bên cạnh các sự thiệt hại do các loại sâu bệnh gây ra, gia tăng.
Một số chuyên viên tin rằng khu vực Ðông Nam Á vẫn còn cơ hội tăng sản xuất gạo và các loại nông sản khác, đặc biệt ở một số khu vực của Lào và Cam Bốt từ trước đến nay vẫn có năng suất thấp nếu họ được đầu tư về dẫn nước tưới và có các loại hạt giống tốt hơn.
Giá gạo trên thế giới giảm rất nhiều trong năm nay sau khi đã tăng vọt vào đầu năm ngoái, một phần vì một số quốc gia trong đó có Indonesia đã gia tăng sản xuất lúa gạo.
Tuy nhiên nhiều kinh tế gia cho rằng những thuận lợi về giá cả sẽ khó duy trì nếu không có đầu tư dài hạn tốn kém hàng tỉ đô la để canh tân hạ tầng các khu vực sản xuất nông nghiệp. Nhiều người còn lo giá thực phẩm có thể sẽ lên cao hơn khi mà cuộc suy thoái kinh tế trên thế giới đã vượt qua được. Vì khi đó, nhu cầu tiêu thụ sẽ gia tăng.
Smith Dharmasaroja, một chuyên viên khí tượng Thái Lan nói nông dân trồng lúa có thể phải tìm cách giảm thiểu thiệt hại vì biến đổi khí hậu bằng cách tăng cường khả năng tích trữ nước có được trong mùa mưa nhiều. Nhưng theo ông sự giảm sút năng suất lúa gạo là chắc chắn vì nhiệt độ trở nên nóng hơn trong Mùa Hè.
Tại Việt Nam, sự biến đổi khí hậu ngoài sự kiện tăng mực nước biển làm biến mất những vùng trồng lúa quan trọng ở phía Nam, lượng nước mưa ít đi có thể ảnh hưởng nhiều tới năng suất hai loại nông phẩm chính là lúa và cà phê. Ảnh hưởng xấu có thể nhìn thấy ngay từ năm 2020 tới đây chứ không cần phải đợi tới cuối thế kỷ mới thấy, theo phúc trình của ADB.
http://en.cop15.dk/files/images/1col_492px/thailandflood_20090427-124442-6_web.jpg
“Sản xuất lúa gạo của Việt Nam giảm đáng kể và mực nước biển lên cao hơn có thể làm ngập lụt hàng chục ngàn mẫu ruộng vào cuối thế kỷ.” ADB nói trong bản phúc trình. “Việt Nam có thể đối diện với tác động không thuận lợi đến từ sự biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.”
Việt Nam là nước xuất cảng nhiều gạo thứ nhì trên thế giới chỉ sau Thái Lan. Năm ngoái, Việt Nam sản xuất 38.7 triệu tấn lúa và xuất cảng 4.65 triệu tấn gạo. Lượng gạo mà hai nước Việt Nam và Thái xuất cảng chiếm 50% thị phần gạo xuất cảng trên thế giới.
Gạo cũng là loại thực phẩm chính yếu trong các bữa ăn của 86 triệu người Việt Nam. Tuy sản xuất ra gạo để nuôi sống mọi người và nhà nước độc quyền xuất cảng kiếm lời, nông dân Việt Nam là thành phần nghèo khổ nhất, thiệt thòi nhất trong xã hội.
Cà phê là sản phẩm nông nghiệp quan trọng thứ nhì tại Việt Nam nhìn từ vị trí lợi nhuận đem về cho nhà nước từ xuất cảng nông sản. Việt Nam là nước sản xuất và xuất cảng cà phê thứ nhì thế giới sau Brazil.
“Khu vực Tây Nguyên sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều từ sự thiếu nước, hậu quả của biến đổi khí hậu.” Ông Ayumi Konishi, giám đốc văn phòng ADB tại Việt Nam nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội.
Bản phúc trình của ADB không đi vào chi tiết của sản xuất cà phê nhưng nói lượng nước mưa giảm ở Việt Nam trong những thập niên tới và hơn 12 triệu người ở khu vực sản xuất cà phê sẽ bị ảnh hưởng.
Sản xuất cà phê cần rất nhiều nước tưới từ Tháng Hai đến Tháng Tư khi mùa khô vào đỉnh điểm ở Việt Nam. Thiếu nước sẽ ảnh hưởng tới khả năng đậu trái cũng như phẩm chất của trái cà phê. Mùa cà phê ở Việt Nam bắt đầu từ Tháng Mười 2008 đến Tháng Chín 2009 phỏng định năng suất khoảng 16 triệu bao, hay 13% của toàn sản lượng thế giới, theo Tổ Chức Cà Phê Quốc Tế.

http://aquadoc.typepad.com/photos/uncategorized/2007/12/05/climate_change_map_small.jpg
Sự thay đổi khí hậu đe dọa các di sản văn hóa
Nước biển dâng cao, nhiệt độ đại dương tăng, lũ lụt và những thảm họa bắt nguồn từ hiệu ứng nhà kính của trái đất khác đang đe dọa các tài sản văn hóa của thế giới, theo khuyến cáo của tổ chức Chương trình Môi trường LHQ (UNEP).
Nghiên cứu của UNEP cho biết thềm san hô ở bờ biển Belize mà Charles Darwin từng mô tả vào năm 1842 là "bãi san hô tuyệt vời nhất ở Tây Ấn" đã bị "tẩy trắng" do nước biển nóng lên.
Những đền đài ở Alexandria, Ai Cập và những tài sản có từ thời tiền Inca ở Công viên quốc gia Huascara tại Peru bị xuống cấp nghiêm trọng vì nước đổ xuống từ những đỉnh núi Andes bị tan băng. Trong số này có một ngôi đền đuợc xây dựng từ năm 900 trước Công nguyên. Nhiều tòa nhà ca vũ kịch, sân khấu, bảo tàng và thư viện ở CH Séc, nơi lưu trữ 500.000 quyển sách và tài liệu xưa bị tàn phá bởi trận lụt ở châu Âu vào năm 2002...
Trưởng đại diện UNEP, ông Achim Steiner, kêu gọi thế giới lưu ý điều này để có những nỗ lực trước khi quá muộn. Đặc biệt là sự tổn thất về văn hóa sẽ làm các nước nghèo nghèo thêm. Theo ông, cần sử dụng thông tin tình báo và kiến thức khoa học để hỗ trợ quản lý những địa điểm văn hóa quan trọng.

http://i.treehugger.com/images/2007/10/24/north%20coast%20of%20australia.jpgKỷ lục chưa từng có về sự thay đổi khí hậu trái đất
Một nghiên cứu về khí hậu trái đất đã mang lại những bất ngờ lớn chưa từng có: Hàm lượng CO2 trên toàn thế giới hiện nay cao hơn 27% so với mức kỷ lục trong vòng 650.000 năm qua.
Nghiên cứu được công bố trước khi diễn ra hội nghị quan trọng về hiện tượng trái đất nóng lên tại Montreal, Canada vào 28/11 tới.
Các nhà nghiên cứu chấu Âu đã nghiên cứu lõi băng (thuộc vùng Dôme C, miền đông Nam cực) được lấy ra bằng một mũi khoan rộng 10 cm, mang theo dấu tích đọng lại từ 650.000 năm trước, nằm sâu 3 km dưới bề mặt. Cuộc phân tích CO2 trong các bong bóng nhỏ xíu cho thấy chưa có thời điểm nào trong suốt khoảng thời gian này mà hàm lượng CO2 lên tới mức cao như ngày nay - 380 phần triệu. Vào thời kỳ tiền công nghiệp, hàm lượng CO2 chỉ là 278 phần triệu.
Lõi băng tại Dome C cũng bỏ xa kỷ lục trước đó vào 210.000 năm trước, được lấy tại khu vực Vostok ở Nam cực.
Qua đó, các nhà nghiên cứu rút ra kết luận: Con người đã có những tác động rất lớn tới khí hậu trái đất và khoảng thời gian mà con người thay đổi kết cấu của bầu khí quyển là vô cùng ngắn so với chu kỳ tuần hoàn tự nhiên của hệ khí hậu.
Ngoài ra, nhằm làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa khí hậu và hiệu ứng nhà kính, các nhà khoa học vẫn đang thực hiện những nghiên cứu tiếp theo. Mục tiêu của chương trình Dôme C là tìm hiểu sự thay đổi khí hậu trong vòng 900.000 năm trở lại đây. Sau đó, khám phá tiếp các vùng xa xôi và lạnh giá hơn ở Nam Cực.

Các biện pháp chuẩn bị cho sự thay đổi khí hậu
Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi các nhà hoạch định chính sách châu Âu có những biện pháp tức thời để chuẩn bị cho hậu quả của sự thay đổi khí hậu đối với sức khoẻ.
Trong bài phát biểu tại thành phố Montreal (Canada), WHO cho biết những thay đổi khí hậu đã cho thấy những ảnh hưởng của nó.
Đợt nóng năm 2003 tại Tây Âu gây ra 35 nghìn cái chết là sự kiện thay đổi khí hậu có ảnh hưởng lớn nhất tới hệ thống y tế tại châu Âu.
Các dịch vụ y tế và xã hội, chẳng hạn như ở Pháp, đã không hề được chuẩn bị trước, đặc biệt là những ảnh hưởng đối với người già.
WHO cũng tìm hiểu các biểu hiện khác chứng tỏ sự ảnh hưởng của thay đổi khí hậu tới sức khoẻ con người.
Các bệnh truyền nhiễm đang lan tràn tới các phía Bắc nơi khí hậu trở nên ấm hơn, ví dụ như bệnh dị ứng da do côn trùng truyền nhiễm đã xuất hiện tại Thuỵ Điển và các vùng đồi núi của Cộng hoà Czech.
WHO cũng kết luận bệnh sốt rét vẫn chưa phải là mối đe doạ lớn nhất ở châu Âu.
Các bệnh dị ứng cũng là một mối quan tâm khác. Độ dài trung bình của mùa dị ứng tại châu Âu đã tăng thêm 10 - 11 ngày trong vòng 30 năm qua, thay đổi theo thời gian và mức độ của mùa phấn hoa.
WHO cho rằng các Chính phủ cần thay đổi cách tiếp cận bằng việc nắm thế chủ động hơn là phản ứng khi tình hình xảy ra. Họ cần thấy rõ trước các mối de doạ và bảo vệ người dân trước sự thay đổi của môi trường.

http://www.chinadaily.com.cn/opinion/images/attachement/jpg/site1/20090410/00221917e13e0b48cff522.jpg
Nhìn nhận nỗ lực chống thay đổi khí hậu
ững nỗ lực tuyên truyền nâng cao nhận thức của thế giới về sự thay đổi khí hậu đã giúp đem lại giải Nobel hòa bình cho cựu phó tổng thống Mỹ Al Gore và Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC).
Trong thông báo phát trên nobelprize.com ngày 12-10, Ủy ban Nobel của Na Uy khen ngợi nỗ lực của ông Al Gore và IPCC trong việc đặt nền tảng cho những biện pháp cần thiết để đối phó với tình trạng thay đổi khí hậu do con người gây ra.
Những đóng góp của IPCC đã được thực hiện từ hơn hai thập niên trước. Thông qua các báo cáo khoa học mà ủy ban này công bố, IPCC đã tạo ra một sự đồng thuận rộng rãi về mối liên hệ giữa các hoạt động của con người với hiện tượng Trái đất ấm dần.
Nếu như trong thập niên 1980, “Trái đất ấm dần” chỉ là một giả thuyết thú vị thì đến những năm 1990 thực tế chứng minh nó đang diễn ra. Trong những năm gần đây, mối liên hệ ấy đã trở nên ngày càng rõ rệt và những hậu quả cũng rõ ràng hơn bao giờ hết.
Trong cuộc chiến ý thức hệ ấy, ông Al Gore nổi lên như một cá nhân có nhiều cống hiến. Từ lâu ông đã là một trong những chính trị gia tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường. Ông sớm nhận ra những thách thức về mặt khí hậu mà thế giới đang đối mặt. Sự cam kết mạnh mẽ của ông Al Gore, vốn được thể hiện trong các hoạt động chính trị, các bài diễn thuyết, phim ảnh và sách vở… đã góp phần đẩy mạnh cuộc chiến chống thay đổi khí hậu. Theo đánh giá của Ủy ban Nobel, ông Al Gore là cá nhân có nhiều cống hiến nhất cho việc mở rộng hiểu biết của toàn thế giới về các biện pháp cần thực hiện để khắc phục tình trạng hiện nay.
Với việc trao giải Nobel hòa bình cho IPCC và ông Al Gore, Ủy ban Nobel Na Uy đã thể hiện lập trường của mình trong việc đồng hành cùng họ vận động thế giới thực hiện những bước cần thiết để bảo vệ môi trường trong tương lai. “Cần hành động từ bây giờ trước khi sự thay đổi khí hậu vượt quá tầm kiểm soát của con người” - ủy ban này nhấn mạnh.
Trao giải Nobel hòa bình cho những người hoạt động vì môi trường cũng là một quyết định hợp lòng công chúng trong bối cảnh vấn đề khí hậu được đặc biệt quan tâm hiện nay. Nhận xét về giải thưởng này, Achim Steiner, người đứng đầu Chương trình Môi trường của LHQ, nói: “Hôm nay, Ủy ban Nobel của Na Uy đã làm rõ cuộc chiến chống thay đổi khí hậu là chính sách an ninh và hòa bình trọng tâm của thế kỷ 21”. Chủ tịch ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso kêu gọi tất cả đối tác của EC xem giải thưởng này như một nguồn động viên trên con đường tìm kiếm những giải pháp nhanh chóng và quyết đoán về thách thức khí hậu.
Việc ông Al Gore đoạt giải Nobel càng làm nhiều người ủng hộ tăng sức ép mong muốn ông ứng cử giành ghế tổng thống Mỹ 2008. Tuy nhiên, những người quen biết ông Al Gore nói rằng ông không hứng thú với chuyện chạy đua quyền lực chính trị. “Lần cuối cùng tôi nói chuyện với (cựu) phó tổng thống, chúng tôi chỉ nói về chuyện dùng bóng đèn nào (để giảm hiệu ứng nhà kính), không phải chuyện chính trị” - Julia Payne, cựu cố vấn của ông Al Gore, cho biết.

http://www.lowyinterpreter.org/image.axd?picture=090317+jakarta+flood.jpg
Chống hiệu ứng nhà kính vẫn... mơ hồ
Ngày 29-9, phát biểu tại cuộc họp 16 nước thải khí nhà kính nhiều nhất thế giới, Tổng thống Mỹ George Bush đã có một bài phát biểu hàm ý mỗi nước phải tự đặt ra mục tiêu giảm khí thải nhà kính riêng và nói rõ "công cuộc chiến đấu chống lại sự thay đổi khí hậu không được ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của Mỹ”.
Tại cuộc họp do chính Tổng thống Bush đề xướng, ông lần đầu tiên thừa nhận "vấn đề an ninh năng lượng và thay đổi khí hậu" là hai thách thức lớn của thời đại và cho biết cuộc họp này nhằm "thúc đẩy các cuộc đàm phán trong khuôn khổ nghị định thư của LHQ về sự thay đổi khí hậu". Tổng thống Mỹ cũng đề nghị tổ chức tiếp một cuộc họp thượng đỉnh vào mùa hè năm sau "để hoàn tất mục tiêu".
Tuy vậy, các hãng tin như Scientific American, BBC đều nhận định bài diễn văn được chờ đợi này đầy những nội dung "rất chung chung" vì trong đó tràn ngập lời kêu gọi như "các nước phải đề ra mục tiêu dài hạn", "nước Mỹ phải dẫn đầu thế giới trong việc cắt giảm khí CO2"... Bên cạnh đó còn có câu nói đáng ngờ rằng Mỹ có thể sẽ vẫn đứng ngoài lề nghị định thư Kyoto như "mỗi nước phải được quyền tự quyết các loại công cụ và phương tiện phù hợp nhằm đạt tới kết quả có lợi cho môi trường và đo đạc được".

http://www.abc.net.au/reslib/200806/r257757_1068213.jpg
10 năm tới sẽ có thảm họa khí hậu?

Tổ chức quốc tế theo dõi sự thay đổi khí hậu toàn cầu công bố bản báo cáo cảnh báo thế giới sẽ đứng trước thảm họa khí hậu sau 10 năm nữa.
Điều này là hiện thực nếu không có biện pháp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Tổ chức này cũng đề nghị Mỹ và Australia tham gia Nghị định thư Kyoto để cùng các nước khác tháo ngòi "quả bom sinh thái" làm khí hậu toàn cầu nóng dần lên.
Báo cáo cho biết lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính hiện đã xấp xỉ mức có thể làm cho nhiệt độ Trái Đất trong 10 năm tới tăng vượt ngưỡng 2 độ C, làm gia tăng những thay đổi khí hậu gây hạn hán, lụt lội, tăng mạnh nguy cơ thiếu nước sạch và có nhiều tác động bất lợi đối với sức khỏe con người.
Báo cáo kêu gọi các chính phủ đặt mục tiêu không để nhiệt độ Trái Đất trong 10 năm tới tăng quá 1,4 độ C vì sau cách mạng công nghiệp (1830) đến nay, nhiệt độ Trái Đất đã tăng 0,6 độ C.
Bản báo cáo còn đưa ra một số khuyến nghị nhằm hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính khi Nghị định thư Kyoto hết hiệu lực vào năm 2012 như thành lập nhóm G8 cùng với các nền kinh tế lớn khác, kể cả những nước đang phát triển; nhóm G8 và Tổ chức theo dõi khí hậu; các nước thành viên G8 cung cấp ít nhất 25% lượng điện tiêu thụ từ các nguồn năng lượng sạch bắt đầu từ năm 2025 và tổ chức thị trường trao đổi hạn ngạch khí thải như Liên minh châu Âu đang thực hiện.
Báo cáo của Tổ chức theo dõi khí hậu được đưa ra trong bối cảnh nghị định thư Kyoto sẽ có hiệu lực từ ngày 16/2/2005 trong khi Mỹ, nước có lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, lại rút khỏi nghị định thư này từ năm 2001.
http://tasmaniantimes.com/images/uploads/Tassie_Burns_thumb.jpg

No comments:

Post a Comment