Wednesday, August 5, 2009

Nước sạch cho dân ta

Bài 1:TP HCM có nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng
Nếu nước biển dâng cao từ 0,7 đến 1m, sông Sài Gòn sẽ bị nhiễm mặn, hậu quả là các nhà máy nước đóng cửa, ô nhiễm khiến sông "chết ", nguồn cấp nước sạch lớn nhất TPHCM có nguy cơ bị cắt.
Ông Phan Đức Nghĩa, Viện Khoa học Thủy lợi Miền nam đưa ra "kịch bản": Chỉ 15 năm nữa, nếu mực nước biển dâng đến 1m, hồ Dầu Tiếng trên thượng nguồn không thể cung cấp 40.000 m3 nước một giây để rửa mặn. Kết quả nước sông Sài Gòn sẽ nhiễm mặn kéo dài từ hạ nguồn cho đến Củ Chi.
Phát biểu trong hội thảo “Tầm quan trọng của sông Sài Gòn trong phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh trên lưu vực” hôm qua, ông Bùi Thanh Giang, Giám đốc nhà máy nước Tân Hiệp cũng lo lắng nói, nếu tình trạng nhiễm mặn xảy ra thực sự và ở mức cao như dự báo, không nhà máy nước nào có thể hoạt động, buộc phải đóng cửa, kéo theo khó khăn lớn trong việc cung cấp nước cho TP HCM.
Hiện nhà máy nước lớn nhất thành phố này lấy nguồn nước ở sông Sài Gòn và cung cấp 1/4 nước sạch cho TP HCM. Chỉ riêng việc nhà máy ngừng hoạt động vì nước nhiễm mặn hồi tháng 3/2005 đã làm nhiều nơi trên địa bàn thiếu nước ngọt trầm trọng.
Sông Sài Gòn bắt nguồn từ hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) đến ngã ba sông Đồng Nai có chiều dài 107 km chảy qua Tây Ninh - Bình Dương và TP HCM. Đây vốn là nguồn nước thô cung 1 tỷ m3 nước mỗi năm cho nhu cầu sinh hoạt người dân và hoạt động của các đơn vị sản xuất.Hiện nay, ngoài tình trạng ngập mặn do nước biển dâng, sông Sài Gòn đang đứng trước mức độ ô nhiễm trầm trọng nên các nhà khoa học cũng cảnh báo về tình trạng kém chất lượng của nguồn cung nước sạch thành phố.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Vân Hà, trường đại học Bách khoa TPHCM nêu thực trạng, hàm lượng Mn trong nước sông Sài Gòn từ năm 2003 đến tháng 5 năm nay đã tăng gấp 4 lần. Điều đáng lo ngại hơn, đây là một độc tố mà trẻ con nếu thường xuyên tiếp xúc sẽ làm giảm sự phát triển trí tuệ. Còn nồng độ sắt trong nước đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 1,5 lần.
Báo cáo của ông Lê Hoàng Minh, Cảnh sát môi trường, thì sông Sài Gòn đang hằng ngày gánh trên 1 triệu m3 nước thải sinh hoạt, gần 400.000 m3 nước không qua xử lý từ công nghiệp, 20.000 m3 nước thải y tế, cộng thêm 5.000 tấn rác thải sinh hoạt và 7 tấn rác thải y tế. Ngoài ra, còn có những chất độc hại theo mưa cũng ngấm xuống đất và chảy thẳng ra sông.
Năm ngoái, khoảng hơn 100 doanh nghiệp của Bình Dương; gần như toàn bộ các doanh nghiệp, bệnh viện của Tây Ninh bị xử phạt vì gây ô nhiễm ra sông. Riêng TP HCM có 193 đơn vị vi phạm, 18 cơ sở buộc phải ngưng hoạt động, đang gióng lên hồi chuông báo dộng về tình trạng làm ô nhiễm sông Sài Gòn.
Trước hiện trạng đó, đại diện nhà máy nước Tân Hiệp cảnh báo ngay từ bây giờ nếu tình trạng ô nhiễm tiếp tục gia tăng với tốc độ như hiện nay thì bộ phận lọc với vật liệu mới ở nhà máy nước cũng có khả năng không chịu nổi.
Các nhà khoa học đã đề xuất hàng loạt biện pháp nhằm cứu nguồn cung cấp nước sạch quan trọng cho TP HCM.
Ông Nghĩa đề nghị thành phố nghiên cứu ngay các biện pháp xây dựng hệ thống ngăn mặn ở cửa biển để trong tương lai có thể khống chế phần nào hiểm họa nước biển dâng.
Liên quan đến vấn đề ô nhiễm, ông Nguyễn Hoàng ở tỉnh Tây Ninh cho rằng nên xác định nguồn ô nhiễm bằng cách phân khúc từng đoạn cụ thể, sau đó các ngành các cấp sẽ phối hợp để xử lý.
Ông Minh nêu vấn đề, cảnh sát môi trường, cơ quan chức năng nên tăng cường kiểm tra, xử lý các cơ sở sản xuất trực tiếp xả thải chưa qua xử lý ra sông, hoặc buộc chuyển những cơ sở này ra xa khu vực thu nước thô của các nhà máy nước.
Các chuyên gia cũng cho rằng về lâu dài nên xây dựng một vùng bảo vệ ven sông Sài Gòn, trong đó kiên quyết không cho xây dựng các nhà máy, khu công nghiệp xả nước thải trực tiếp ra sông Sài Gòn.(Theo http://vnexpress.net)

Bài 2: Nước sạch cho dân vùng ven: Xa vời !
Hàng ngàn hộ dân ở các quận, huyện ngoại thành TPHCM đang khốn khổ vì nguồn nước giếng khoan ngày càng ô nhiễm trầm trọng, trong khi việc phát triển mạng lưới cấp nước máy đến các khu vực này vẫn cứ ì ạch.Dù ở gần Nhà máy Nước Thủ Đức (TPHCM) nhưng hiện nay vẫn còn rất nhiều khu vực tại quận 9-TPHCM không có nước máy, người dân phải sử dụng nước giếng khoan, chất lượng không bảo đảm.
Khoan 60 m, nước vẫn hôi rình
Theo ghi nhận của chúng tôi, tại đường 1A, tổ 2, ấp Giãn Dân, phường Long Thạnh Mỹ, nước giếng trông trong vắt nhưng lại có mùi hôi rất khó chịu, “nhấm” thử thấy chua lòm! Người dân ở đây cho biết khi tắm bằng nguồn nước này, trẻ em thường bị ngứa, nổi mụn đỏ. “Cách nay gần 1 năm, khi mới về đây ở, tôi có khoan giếng lấy nước. Lúc đó, thấy nước trong nên tôi dùng nuôi cá cảnh, không ngờ cho cá vào bể được chừng 1 giờ thì chết hết. Hoảng quá, từ đó đến nay gia đình tôi không dám dùng nước giếng nữa” - chị Nguyễn Thị Thu, tổ phó tổ 2, phường Long Thạnh Mỹ, cho biết.
Ở phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, nhiều hộ dân phản ánh nguồn nước giếng ở đây cũng đang bị nhiễm đục, ngửi có mùi bùn, không dùng để uống và nấu ăn được. Ông Nguyễn Bá Tân, tổ trưởng tổ 14, khu phố 1, đường số 5, phường Thạnh Mỹ Lợi, ngao ngán nói: “Nước giếng càng ngày càng bị ô nhiễm nặng, có nhà khoan sâu đến 60 m nhưng nước vẫn có mùi hôi. Chúng tôi rất bức xúc vì đã nhiều lần kiến nghị chính quyền địa phương cung cấp nước máy nhưng chờ đợi mỏi mòn vẫn chưa thấy động tĩnh gì”.
Nhắm mắt xài nước bẩn
Không riêng gì khu vực phía Đông, người dân ở khu vực phía Bắc và phía Tây TP dù gần Nhà máy Nước Tân Hiệp nhưng vẫn khốn khổ vì không có nước máy, trong khi chất lượng nước giếng ngày càng tệ. Tại huyện Hóc Môn, ông Nguyễn Văn Vũ, nhà ở gần bãi rác Đông Thạnh, cho biết gần đây nước giếng bơm lên thường có màu đen, rất hôi; sau khi để lắng, nước trong nhưng tắm vẫn bị ngứa. “Lúc nước mới bơm thì đục, có mùi tanh, rửa mặt cũng thấy cay cay. Phải để vài ngày, khi nào thấy nổi váng hai bên lu và nước lắng trong thì uống được” - bà Cao Thị Trọng, 73 tuổi, ngụ tại 2/3C, xã Long Thạnh, huyện Hóc Môn cho hay. Theo người dân ở đây, họ đã kiến nghị các cơ quan chức năng không biết bao nhiêu lần nhưng vẫn không có nước máy nên phải “nhắm mắt” sử dụng nguồn nước giếng nhiễm bẩn.
Chưa hết bẩn, lại nhiễm mặn
Ở địa bàn quận Tân Phú, tỉ lệ hộ dân dùng nước giếng khoan ở các phường gần Khu Công nghiệp Tân Bình và nghĩa trang Bình Hưng Hòa còn khá lớn dù nguồn nước giếng này đã được khuyến cáo không nên sử dụng vì có nguy cơ nhiễm bẩn rất cao. Cụ thể, tại các phường Tây Thạnh, Sơn Kỳ, Tân Quý, số hộ dân sử dụng nước máy chiếm dưới 40%, còn lại đều sử dụng nước giếng. Tính đến cuối năm 2007, tỉ lệ hộ dân được cấp nước máy của toàn quận Tân Phú chỉ đạt 51,72%. Theo Chi nhánh Cấp nước Tân Hòa, phấn đấu đến năm 2010, tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch của quận Tân Phú đạt khoảng 90%.
Điều đáng lo ngại là ngoài vấn đề nhiễm bẩn, quan trắc mới đây của Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM cho thấy nước ngầm ở các quận, huyện ngoại thành còn có xu hướng nhiễm mặn tăng cao. Thế nhưng, do ở các khu vực ngoại thành, việc phát triển mạng lưới cấp nước rất chậm nên việc sử dụng nước máy đối với người dân vẫn còn xa vời, đặc biệt là các khu vực hẻm. Trước tình trạng nước giếng bị ô nhiễm nặng, một số gia đình khá giả ở khu vực chưa có nước máy tại quận 9 đã tự bỏ tiền lắp đặt đường ống, câu nhờ nước máy từ khu vực khác với giá 10.000 đồng/m3. Các hộ còn lại nếu không sử dụng nước giếng thì phải chạy mua nước máy từng bữa.
Một đại diện Công ty Cổ phần Cấp nước Thủ Đức cho biết đang trình duyệt hồ sơ thiết kế việc phát triển mạng lưới cấp nước ở các hẻm trên địa bàn phường Tân Phú, Long Bình, Thạnh Mỹ Lợi (quận 9). Riêng các hẻm ở đường Nguyễn Xiển, phường Long Thạnh Mỹ đã lắp đặt 80% đường ống, dự kiến hoàn thành 100% vào quý IV/2008; đến khi xong còn phải chờ nguồn nước của dự án BOO Thủ Đức.(Theo http://vnexpress.net/)

* Hà Nội:Chờ nước sạch hơn nửa thế kỷ
51 năm chờ nước...
Một người dân đại diện cho dân phường Vĩnh Tuy (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh, trong buổi giao lưu trực tuyến trên VietNamNet tháng 5 năm 2005, người dân ở đây đã hỏi lãnh đạo Công ty nước sạch Hà Nội, tại sao học hưa có nước sạch dùng kể từ ngày giải phóng thủ đô (đến nay là 51 năm)?
Lúc đó, ông Nguyễn Hùng Vỹ (Phó Giám đốc Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội) đã khẳng định rằng “theo tiến độ, tháng 11 khu vực này được lắp đồng hồ nước và đến cuối năm 2005 khu vực này sẽ được cấp nước”. Nhưng 1 năm sau đó, dân Vĩnh Tuy vẫn chờ "dài cổ".
Người dân ở đây cho biết, trong tháng giáp Tết Bính Tuất, Công ty nước sạch cũng cho người ào ào kéo đến, đào đường, lắp ống. Nhưng rồi vẫn... chẳng thấy nước đâu! Thay vào đó, các ngõ phố đang sạch đẹp bỗng trở nên nhem nhuốc, đầy ổ gà ổ voi, gây bao phiền toái cho dân trong những ngày Tết. Thậm chí, đơn vị thi công còn để nguyên một “ổ voi” trống hoác ngay giữa chính đường Lạc Trung (đoạn ngã ba số 61) gây ách tắc giao thông.
Mỗi khi họp tổ dân phố, người dân Vĩnh Tuy lại than thở với nhau: Bao giờ mới hết khổ?
Lời hứa "tháng 5 - tháng 6"
Tự giải quyết nạn khan nước sạch, hàng ngàn hộ dân ở phường Vĩnh Tuy đã khoan giếng dù biết, những giếng này có thể không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng sức khoẻbản thân. Lại càng biết, hàng ngàn giếng khoan ở khu vực này đã phá huỷ nghiêm trọng môi trường và lòng đất. Nhưng tất cả đều thở dài: "Đâu còn cách nào khác''!
Thậm chí người dân còn đề đạt, trong khi nhà nước chưa đủ vốn để xây dựng những nhà máy cấp nước quy mô thì có thể thực hiện mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm. Họ làm một phép tính đơn giản: Chỉ một ngàn giếng khoan của dân 1 phường tiêu phí khoảng 6 tỷ đồng (một triệu đồng/giếng, ba triệu đồng/bộ lọc nước đơn giản, hai triệu đồng/bể nước chứa ở tầng thượng). Nếu thống kê được số giếng ở nhiều phường, có thể tính được chi phí vài chục tỷ đồng - khoản tièn dư sức cùng nhà nước tạo một hệ thống cấp nước sạch quy mô.
Trong buổi trao đổi với phóng viên VietNamNet chiều 12/6, ông Bùi Văn Mật, Giám đốc Công ty kinh doanh nước sạch Hà Nội cho biết, hiện nay công ty đã thi công xong đường ống truyền dẫn, phân phối và dịch vụ cấp nước cho khu vực này.
Ông Mật giải thích, phía công ty hoàn toàn không có khó khăn gì khi thực hiện cấp nước cho dân nhưng nguyên nhân chậm trễ trên là do "vướng" một số ngày lễ trọng đại. ''Đào hè đào đường rồi lại phải tạm dừng trong thời gian để thành phố tổ chức các sự kiện trọng đại. Mà ngày lễ đợt này thì khá dày, nên không thể triển khai công viẹc xong ngay được... Ngay cả việc phân bổ kế hoạch vốn cũng làm chậm quá trình thực hiện..." - ông Mật phân bua.
Tuy nhiên, ông Mật cũng khẳng định: ''Trong tháng 5 và tháng 6 này, công ty sẽ tiến hành lắp đặt để cấp nước vào nhà dân''.


*Sản xuất và cung cấp nước sạch: Cung cấp nguồn nước sạch phục vụ cho sản xuất công nghiệp và sinh hoạt đô thị trong tỉnh Đồng Nai.
Các nhà máy nước chủ yếu cung cấp nước sạch cho Thành phố Biên Hòa, Thị xã Long Khánh, các Trung tâm Huyện thuộc Tỉnh và các Khu công nghiệp trong phạm vi toàn Tỉnh: - Nhà máy nước Thiện Tân giai đoạn 1 công suất 100.000 m3/ngày đêm; - Nhà máy nước Biên Hòa công suất 36.000 m3/ngày đêm; - Nhà máy nước Long Bình công suất 30.000 m3/ngày đêm; - Nhà máy nước Nhơn Trạch (nước ngầm) công suất 10.000 m3/ngày đêm; - Nhà máy nước Vĩnh An công suất 2.000 m3/ngày đêm; - Nhà máy nước Long Khánh công suất 7.000 m3/ngày đêm;- Nhà máy nước Xuân Lộc công suất 3.000 m3/ngày đêm;
Hiện tại Sonadezi đang đầu tư xây dựng Nhà máy nước Nhơn Trạch giai đoạn 1 công suất 100.000

No comments:

Post a Comment