Friday, October 23, 2009

Hà Nội xưa & nay(2)

Phố phường Hà Nội xưa & nay

Hà Nội từng được gọi là 36 phố phường, thực ra con số 36 là con số tượng trưng, ước lệ như 36 chước, 36 kế… Thời phong kiến, người ta đã đếm được hơn bảy chục phố. Cách đây một thế kỷ đã có trên trăm phố và ngày nay Hà Nội liên tục được mở rộng, phát triển thành hơn 500 phố.Thăng Long - Hà Nội là kinh đô lâu đời nhất trong lịch sử Việt Nam....
.... Mảnh đất địa linh nhân kiệt này từ trước khi trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lý (1010) đã là đất đặt cơ sở trấn trị của quan lại thời kỳ nhà Tuỳ (581 - 618), Đường (618 - 907) của phong kiến phương Bắc. Từ khi hình thành cho đến nay, Thăng Long - Hà Nội có nhiều tên gọi.

Tống Bình: Tống Bình là tên trị sở của bọn đô hộ phương Bắc thời Tuỳ (581-618), Đường (618 - 907)
Long Đỗ: Năm 866 được gọi là đất Long Đỗ

Đại La: Năm 866 Cao Biền bồi đắp thêm Đại La thành rộng hơn và vững chãi hơn trước. Từ đó, thành này được gọi là thành Đại La.




Thăng Long Năm 1010 Đây là cái tên có tính văn chương nhất, gợi cảm nhất trong số các tên của Hà Nội. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa thu, tháng 7 năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long". và thời kỳ này nhiều công trình nhanh chóng được xây dựng: chùa Diên Hựu phía Tây hoàng thành xây năm 1049, chùa Báo Thiên xây năm 1057, Văn Miếu xây năm 1070, Quốc Tử Giám dựng năm 1076... Chỉ sau một thế kỷ, Thăng Long trở thành trung tâm văn hóa, chính trị và kinh tế của cả quốc gia.

Đông Đô: 1400 - 1406 kinh đô dời về Thanh Hoá gọi là Tây Đô, và Thăng Long là Đông Đô

Đông Quan: năm 1406, quân Minh đánh bại cha con Hồ Quý Ly đóng đô ở thành Đông Đô, đổi tên thành Đông Quan nghĩa là "cửa quan phía Đông" của Nhà nước phong kiến Trung Hoa.

Đông Kinh: Năm 1430, Sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê lợi lập nhà lê và Đông Đô (theo tên gọi của nước ta) được chọn làm kinh thành và năm 1430lấy tên:Đônh kinh.Triệu đối do hi, vĩnh biệt thôi! Vì Thanh Hoá có Tây Đô, cho nên gọi thành Thăng Long là Đông Kinh"

Bắc Thành:
Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi dời đô vào Kinh Thành Huế và Đông kinh đổi tên thành Bắc Thành tức Miền Bắc ngày nay. Tên gọi chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn khi triều đại Tây Sơn sụp đổ


http://www.exploremekong.org/site/wp-content/uploads/2009/06/vietnam-hanoi-mgl2007-0036.jpg
Thăng Long Năm 1802, Gia Long quyết định đóng đô ở tại nơi cũ là Phú Xuân (tức Huế ), không ra Thăng Long, cử Nguyễn Văn Thành làm Tổng trấn miền Bắc và đổi kinh thành Thăng Long làm trấn thành miền Bắc. Kinh thành đã chuyến làm trấn thành thì tên Thăng Long cũng cần phải đổi. Nhưng vì tên Thăng Long đã có từ lâu đời, quen dùng trong nhân dân toàn quốc, nên Gia Long thấy không tiện bỏ đi ngay mà vẫn giữ tên Thăng Long, nhưng đổi chữ "Long" là Rồng thành chữ "Long" là Thịnh vượng, lấy cớ rằng rồng là tượng trưng cho nhà vua, nay vua không ở đây thì không được dùng chữ "Long" là "rồng"
Việc thay đổi nói trên xảy ra năm 1805, sau đó vua Gia Long còn hạ lệnh phá bỏ hoàng thành cũ, vì vua không đóng đô ở Thăng Long, mà hoàng thành Thăng Long lại lớn rộng quá. nên nó phải nhỏ hơn thành Phú Xuân

Hà Nội: Năm 1831, vua Minh Mạng đem kinh thành Thăng Long cũ hợp với mấy phủ huyện xung quanh như huyện Từ Liêm, phủ ứng Hoà, phủ Lý Nhân và phủ Thường Tín lập thành tỉnh Hà Nội, lấy khu vực kinh thành Thăng Long cũ làm tỉnh lỵ của Hà Nội".

Ngoài ra còn có 1 số tên gọi dùng trong văn thơ, ca dao, khẩu ngữ... dùng để chỉ thành Thăng Long - Hà Nội:Trường An, Phượng Thành, Thành Long Biên, Long Thành, Hà Thành, Hoàng Diệu, Kẻ Chợ, Thượng Kinh, Kinh Kỳ...

Điện Kính Thiên


http://www.vinaconex.com.vn/upload/anh%20mat%20ngoai%201.jpg Tên các phố phường Hà Nội có thể tra cứu trong các sách dư địa chí triều Nguyễn mà cuốn Đại Nam nhất thống chí (2) do quốc sử quán triều Nguyễn (đời Tự Đức) soạn và cuốn Đồng Khánh địa dư chí lược (3) sọan vào đời Đồng Khánh 1886-1888 là đầy đủ hơn cả. Sách Đại Nam nhất thống chí chép tên 21 phố, còn bản đồ Hà Nội trong sách Đồng Khánh địa dư chí đã chép gần đủ tên 36 phường ở Hà Nội, không thấy chép tên phố nào, nếu dùng cả sách "Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Hợi 1876" của Trương Vĩnh Ký bổ sung thêm 2 phố thì cũng chỉ được 23 phố.

http://mangxahoi.ohavi.com/filealls/content/2252.jpgVậy 36 phố mới tìm được 23 phố, còn 13 phố chỉ có thể tìm trong các tư liệu của Pháp hay của người nước ngoài khác ghi chép để lại; tư liệu đó có thể là các bản đồ, các bài báo, bài ký sự của các phóng viên, ký giả người nước ngoài.

http://files.i-pro.vn/files/images/ipro_69/68861/img_337/336449/0.658016001242893528.preview.jpgTất cà các tên phố khác, trước sau nếu trùng với tên phố đã liệt kê trước rồi đều bỏ không dùng để tránh sự trùng lặp, chỉ dùng những phố mới không trùng với các tên cũ.


Năm 1883, sau khi đánh chiếm xong hẳn thành Hà Nội, quan tham mưu quân đội Pháp đã cử thiếu úy Lai Nay vẽ ngay một bản đồ Hà Nội trong đó có thể khai thác được tên phố mới, một bài báo của một nhà báo Pháp thường trú ở Hà Nội năm 1883 đã mô tả lại càc chợ phiên ở Hà Nội, những người từ các vùng xung quanh đem hàng đến các phố Hàng Đồng, Hàng Khoai, Hàng Nón bán hàng; trong 3 phố đó thì phố Hàng Nón là phố mới không trùng tên với các phố cũ.

Tên các phố ở Hà Nội bị cháy từ 1883-1888 do Claude Bourrin ghi lại đăng trong sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX" - Nguyễn Văn Uẩn(4) cũng khai thác được tên phố mới; cũng viết về những đám cháy ở Hà Nội. Sách "Lịch sử thủ đô Hà Nội" của Trần Huy Liệu còn ghi thêm được tên 3 phố mới không trùng tên với các phố cũ(5). Những tư liệu trên giúp ta khai thác được tên 13 phố mới, cộng với 23 phố cũ vừa đủ 36 phố:

1. Phố Hà Khẩu: Hàng Buồm Đại Nam nhất thống chí (1864-1875)

2. Phố Việt Đông: Hàng Ngang*

3. Phố Hàng Mã

4. Phố Hàng Mắm

5. Phố Báo Thiên: Hàng Trống*

6. Phố Nam Hoa: Hàng Bè

7. Phố Hàng Bồ

8. Phố Vàng bạc: Hàng Bạc*

9. Phố Hàng Giấy

10. Phố Mã Mây

11. Phố Đồng Lạc*

12. Phố Thái Cực: Hàng Đào*

13. Phố Đông Hà: Hàng Chiếu

14. Phố Phúc Kiến: Lãn Ông

15. Phường Phục Cổ: Nguyễn Du

16. Phường Hàng Lam: phố Thợ Nhuộm*

17. Phường Đồng Xuân

18. Phường Thanh Hà

19. Phường Hàng Gai

20. Phường Hàng Đẫy

21. Phường Hàng Chè

22. Phường Hàng Muối Trương Vĩnh Ký (1876)

23. Phố Quảng Minh Đình*

24. Phố Hàng Đường* Bản đồ Hà Nội 1883

25. Phố Hàng Mành

26. Phố Hàng Hòm

27. Phố Hàng Gà

28. Phố Hàng Đồng

29. Phố Hàng Nón Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX

30. Phố Hàng Vai

31. Phố Hàng Lược

32. Phố Hàng Bông*

33. Phố Lò Sũ

34. Phố Bắc Ninh Lịch sử thủ đô Hà Nội

35. Phố Hàng Tre

36. Sở Lục lộ: Hàng Vôi*http://images7.dantri.com.vn/Uploaded/baotrung/boho_dong%20nguoi%20do%20ve.jpghttp://www.tin247.com/vnexpress/090118205830-219-682.jpg

JPG - 72.7 kb
Phố Hàng Gai

Chú thích về những tên phố in nghiêng có đánh dấu *:

1. Phố Việt Đông, Trương Vĩnh Ký ghi là ph. Quảng Đông, nên ghi chú là phố Hàng Ngang.

2. Phố Báo Thiên ở phường Báo Thiên mà vị trí phường này vẽ trong bản đồ Hà Nội đời Đồng Khánh nằm ở phía tây hồ Hoàn Kiếm, nơi đó sau có chùa Báo Thiên song đến thời điểm này thì chùa đã bị phá nhường chỗ cho Nhà thờ Lớn được xây lên. Bản đồ Hà Nội 1883 có ghi tên phố Rue de la Maison tức phố Nhà Chung, phía ngoài phố này gần ven hồ Hoàn Kiếm có ghi tên phố Rue des Brodeurs tức phố Thợ Thêu, nay là phố Hàng Trống. Vậy ghi chú phố Báo Thiên là phố Hàng Trống.

3. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi là phố Vàng Bạc, ông Trương Vĩnh Ký ghi là phố Hàng Bạc là đúng.

4. Phố Đồng Lạc và phố Thái Cực sau này là phố Hàng Đào; vào thời điểm đó sách "Đại Nam nhất thống chí" và sách của ông Trương Vĩnh Ký đều ghi thành 2 phố: phố Đồng Lạc, bán yếm và y phục phụ nữ - phố Thái Cực có tên nữa là phố Hàng Đào.

Xem trên bản đồ Hà Nội đời Tự Đức và đời Đồng Khánh đều ghi tên 2 phường Đông Lạc và Thái Cực riêng và ở cạnh nhau nên có thể xem vẫn là 2 phố riêng biệt.

5. Phố Hàng Lam: có sách chú là phố Hàng Ngang, rút ra không phải vì phố Hàng Ngang ở phường Diên Hưng thuộc tổng Hữu Túc, còn phố Hàng Lam thì sách "Đại Nam nhất thống chí" đã chú thích: chữ Hán gọi là phố Yên Trung, mà thôn Yên Trung thì thuộc tổng Tiền Nghiêm. Vị trí thôn Yên Trung ở góc đông nam thành Thăng Long (thịnh vượng), khoảng đầu phía bắc phố Thợ Nhuộm chỗ gặp đầu phố Hàng Bông, phố Cửa Nam, phố Phùng Hưng.

Trong bản đồ Hà Nội 1883, đã có tên phố Rue des Teinturiers tức phố thợ Nhuộm (đầu phố từ ngã tư Hàng Bông đến đầu phố Tràng Thi) còn không có tên đoạn phố Jean Solar là đoạn sau này ghép vào phố Thợ Nhuộm kéo dài đến phố Hoả Lò.

6. Phố Quảng Minh Đình: vốn đình Quảng Minh không phải là phố, song Đại Nam nhất thống chí lại chú thích là ở đó phố xá đông đúc, có nhiều hành khách tạm trú và rất có thể lúc đó Trương Vĩnh Ký thấy các thôn Hàng Cháo, Hàng Bột (tuy chưa thành tên phố) ở xung quanh đình Quảng Minh nên mới gọi là phố.

7. Tên phố Hàng Đường mới thấy ghi trên bản đồ Hà Nội 1883.

8. Tên phố Hàng Bông vào tháng 6-1887 mới thấy chép là bị cháy 23 nhà.

9. Phố Bắc Ninh là tên cũ của phố Nguyễn Hữu Huân.

10. Tháng 12-1888 trong sách "Lịch sử thủ đô Hà Nội" Trần Huy Liệu chép: “nhà cửa của Sở Lục lộ cũng bị thiêu huỷ” mà trụ sở của Sở Lục lộ lại ở phố Hàng Vôi.

JPG - 67.2 kb
Chợ Đồng Xuân

Tên 36 phố kê trên dù có thay đổi vài ba tên thì 36 phố Hà Nội cũng chỉ nằm vào khoảng từ 1885-1888 đời Đồng Khánh hoặc sớm muộn một năm là cùng. Tất cả tên 36 phố kê trên đều thuộc huyện Thọ Xương (tương ứng với quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng hiện nay) không có một tên phố nào thuộc huyện Vĩnh Thuận.

Cũng vào thời gian từ năm 1885-1888 đời Đồng Khánh đã tồn tại 36 phố ở Hà Nội. Trên bản đồ huyện Thọ Xương (tỉnh Hà Nội trong sách "Đồng Khánh địa dư chí 1886" đã ghi được tên 34 phường; nếu bổ sung tên phường Đồng Xuân được ghi trong tờ lẩn của hồ sơ 1 gửi huyện Thọ Xương năm Đồng Khánh 3-1888) và phường Hoè Nhai ghi trong sách "Tìm về cội nguồn" thì vừa đủ 36 phường. Tên 36 phường như sau:

1. Phường Nhật Chiêu; 2. Phường Trích Sài; 3. Phường Võng Thị; 4. Phường Yên Thái; 5. Phường Hồ Khẩu; 6. Phường Thụy Chương; 7. Phường Bái Ân; 8. Phường Tây Hồ; 9. Phường Quảng Bá; 10. Phường Nghi Tàm; 11. Phường Yên Phụ; 12. Phường Thạch Khối; 13. Phường Giai Cảnh; 14 Phường Vĩnh Hanh; 15. Phường Đông Hà 1: Hàng Gai: 16. Phường Đông Hà 2: Hàng Chiếu; 17. Phường Diên Hưng; 18. Phường Ngư Võng; 19. Phường Hà Khẩu; 20. Phường Đồng Lạc; 21. Phường Đại Lợi; 22. Phường Đông Tác 1: Hàng Bạc*; 23. Phường Đông Tác 2: ở phía bắc hồ Bẩy mẫu*; 24. Phường Thanh Hà; 25. Phường Hội Vũ; 26. Phường Báo Thiên; 27. Phường Tự Pháp; 28. Phường Cổ Vũ; 29. Phường Kim Liên; 30. Phường Phúc Lâm; 31. Phường Nhược Công; 32: Phường Thịnh Hào; 33. Phường Bạch Mai; 34. Phường Phục Cổ; 35. Phường Đồng Xuân; 36. Phường Hoè Nhai*.

Sông Tô Lịch ngày nay

Chú thích về những tên phường in nghiêng có đánh dấu *:

1. Phường Đông Tác 1: theo bản đồ trong sách Đồng Khánh dư địa chí thì vị trí phường này ở phía bắc hồ Hoàn Kiếm, phía trên thôn Gia Ngư. Vậy phường này phải là phường Đông Các (Hàng Bạc).

2. Phường Đông Tác 2: ở phía bắc hồ Bẩy mẫu, phía đông phố Kim Liên và thôn Trung Phụng.

3. Phường Hoè Nhai: sách "Tìm về cội nguồn" của ông Phan Huy Lê chép: “tên 13 phường thuộc tổng Thượng, tổng Trung của huyện Vĩnh Thuận không thay đổi từ đời Gia Long đến Minh Mạng (1820-1840), đến Đồng Khánh (1885-1888)”(6); 12 phường đã liệt kê ở trên chỉ còn phường Hoè Nhai, nay kê vào phường 36.

Từ nhiều năm nay đã có một câu hỏi là:Hà Nội liệu có 36 phố phường không?

http://image.tin247.com/vnexpress/090831171635-748-872.jpg

Dựa vào câu trả lời có 2 loại ý kiến khác nhau:

Loại ý kiến thứ nhất khẳng định: Trong thực tế chỉ có “Thăng Long 36 phường” ở thời Lê. Sang thời Nguyễn, khi đã mang tên mới là Hà Nội thì dưới đời Minh Mạng có tới 239 phường, thôn, trại để rồi tới thời Tự Đức con số đó rút xuống là 153, và .... không làm gì có ai gọi là “Hà Nội 36 phố phường”... cái gọi là “Hà Nội 36 phố phường chỉ là một cách nói tượng trưng, ước lệ; con số 36 đây có thể hiểu là “nhiều”.

Loại ý kiến thứ hai theo bài báo này trả lời sẽ là: Dưới triều vua Đồng Khánh (1885-1888) đúng là đã có 36 tên phường và rất có thể có cả tên 36 phố ở Hà Nội chăng? Những ai quan tâm xin suy nghĩ luận bàn. Còn hiểu về con số 36 có ý nghĩa thế nào? có phải đó chỉ là cách nói ước lệ? - tốt nhất là tìm câu trả lời ở chính những người sống đương thời đó.

JPG - 85.4 kb
Phố Hàng Đào năm 1926

Hãy xem câu trả lời của Hải Thượng Lãn Ông viết trong sách Y Tông Tâm Lĩnh đại thể như sau: Trời lấy tiết độ 6.6 làm thành một năm, người lấy số 9.9 phối hợp lại... Tiết độ 6.6 phối hợp với số 9.9 để xác định thiên độ và khí số (tiết độ 6.6 là độ của trời, phối hợp với 9.9 là số của trời; gọi là khí số tức khí số sinh thành). Ngược lên nguồn gốc thì số 9 là số của Lạc Thư: đầu đội 9, thân đạp 1, bên tả 3, bên hữu 7, đôi vai 2 và 4; đôi chân 6 và 8.

http://hanoi36phophuong.vn/Data/Uploads/images/Ciputra.jpg

Tất cả các điều trên có thể tìm hiểu trong các sách Dịch học.

Còn vận dụng vào thực tế, từ số 9 người xưa đã viết ra sách Cửu trù Hồng Phạm, rồi Cửu Châu, Cửu Khiểu… dùng số 6 tính ra 360 độ của các vòng tròn, các quỹ đạo, rồi tam thập lục kế, 60 ngày thành một vòng Giáp Tý…


Vào thế kỷ XIX tri thức lúc đó là tri thức nho giáo, thấy giặc Pháp sang chiếm nước ta, chiếm đóng Hà Nội, thì các bậc trí giả đó cho rằng đất Hà Nội vốn xưa là kinh thành Thăng Long, là đất Đế đô. Đất đó hợp với khí số sinh thành của trời đất nên trước sau nó vẫn là kinh đô. Khi Pháp đặt trụ sở của phủ Toàn quyền tại Hà Nội, có cụ đã nói: trước kia đời nhà Đường đã đặt An nam đô hộ phủ tại đất Tống Bình; Trương Bá Nghi rồi Cao Biền đời Đường đã đắp La Thành, Đại La Thành ở Tống Bình, tức miền đất Hà Nội ngày nay.

Chẳng thế 36 phường từ đầu đời Lê sơ (năm 1428) rồi 36 phường phố(7), lại 36 phố phường đã gắn chặt với đất Thăng Long - Hà Nội đến nay đã được 157; nó còn gắn chặt với khí thiêng sông núi đất Thăng Long hàng nghìn năm sau.

Vũ Hoàng

http://www.36pho.vn/wp-content/uploads/2009/08/ha-noi2.jpg

May thay, nhiều phố mới dài rộng thì ta vẫn còn nhiều phố cổ của Băm sáu phố phường xưa cũ, còn nhiều di tích, nhiều kỷ niệm, nhiều giá trị quý báu. Thay đổi là quy luật đương nhiên. Không có gì chỉ đứng im một chỗ mà tồn tại vượt thời gian được. Phố xá cũng vậy. Có nhiều thay đổi còn nhận ra dấu vết nhưng cũng nhiều thay đổi xóa nhoà quá khứ khiến có lúc nao lòng.

Tại sao Hà Nội từng có đến trên 80 phố có chữ Hàng và nay còn bao nhiêu ? Chữ Hàng ấy là nghề nghiệp hay mặt hàng phố ấy từng chuyên doanh, nghĩa là chuyên mua chuyên bán, ai cần thứ ấy cứ đến phố ấy sẽ có. Ví dụ: Hàng Bồ từng bán bồ, cót, rổ rá, dây thừng, đòn gánh, tóm lại là sản phẩm từ cây tre như chiếc bồ bằng nan tre. Các bà các chị đi chợ Đồng Xuân sắm tết, rẽ vào đây mua chiếc bồ nho nhỏ, móc sẵn bốn sợi thừng để tiện tay xách (thời đó làm gì có túi nylông)… phố này về sau còn nổi tiếng mỗi dịp Tết đến có nhiều cụ đồ áo the khăn xếp đến vỉa hè này viết câu đối thuê bằng mực tàu trên giấy đỏ mà bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên sẽ là tấm ảnh ghi lại còn mãi mãi với thời gian.

imagePhố Hàng Dầu đang bán giày dép, vào những năm năm mươi thế kỷ XX phố này còn rất nhiều nhà bán sơn ta, dầu ta như dầu trẩu, dầu vừng, dầu lạc để nhà chùa làm thức ăn, để pha vào sơn, để làm quang dầu và nhiều việc khác. Sơn và dầu không đựng trong thùng mà trong cái “nải” nhỏ hơn cái thúng, đan bằng tre, sảm bằng sơn ta, đậy bằng vỉ buồm…

Còn phố Hàng Mã vẫn làm vàng mã, chứ phố Hàng Đàn từng làm đàn và bán đàn như đàn nhị, đàn tam, đàn tứ, song loan, mõ, trống khẩu, đàn bầu, đàn đáy… đã hoàn toàn chìm lấp, thay vào đó là phố Hàng Quạt, không làm không bán quạt mà bán đối trướng, đồ thờ… Còn Hàng Quạt cũ thì cũng không còn dấu vết mà đã thành phố Lương Văn Can.

Phố Hàng Bài từng là nơi làm bài lá như tam cúc, tổ tôm… đến nay phố này hoàn toàn đổi khác. Phố có trường nữ học Đồng Khánh nổi tiếng sau đổi thành trường Trưng Vương đến tận bây giờ. Phố Hàng Gai đúng là từng bán dây gai, dây đay, lưới cá, vó bắt cá dệt bằng dây gai. Khu vực Cầu Gỗ sau Hàng Đào từng có chiếc hồ to rộng gọi là Hồ Hàng Đào hoặc hồ Thái Cực, dân nghèo Hà Nội đánh cá, phải đến Hàng Gai mua ngư cụ. Nay phố này không một nhà nào bán mặt hàng cũ, mà phần lớn bán tơ lụa cho du khách nước ngoài, nhan nhản tên Tây.

Ngõ Hàng Chỉ ở đâu ? Đó là chiếc ngõ nhỏ nằm phía sau và song song với phố Hàng Gai, từng có xưởng làm chỉ mấy thời. Hàng Hòm cũng không còn ai bán hòm. Hàng Mành gần như hết người dệt mành bằng tre, bằng nứa, khung dệt đơn sơ, người dệt đứng, cứ lẳng từng cục gạch có buộc dây từ bên này sang bên kia, chỉ một lúc đã có chiếc mành, to thì che ngoài hiên, nhỏ thì che cửa sổ, nhỏ nữa vẽ xanh đỏ che bàn thờ…

Hàng Thiếc làm hàng thiếc, ấm đun nước, bình tưới, đồ chơi tháng tám như chiếc tàu thủy, con thỏ đánh trống, chiếc trống ếch v.v… nay làm bể treo, cắt kính, gò ống máng… đi qua đây lúc nào cũng nghe tiếng búa ầm ầm.

http://dongtac.net/IMG/jpg/HangBac_cu.jpgHàng Rươi không còn ai buôn rươi nữa. Ngõ Chè Chai đổi thành phố Hàng Chai, đúng ra để tên cũ hay hơn vì nó gợi một thời các bà buôn đồng nát, chè chai, lông vịt, chiều chiều họp nhau nơi ngõ nhỏ này để đổi trao, mua bán… Phố này ngày nay vào dịp Tết cũng góp phần vào chợ Hoa Hàng Lược, dù phố Hàng Lược không còn nhà nào làm lược thưa, lược bí, mà buôn đồ nhôm là chủ yếu.

Hàng Đũa cũng không còn ai vót đũa, nay là phố Ngô Sĩ Liên có chùa Tàu khá đẹp và ra ga xe lửa Trần Quý Cáp cũng khá gần. Hàng Cót không ai buôn cót nữa. Hàng Giấy có thời kỳ toàn là các cửa hàng buôn giấy bút, bán cho các sĩ tử đi thi, đó là mực tàu, giấy bản, bút lông… mà các nàng con gái cấm cung vừa bán hàng cũng là vừa để kén rể, chọn trong số sĩ tử kia ai sẽ là cậu Tú, bác Cử, ông Nghè… Cạnh đó là Hàng Khoai, Hàng Đậu cũng hoàn toàn buôn bán mặt hàng khác. Hàng Buồm cũng vậy. Không còn một nhà Hoa kiều nào bán thịt quay, người bán hàng cởi trần, lộ cái bụng to và chiếc rốn khổng lồ, đứng sau cái thớt to bằng chiếc sàng và dầy đến gần nửa thước tây hoặc bán những chiếc vỉ buồm có thể che cửa sổ, khâu lại thành cánh buồm, dùng để lót xôi giã bánh dầy… Nay là thực phẩm đóng hộp, là rượu các loại, thay cho nhiều cửa hàng Cơm Tám giò chả bán cả lòng lợn tiết canh…

Đầu phố Hàng Buồm là ngõ Hàng Thịt, gần Hàng Bột là phố Hàng Cháo, cạnh chợ Đồng Xuân là phố Hàng Khoai, phố Hàng Sơn đã thành phố Chả Cá, phố Hàng Cá và phố Hàng Cân dọc theo đấy cũng không còn ai buôn bán mặt hàng này. Mới chỉ khoảng 40 năm, qua phố Hàng Cân còn thấy nhiều người thợ mặc áo nâu cặm cụi khoan những chiếc cán cân bằng gỗ, khảm những chấm đồng thau vào đấy làm ra những chiếc cân ta, có “hoa”, có lạng, có cân… Nay phố này buôn bán giấy thếp, giấy ram, bìa, vở là nhiều.

Hàng Ngang có món Ngang không ? Thực ra tên xưa là phố Đường Nhân, phố đông Hoa kiều, nhất là người Quảng Đông, sau người Pháp dịch ra là phố Người Quảng Đông (Rue du Cantonnais hoặc có thuyết khác nói rằng phố này có chiếc cổng đồ sộ chắn ngang phố để canh gác, ngày mở đêm đóng…). Hàng Ngang chuyên buôn bán tơ lụa không như Hàng Đường chuyên làm mứt kẹo, nay các phố này cũng buôn bán nhiều thứ khác nhau, không hẳn chuyên một thứ nào. Có lẽ Hàng Chiếu còn một số đông người buôn chiếu, buôn luôn cả võng đay, dây đay, dây tơ nhựa, túi màng mỏng, thảm chùi chân và cũng không ngoại lệ, còn nhiều mặt hàng khác…

Còn nhiều lắm. Có phố mất tên như Hàng Lọng (phố Lê Duẩn), Hàng Bột (Tôn Đức Thắng), Nam Đồng (Nguyễn Lương Bằng), Hàng Đẫy (Nguyễn Thái Học), Sinh Từ (Nguyễn Khuyến), Hàng Chè (cuối phố Cầu Gỗ), Hàng Cau (đầu phố Hàng Bè), Hàng Giò còn gọi là Gia Long (Bà Triệu), phố Lê Lợi (cũng là phố Bà Triệu từ ngã 5 Nguyễn Du về phía Nam), Hàng Thêu (Hàng Trống) Hàng Mụn – mụn để vá (phố Hàng Bút), Hàng Bừa (phố Lò Rèn), Duy Tân (Phố Huế), Bắc Ninh (Nguyễn Hữu Huân)… lại còn Hàng Chĩnh, Hàng Mắm, Hàng Muối, Hàng Trứng những phố ngắn chưa đầy trăm thước Tây…

Phố Hồ Hoàn Kiếm ngày cạnh Hồ Gươm thông sang Cầu Gỗ là phố ngắn nhất, chỉ 52 thước, có món quà thịt bò khô nổi tiếng, ai từng là học trò chắc không thể nào không từng ăn nó… nay cạnh đấy có rạp múa rối.

Nếu đi hết các phố Hà Nội chắc chắn chúng ta sẽ thu nhận được rất nhiều hình ảnh và chuyện cũ đầy hứng thú… mà một bài viết ngắn mới chỉ là “cưỡi ngựa xem phố” nói được một vài phần.(Văn hoá Việt Nam)

Hà Nội hôm nay có hơn 6 triệu dân, Hà Nội ngày mai (2050) sẽ có hơn 15 triệu dân. Hà Nội hôm nay đang còn bề bộn, đang còn trăn trở, lo toan về quy hoạch xây dựng hạ tầng và xây dựng con người Hà Nội…

Hà Nội hôm nay có hơn 6 triệu dân, Hà Nội ngày mai (2050) sẽ có hơn 15 triệu dân. Hà Nội hôm nay đang còn bề bộn, đang còn trăn trở, lo toan về quy hoạch xây dựng hạ tầng và xây dựng con người Hà Nội… Hà Nội ngày mai sẽ là một trong các thủ đô lớn văn minh, hiện đại của thế giới. Hiện tại và tương lai đang đặt ra nhiều vấn đề quá lớn khi Hà Nội đang tiến gần đến 1000 năm tuổi.Cách đây 1000 năm, Thái Tổ Lý Công Uẩn có tầm nhìn xa, trông rộng chọn địa danh đặt Kinh đô Thăng Long. Trải qua 1000 năm, Kinh đô của Đại Việt xưa và Thủ đô của Việt Nam nay đã khoác trên mình những niềm kiêu hãnh: “Thăng Long Hà Nội 1000 năm văn hiến”, “Thủ đô Hà Nội, trái tim của cả nước”, “Hà Nội - lương tri, phẩm giá loài người”, “Hà Nội - thành phố vì hòa bình”, “Hà Nội - thành phố anh hùng”.Qua nghìn năm, Thăng Long Hà Nội cùng với cả dân tộc đã trải qua bao bước ngoặt lịch sử vĩ đại, qua bao cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn độc lập, tự do, thống nhất giang sơn và bảo vệ, xây dựng Thủ đô anh hùng, càng tôn vinh Thủ đô ngàn năm văn hiến.Trong 20 năm đổi mới, Thủ đô Hà Nội đã cùng cả nước vươn lên, bước những bước dài trong tiến trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, làm thay đổi bộ mặt Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ được truyền thống và phong cách Hà Nội.

Cũng hôm nay, tuy Hà Nội đã bước đầu thay da, đổi thịt, tuy đã được nhiều bạn bè trong và ngoài nước có lời khen, song Hà Nội cũng quá nhiều bộn bề, khó khăn đang thách thức Hà Nội.Đó là Hà Nội quá chật chội và ngột ngạt, dân cư chen chúc. Nhiều nơi trước đây là đất cây xanh, hồ nước, nay đã thay thế bằng nhà cửa san sát. Cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu hệ thống giao thông hợp lý (chứ nói đến hiện đại) trong đó không có đường cấp 1, đường xe điện, đường xe buýt và nhiều cầu vượt… dẫn đến sự rối loạn về giao thông: ùn tắc, tai nạn xảy ra không ít.Và trầm trọng hơn là nạn ô nhiễm môi trường, đường xá bụi bẩn, ngập lụt kéo dài chỉ sau một cơn mưa. http://image.tin247.com/vtc/081103204035-246-928.jpg

Xe offroad vẫy vùng giữa phố phường ngập lụt
Nhiều người đến Hà Nội đều phàn nàn, không hài lòng về trật tự giao thông, văn minh đường phố, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng.Người Hà Nội hôm nay đã bắt đầu làm quen với lối sống công nghiệp; người Hà Nội hôm nay đa dạng hơn, đông đúc hơn do nhu cầu nhân lực của sự phát triển Thủ đô, người các địa phương và ở nông thôn dịch chuyển về Hà Nội ngày càng nhiều.


Hà Nội hôm nay đã mở rộng địa giới hành chính, là một trong 11 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới, nhưng lại lạc hậu so với họ đến vài thập niên. Vậy làm thế nào để Thủ đô Hà Nội ngày mai - năm 2050 sánh vai cùng thủ đô các cường quốc trên thế giới. Đây là vấn đề người Hà Nội và nhân dân cả nước rất quan tâm.Quan tâm nhất không chỉ là mở rộng địa giới hành chính, mà quan trọng hơn là tầm nhìn xa, trông rộng cho quy hoạch lâu dài phát triển Thủ đô. Quy hoạch và lộ trình quy hoạch là việc quan trọng hàng đầu cần làm ngay, trước hết quy hoạch vùng Thủ đô trong đó có Thủ đô Hà Nội.Mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, tạo điều kiện để quy hoạch tổng thể, giải quyết những vấn đề rất lớn: hoàn thiện và phát triển hạ tầng cơ sở đồng bộ, giao thông đô thị hiện đại trong đó ưu tiên phát triển phương tiện giao thông công cộng hiện đại và hệ thống đường cao tốc liên kết giữa Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận trong vùng Thủ đô.

Bảo vệ môi trường sống bằng các giải pháp để giữ gìn và phát triển những không gian xanh cho Hà Nội, những vườn hoa, cây xanh, những điểm nghỉ ngơi cho mọi người; quy hoạch và phát triển nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng đặc biệt là những khu đô thị mới hiện đại trong đó có Thành phố hai bên bờ sông Hồng; quy hoạch cung cấp nước sạch, năng lượng, thực phẩm, y tế cho 6 triệu người Hà Nội hôm nay và 12 triệu người Hà Nội ngày mai; quy hoạch hàng loạt lĩnh vực: bến cảng, sân bay quốc tế, các làng đại học và hệ thống hạ tầng cơ sở giáo dục quốc dân và nhiều lĩnh vực khác. Và cùng với mở rộng địa giới, cùng với việc thận trọng xây dựng lộ trình quy hoạch Thủ đô Hà Nội, là công tác tư tưởng, giáo dục xây dựng người Hà Nội đúng với nghĩa người Hà Nội thanh lịch, hiện đại, sống và làm việc theo pháp luật. Người Việt Nam dù ở đâu, dù đi khắp bốn phương trời, nhưng vẫn nhớ về Hà Nội, Hà Nội cổ kính ngàn văn hiến, Thủ đô yêu dấu đó từng làm nên những chiến tích huy hoàng 1000 năm lịch sử; và hôm nay người Việt Nam mong muốn cháy bỏng sớm tạo ra một Hà Nội bề thế, văn minh, hiện đại, năng động và có đầy đủ sức mạnh về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, an ninh quốc phòng, xứng tầm Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sánh vai cùng Thủ đô cùng các cường quốc trên thế giới.
http://xemblog.com/xbdata/selected_entry_img/o/r/orbDug0_fLP8IR3WOPvb1t.JRJXeozU-_entry_1770/1.jpg

Những năm đầu 90, dù đã bắt đầu mở cửa nhưng xe đạp vẫn là phương tiện tham gia giao thông chính. Ngoài phượng hoàng, loại xe được chuộng nhất thời bấy giờ, xe của Lixeha (Liên hiệp xe đạp Hà Nội) chiếm một thị phần khá lớn. Trước hãng xe này nằm giữa Tràng Thi với 1 cơ sở cực kỳ hoành tráng. Kinh tế phát triển, hãng này chuyển đi chỗ khác nhường lại vị trí cho 1 cái tên khác nổi tiếng hơn chuyên kinh doanh vũ trường - New Century. Giờ thì chỉ còn lại dấu tích của xưởng xe cũ cùng cái vũ trường... trống hoác vì công an đã dọn dẹp khá sạch sẽ.

http://farm3.static.flickr.com/2293/2367886155_9ed98d5cf2.jpg?v=0

Cub, loại xe máy được yêu chuộng và phổ biến nhất thời bấy giờ. Bền, giá cả phải chăng, khả năng chở hàng tốt khiến người ta tôn thờ nó và dần dần tên hãng xe thành một biểu tượng đi lại của người dân. Xe vào thời điểm đó thường được nhập trực tiếp từ Nhật Bản theo lô. Khi đó tại phố Lê Phụng Hiểu có 2 gian hàng của Bộ thương mại bán toàn Cub, được coi là điểm bán xe duy nhất của nhà nước cho dân Hà Nội.

https://www.fastreferral.com.au/images/han%20noi%20xe%20dap.jpg

Ôtô vào thời điểm này tất nhiên là của hiếm. Đừng nói là sếp, đại gia lúc đó cũng chỉ nghĩ đến xe máy chưa chưa nghĩ đến xế hộp. Không như Sài Gòn, ôtô ở Hà Nội khi đó thường chỉ có Toyota, xe của Liên Xô cũ chứ ít xuất hiện các dòng xe của tư bản. Chẳng phải chỉ về quê, mà ngay tại Hà Nội, cứ ai đi ôtô là đám trẻ con dòm cũng kỹ lắm. Hở ra là chúng trèo lên xe ngồi chơi.

http://farm3.static.flickr.com/2593/3825981868_a17261a232_o.jpg

Phố cổ Hà Nội khi đó vẫn chật chội với người, xe cộ và hàng hoá. Đây là một trong những nét đặc trưng của phố cổ Hà Nội. Các hoạt động buôn bán, giao thương diễn ra nhộn nhịp cả ngày.

http://du-lich.chudu24.com/f/d/090525/0519_dong1.jpgDù thời điểm này hàng hoá chưa nhiều nhưng trung tâm chợ Đồng Xuân với 36 phố phường xung quanh cùng chợ Long Biên nằm sát kề khiến các hoạt động buôn bán luôn diễn ra. http://photos-a.ak.fbcdn.net/photos-ak-snc1/v2615/6/122/1508610818/n1508610818_242400_2396656.jpg

http://backup.lenduong.vn/UserFiles/Ga_Ha_Noi.jpg

Vào thời điểm đó, nguy cơ tắc đường không quá rõ ràng như thời nay. Chính vì vậy các phương tiện được tự do đi lại và để bất cứ đâu họ muốn. Lòng đường được lựa chọn vì tiện lợi nhất. Tất nhiên ai cũng lo dòm xe vì cứ hở ra là mất. Xe đạp thì mất nguyên chiếc, xe máy thì có thể mất cốp, pha, công tơ mét, đèn nhan... Tất nhiên trộm có thể rước cả xe đi nếu có điều kiện.

http://thugian.com.vn/uploads/news/Image/2009/01/13/20823692images16963652152.jpg

Thời điểm nàysang nhất là xe 82. Tiếpđó là DD, riêng Dream thì là hàng cao cấp và cũng chưa có nhiều. Còn nhớ khiđó bố tôiđã cho không họ hàng chiếc Star để sắm một chiếc DD xanh, một trong những hàng độc bởi lượng xe này không được sản xuất nhiều. Riêng chiếc Star của Đức, thời những năm 80 được bố tôi rước về từ Hungary. Lúc đó có người đòi trả một căn nhà để sở hữu nó. Tính thanh niên ham vui, ông không đổi. Hơn nữa khi đó sở hữu một chiếc xe máy sướng hơn là có một căn nhà. Ấy vậy nên thời đó bố tôi cũng trở thành sao của đất Hà Nội.


Có thể nói thời đó phương tiện không được coi trọng lắm như thời điểm hiện nay. Có thể do nhịp sống khi đó chậm hơn nên người ta thong thả hơn. Đi xe đạp đi làm là chuyện khá bình thường. Ngược với Sài Gòn, ở Hà Nội lúc nào người ta cũng ăn mặc khá gọn gàng và lịch sự. Cứ ra đường là áo bỏ vào trong quần, giầy dép đàng hoàng.


Xe bò vẫn được lang thang vào phố bởi xung quanh Hà Nội khi đó thực sự còn heo hút. Các xe chở vật liệu xây dựng bằng xe bò vẫn được sử dụng như một loại phương tiện rẻ tiền và hiệu quả.

Nếu không nhầm thìđây là một góc phố gần đường Lò Đúc. Tên đường thì tôi không nhớ nhưng nhớ ở phố này có hàng bánh đúc ngon nổi tiếng. Tôi chưa ăn ở đây bao giờ nhưng nghe đám bạn nói có 2 cô bé nhà bánh đúc khá xinh.

Ai cũng có thể nhận ra đây là Phố Lò Đúc với hàng cây cao lớn dựng thẳng đứng hai bên đường. Lò Đúc khi đó không nhộn nhịp như ngày nay mà chỉ co 1 hàng phở nổi tiếng cùng thưa thớt những cửa hàng bán lẻ. Về sau đường này phát triển buôn bán khiến thành phố phải quy hoạch thành đường 1 chiều để tránh ùn tắc giao thông.









Đường phố Hà Nội thường chỉ đông vào sáng và chiều. Vào giờ làm việc hoặc tối người Hà Nội không hay ra đường. Nếu đi dạo vào thời đó người ta thường tập trung về Hồ Gươm hoặc Hồ Tây.

Giao thông không phức tạp, phương tiện không nhiều thì tất nhiên cảnh sát giao thông sướng. Hình ảnh chú công an thời này khá...ấn tượng. Cảnh phục thời này nhìn yếu và xấu tệ. Tuy nhiên cảnh sát giao thông thời đó không gây khó chịu cho người dân như thời nay. Cũng có thể ngày đó ít người bị phạt, ít có trường hợp xin tiền hoặc đánh người nên họ được quý hơn. Ít nhất thì thời đó công an là nghề được nhiều đứa trẻ yêu mến và muốn được theo học.

Xe Lam thời này được coi là phương tiện vận tải hàng hoá chính giữa Hà Nội với các khu vực lân cận. Chợ Đồng Xuân, trung tâm mua bán chính của Hà Nội thường tập trung một lượng lớn xe Lam.Ảnh trên là mé trái của chợ Đồng Xuân với những chiếc xe Lam đang chờ hàng vận chuyển. http://a8.vietbao.vn/images/vn806/the_gioi_xe_may/61003704_003.jpghttp://farm1.static.flickr.com/119/282027660_56a62507f5.jpg?v=0

Cửa ô duy nhất còn lại của Hà Nội, cửa Ô Quan Chưởng. Có thể coi đây là một trong những biểu tượng của Hà Nội, là cửa biểu tượng cho sự buôn bán phát triển của khu vực phố cổ, thông thương giữa chợ Đồng Xuân ra bên ngoài. Xưa Hà Nội có Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Đống Mác và Ô Quan Chưởng nhưng 4 Ô trên đều đã mất tích, chỉ còn lại dấu tích. Phải nói người Hà Nội cảm thấy may mắn khi Ô Quan Chưởng vẫn còn tồn tại sau hàng ngàn năm.

http://stores.diaviet.com/catalog/GaiHaNoiChiuChoi.jpghttp://media.tiff.net:8080/contents/original/adrift_01.jpg

http://vietnam.vnanet.vn/VNP_Upload/News/2005-11/17/1105To04L.jpgXích lô thời này vẫn được coi là một phương tiện đi lại tiện lợi cho ngươi dân vì giá rẻ. Nó không được trang trí cầu kỳ vì nhu cầu du lịch bằng xích lô thời này chưa phát triển. Những chiếc xích lô cũ kỹ cùng hình ảnh những ông già đạp xích lô cứ thế đi vào văn thơ, thi hoạ. Dần dần xích lô không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng nhanh của người dân, gây tắc nghẽn ở các con phố nhỏ, nhếch nhác... đã khiến thành phố quy hoạch và cấm trên 1 số tuyến phố.

http://www.khoahocphattrien.com.vn/dataimages/original6271_hanoi2.jpg

http://biahoihanoi.com.vn/data/upload/images/1227670746_2098351-Hanoi-beer-cans-1.jpgGiờ xích lô chỉ còn phục vụ chính cho khách du lịch. Người dân Hà Nội cũng mất đi thói quen thuê xích lô đi dạo, lễ chùa. Nhiều lúc nghĩ lại cũng tiếc. Thời đó tôi và thằng bạn cứ đến tết có tiền là thuê xích lô đi khắp Hà Nội ngắm phố phường. Cảm giác thật khác lạ. Phố phường ngày tết vắng hoe, người ra đường diện áo mới, pháo nổ đì đùng. Ngồi xích lô tôi có thể chầm chậm mà thưởng thức cái không khí tết qua từng con phố

No comments:

Post a Comment