Thursday, July 23, 2009

Du lịch Đài Loan

Nhà ga chính Đài Bắc tại quận Trung Chính ở trung tâm Đài Bắc
Du lịch đến Đài Loan là các bạn đã đến với hòn đảo xinh đẹp ở phía Đông Nam Trung Quốc.Đến đây du khách đừng bỏ lỡ cơ hội đắm mình thư giãn trong bồn nước nóng tắm khoáng kiểu Nhật Bản, nhâm nhi trà phong cách Đài Loan bên sông Tình yêu, thưởng thức trà và những bài tình ca tuyệt vời thời cũ trên đỉnh tháp 85 tầng . Du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ngon và đặc biệt hơn nữa là những đêm lang thang dọc khu phố trải dài các bách hóa hàng hiệu, mua sắm đồ điện tử trên khu trung tâm Ganggua lớn nhất của Đài Bắc.

một góc nhìn của Đài Loan

Đến với khu du lịch này các bạn có cơ hội chiêm ngưỡng một thắng cảnh tuyệt vời của "Cheng ching lake". Một khung cảnh ru ngủ lòng người và đây cũng là hồ lớn nhất ở cao hùng..là nguồn tài nguyên giá trị, mà bất cứ một ai đến đài loan không thể không ghé qua.

Khi bước vào cổng bạn có thể nhìn tháy được hai tòa nhà lớn màu đỏ của trung quốc. Từ hồ bạn có thể đi thang máy cuộn lên tới đỉnh của chùa Chunghsing để nhìn tổng quan, bạn có thể nhìn thấy các đảo xung quang, nơi đây có rất nhiều chùa tháp đã được xây dựng từ lâu và kiến trúc rất đẹp mắt và công phu, khung cảnh mộng mơ ru say đắm lòng người…

Cheng -ching lake
Tôi có thể chắc chắn với các bạn rằng" bất cứ du khách nào đến đây một lần sẽ mãi mãi không bao giờ quên được. Tôi không thể dùng từ nào khác cho Cheng Ching lake ngoài hai chữ " quá tuyệt".

Điểm tiếp theo các bạn không thể không đến ở Cao Hùng là "Cố cung"
Cố cung Bắc Kinh là viên ngọc sáng ngời trong các kiến trúc cung đình của Trung Quốc, cụm kiến trúc kết cấu bằng gỗ có quy mô lớn nhất và nguyên vẹn nhất trên thế giới. Cố Cung được xây dựng theo trật tự lễ giáo, quy phạm chính trị và tinh thần luân lý của các vương triều phong kiến Trung Quốc. Bố cục chỉnh thể cũng như quy mô, hình dáng, màu sắc trang trí và trưng bày của Cố Cung đều thể hiện quyền vua tối cao và đẳng cấp nghiêm ngặt. Ba ngôi điện lớn trong Cố Cung thu hút sự chú ý của mọi người nhất. Đó là điện Thái Hoà, điện Trung Hòa và điện Bảo Hoà, là những ngôi điện chính của các nhà vua thi hành quyền lực thống trị và tổ chức các nghi lễ long trọng.

Cố Cung còn lưu trữ rất nhiều văn vật quý hiếm. Theo thống kê, có tới hơn hàng triệu văn vật còn lưu giữ, chiếm một phần sáu tổng số vạn vật của cả Trung Quốc, trong đó có rất nhiều quốc báu có một không hai. Những năm 80 của thế kỷ trước, chính phủ Trung Quốc đã cho xây hơn 100 gian nhà kho ngầm, phần lớn văn vật được cất giữ ở bên dưới "địa cung" này.
toàn cảnh của " Cố cung"
Trong Cố Cung có bốn dãy nhà bên trong bằng đá, bên ngoài trông như nhà cửa, nhưng toàn bộ bên trong đều do những phiến đá tạo thành, đấy là tường phòng hỏa do các kiến trúc sư dày công thiết kế.Các nhà kiến trúc trong và ngoài nước công nhận rằng, ̣ thiết kế và kiến trúc của Cố Cung Bắc Kinh là một kiệt tác không gì sánh nổi, nó là tiêu chí của truyền thống văn hóa lâu đời Trung Quốc. Các bạn hãy đến đây tham quan chứng kiến khung cảnh mà ngày trước mọi người vẫn gọi "Tử Cấm Thành"
Tiếp theo các bạn hãy đặt chân đến ngôi đền mang tên "Longshan"

Longshan temple
Longshan, một ngôi đền Paoan 200 năm tuổi trên núi Rồng, Đài Bắc, là nơi bạn nên đến thăm. Ở đây, có thể một thầy bói hành nghề gần ga tàu điện ngầm sẽ xem tương lai cho bạn. Dù tin hay không tin, thì đó cũng là điều hấp dẫn nếu bạn thật sự nếu muốn biết.

Ở đây khói hương mù mịt ,và lời cầu kinh của những người sùng bái đạo - có những nghệ thuật điêu khắc nỗi tiếng.Đây còn là ngôi đền cổ thiêng nhất ở Đài Loan.Longshan không chỉ đông vào ngày lễ mà những ngày bình thường cũng đông những người viêng thăm.

Và đây! tòa tháp cao chọc trời " luôn kiêu hãnh trong ánh trời chiều". Kiến trúc sư C Y Lee, người thiết kế tòa cao ốc đã hình dung nó như một thân tre mà khoảng cách giữa mỗi hai đốt tre là 8 tầng lầu; bởi vì theo quan niệm Nho giáo, tre tượng trưng cho người quân tử, còn số 8 được người Hoa xem là con số may mắn - điều hết sức cần thiết đối với một tòa cao ốc tài chính.

Tháp Taipei 101 kiêu hãnh trong trời chiều
Hãy đến và chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh đẹp uy nguy và hùng vĩ này.Tòa tháp đã nhận giải thưởng Tòa nhà chọc trời Emporis 2004.

Toàn cảnh Taipei
Đừng bỏ lỡ cơ hội viếng thăm ngôi nhà biểu tượng của Đài Loan.Taipei 101 với 101 tầng, 5 tầng ngầm, cao 509m, nghiêng 7 độ, đồ sộ với trọng lượng 700.000 tấn.Tòa tháp bao gồm một khu trung tâm bán lẻ sáu tầng với các cửa hàng, khách sạn và các điểm thu hút khác như câu lạc bộ đêm. Cấu trúc của khu bán lẻ bao gồm cả tháp nhịp theo kiểu gothic và cấu trúc công nghiệp hiện đại. Toàn bộ kiến trúc bên trong của Tháp Đài Bắc 101 do thầy phong thủy thiết kế.Hệ thống hướng dẫn viên du lịch đăng ký trước luôn có sẵn tại quầy ở tầng 89. Mỗi khách cần đưa ra một thẻ hướng dẫn (đi cùng với vé) và 1000 Đài tệ (hay là hộ chiếu) để ký quỹ. Toàn bộ quá trình hướng dẫn khoảng 40 phút. Hiện tại, hướng dẫn du lịch bằng 7 thứ tiếng: tiếng Anh, Nhật, Đức, Hàn Quốc, tiếng phổ thông Trung Quốc, tiếng Quảng Đông, tiếng Đài Loan. Đến đây bạn sẽ được hướng dẫn đi thăm quan từng nơi một và chiêm ngưỡng hết được khung cảnh đồ sộ đẹp mắt ở đất nước Đài Loan. Toàn bộ toà tháp lắp kính màu xanh ngọc,vẻ đẹp thực sự của Đài Bắc 101 là tùy theo mắt nhìn của từng người , nhưng có một điều không thể phủ nhận là nó đã trở thành "cột mốc" của bầu trời thành phố.Nếu các bạn đến đây vào dịp tết dương lịch , các bạn có thể chứng kiến cảnh bắn pháo hoa tại taipei 101 rất đẹp mắt

cảnh bắn pháo hoa trong dịp tết

Taipei về đêm
Nếu Taipei 101 tự hào là vẻ đẹp của hiện đại thì đây "sun Moon Lake - Hồ Nhật Nguyệt " là niềm kiêu hãnh về vẻ đẹp của tạo hóa Được bao bọc bởi màu xanh bạt ngàn của những dãy núi xung quanh, Sun-Moon Lake được coi như hòn ngọc nằm ở vị trí chính giữa của đất nước hình… củ khoai, Đài Loan. Sun-Moon Lake là một hồ nước thiên nhiên lớn nhất Đài Loan, đó cũng là niềm tự hào của người dân Đài Loan. Phần phía Đông của hồ có hình vòng tròn tựa như mặt Trời, trong khi đó, phần phía Tây lại có hình dáng của một mặt trăng chúm chím tuổi… lưỡi liềm. Bởi vậy, ngoài cái tên từ thở sơ khai" nơi gặp gỡ của nước và cát" ngày nay nó có một cái tên đầy thi vị:
"Hồ Nhật Nguyệt"
Ở vị trí chính giữa của hồ, nơi hẹn hò gặp gỡ của Mặt Trời và Mặt Trăng, là một hòn đảo nhỏ, hòn đảo này vô cùng thiêng liêng với tộc người Shao. Nơi đây, ngoài những người thuộc tộc Shao, không một ai dám lai vãng tới và khách du lịch đương nhiên không được phép đặt chân lên hòn đảo này. Đó không phải là nơi cấm kỵ bởi không hề có một thông báo hay biển báo nào cho thấy điều đó, nhưng mọi người đều coi đó là một điều cấm kỵ, chỉ bởi hai chữ:

Sun-Moon Lake đẹp không phải bởi sự tồn tại lâu đời của hòn đảo thiêng liêng này, nó đẹp và nổi tiếng bởi sự bao bọc của những dãy núi xung quanh. Từ mặt hồ, tầng tầng lớp lớp nhiều vô kể những mỏm núi vươn cao trên bầu trời xanh thẳm. Sự bao bọc này tạo thành cấu trúc của một nhà hát đặc biệt mà không một nhà hát nào có được, đó là sự vang vọng của âm thanh to dần to dần rồi dần chìm dần chìm trên bầu trời rộng lớn.
Nếu các bạn đã đến "cheng-ching lake" Thì không có lý do gì bỏ qua "Sun Moon Lake". Đài Loan tuy nhỏ bé nhưng đủ sức cuốn hút để giữ chân những người lữ hành... Nếu làm ăn buôn bán, giao thương với người Đài Loan, bạn cần hết sức thận trọng vì hầu như tất cả các doanh nhân Đài Loan không chỉ có chữ "điếm" trên trán mà họ còn rất lưu manh, gian xảo và tráo trở, không từ thủ đoạn, ưa tham nhũng và hối lộ; chưa kể chuyện đàn ông Đài Loan rất háo sắc, đa dâm, rất bủn xỉn, keo kiệt.

Những chuyện kể về Đài Loan
Người đẹp bán trầu cau ở Đài Loan
VĂN HÓA TRẦU CAU
Đài Loan là một trong những đảo thuộc khu vực hải đảo vùng Thái Bình Dương, cư dân trên đảo hiện nay gồm : thổ dân chính của đảo (là cư dân hải đảo Nam Thái Bình Dương gồm chín dân tộc); người Phúc Kiến (chiếm đa phần, di dân đến Đài Loan vào thời Minh-Thanh, còn gọi là người bổn tỉnh); người Khách gia (cư dân Trung Nguyên di dân về vùng Hoa Nam-Trung Quốc); và người từ các tỉnh khác ở Trung Quốc (đa phần là lính, quan chức của Quốc Dân Đảng cùng gia đình của họ di dân sang Đài Loan sau nội chiến “Quốc Cộng” năm 1949 ở Trung Quốc, được gọi là người ngoài tỉnh). Các thành phần cư dân này tạo nên dân số hơn 23 triệu người của Đài Loan hiện nay. Trong đời sống của người Đài Loan, một tập tục của cư dân vùng hải đảo đã trở thành tập tục phổ biến, thậm chí trở thành “văn hóa” đặc sắc của Đài Loan đó chính là tập tục ăn trầu hay còn được gọi theo danh từ hiện đại là “văn hóa trầu cau” của Đài Loan.
Đài Loan là vùng lãnh thổ mà diện tích, sản lượng và số người ăn trầu cau nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Đài Loan trong thời kỳ bị Nhật Bản đô hộ (Đài Loan là thuộc địa của Nhật Bản 50 năm đến sau thế chiến thứ hai mới được trả lại cho Trung Quốc) vào thời kỳ đó trên đảo Đài Loan xuất hiện một trận dịch vàng da rất nghiêm trọng và các giới chức y tế Nhật Bản phát hiện ra rằng một số lớn thổ dân trên đảo có thói quen ăn trầu cau đã không bị nạn dịch này chi phối, nên quan chức đô hộ Nhật Bản đã có nhiều chính sách khuyến khích người Đài Loan (kể cả cư dân không là thổ dân) trồng và ăn trầu cau. Đây là một trong những yếu tố chính dẫn đến tình trạng người Đài Loan ăn trầu cau rất nhiều. Mặt khác trong những thập niên 50, 60 và 70 chính phủ khuyến khích khai khẩn đất nông nghiệp và giống cây dễ trồng mang lại nguồn lợi lớn cho người nông dân chính là cây cau đã được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Đài Loan khuyến khích người dân trồng trọt ở vùng đồi núi và đất mới khai phá.
Sau khi việc ăn trầu đã được phổ biến rộng ở Đài Loan, các người mua bán trầu cau đã tìm cách trộn vào trong vôi ăn trầu một vài vị thuốc gần như á phiện làm cho người ăn càng ăn càng ghiền và không thể bỏ được. Hiện nay theo thống kê ở Đài Loan mỗi ngày người ăn trầu phải chi phí ít nhất là năm trăm Đài tệ (khoảng hai trăm nghìn đồng Việt Nam) cho việc mua trầu cau.
“Văn hóa trầu cau” đã trở thành tập tục sâu đậm đến mức không thể hủy bỏ được trong xã hội Đài Loan hiện nay.
NHỮNG NÀNG “TÂY THI” MUA BÁN TRẦU CAU
Tân lang Tây Thi (chữ Hán: 檳榔西施, bính âm: bīnláng xīshī) nghĩa là "Tây Thi trầu cau", là những cô gái ăn mặc khêu gợi bán trầu cau và thuốc lá trong các quầy dọc đường tại các thành phố ở Đài Loan. Các quầy bán hàng này thường được chiếu sáng bằng đèn neon và có thể nhìn thấu qua lồng kiếng, tương tự những người mẫu chiêu hàng trong các tiệm quần áo.
Phong tục ăn cau là một tập quán tại nhiều nước châu Á, kể cả Đài Loan, nơi khoảng 20% dân số ăn cau. Cau là sản phẩm nông nghiệp đứng thứ nhì tại Đài Loan, chỉ sau gạo, và hàng năm khoảng 3 tỷ USD được tiêu thụ. Một điều đặc biệt là tại Đài Loan những người ăn trầu đa phần là thuộc tầng lớp thấp trong xã hội, những người lao động chân tay và làm những công việc nặng nhọc khác, khi lao động như vậy nếu nhai trầu thì họ cảm thấy ấm người và được kích thích bởi những chất gây nghiện được trộn bỏ trong vôi ăn trầu. Vì vậy những người ăn trầu tại Đài Loan hầu hết là nam giới (kể cả nam thanh niên).
Vì nam giới là người ăn trầu và thuộc tầng lớp thấp trong xã hội Đài Loan nên họ có những nhu cầu phụ thuộc trong việc ăn trầu cũng rất đặc biệt. Đó chính là việc được ngắm nhìn những người bán cau trầu khi họ đến mua trầu cau. Ở Đài Loan từ thành thị đến nông thôn, từ Bắc đến Nam và từ Đông sang Tây những quán bán trầu cau bên vệ đường quốc lộ vào đến tận trung tâm thành phố mọc lên như nấm với đủ mọi hình thức trang hoàng đèn nhấp nháy, sáng rực để thu hút khách hàng đến mua. Mà một trong những hình thức thu hút khách hàng có kết quả nhất đó là việc chọn các cô gái trẻ làm tiếp viên bán cau trầu thường được gọi là những nàng “Tây Thi” mua bán cau trầu.
Những nàng “Tây Thi” mua bán trầu cau ở Đài Loan là những cô gái trẻ được chọn lựa theo tiêu chuẩn vóc dáng xinh xắn, họ có thể là những cô gái Đài Loan, cũng có thể là những nàng dâu được gả đến Đài Loan từ các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Indonêxia, Campuchia, Miến Điện, … Những cô gái này theo yêu cầu của chủ (hay của chồng và gia đình chồng) thường được trang điểm lộng lẫy, ăn bận hở hang và khêu gợi, thậm chí chỉ một mảnh vải trên thân để khêu gợi và thu hút những chàng trai miệng nhai trầu “đỏ hỏn” mà tâm thì tìm sự khoái lạc “đen đui”. Các chàng trai ăn trầu sẽ dừng lại mua trầu cau ở những tiệm nào mà tiếp viên trẻ đẹp và ăn bận thật hở hang để họ được “rửa mắt” và thỏa mản phần nào nhu cầu “dục tính” của họ. Tầng lớp ăn trầu này đôi lúc còn lợi dụng khi mua trầu cau, lúc trả và thối tiền họ sẽ “kiểm tra” thân thể các nàng “Tây Thi” và các nàng “Tây Thi” đôi khi cũng phải chiều lòng “các Thượng đế” này.
Có thể nói các quán trầu cau đã dùng “muôn hình vạn trạng”, các thủ thuật để câu khách và các nàng “Tây Thi” cũng phải biểu diễn tất cả những vũ điệu khêu gợi của mình để câu những chàng trai “mồm đỏ mắt đen” thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội Đài Loan.
Người ăn trầu, quán bán trầu cau và những nàng “Tây Thi” mua bán cau trầu từ lâu đã trở thành những yếu tố cấu thành nên nền “văn hóa trầu cau” mang đầy nét riêng của Đài Loan. “Văn hóa trầu cau” đã có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống của người dân trên hòn đảo Đài Loan. Người nông dân không ngừng khai phá những triền núi để trồng cau đã dẫn đến tình trạng đất trùi, núi lỡ sau những trận mưa làm hư đường, sập nhà, … Nhưng mặt khác do trồng cau mà những người nông dân đã trở nên giàu có (tại Đài Loan các gia đình có vườn cau đều thuộc thành phần có tiền của ở nông thôn nhờ nguồn thu nhập này). Tại thành thị một số lớn sống nhờ vào việc mở tiệm bán trầu cau. Nhưng ngược lại ở Đài Loan tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư miệng vì ăn trầu cau là tỉ lệ tử vong cao nhất. Ngành bảo hiểm y tế hàng năm phải chi tốn rất nhiều ngân sách cho việc chữa trị căn bệnh này. Ở những thành phố lớn tệ nạn phun nhổ nước trầu và bả trầu làm mất vẻ mỹ quan đã đến mức phải báo động. Các nàng “Tây Thi” đã dùng mọi hình thức để khêu gợi khách hàng làm cho một số người lên tiếng phản đối hình thức mua bán này và một số chính quyền địa phương đã có dự định cấm mua bán và ăn trầu cau tại những địa phương đó, nhưng đều gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ những người ăn trầu, trồng và mua bán trầu cau. Cho đến hôm nay những dự luật này đều còn trong vòng dự án và nền “văn hóa trầu cau” vẫn sẽ còn tồn tại, ảnh hưởng và phát triển trong xã hội Đài Loan một thời gian dài ngắn nữa chưa ai có thể đưa ra câu trả lời chính xác được.
Trong thành phố, ngoại ô hay những làng quê; thỉnh-thoảng có những chiếc xe hơi hay xe gắn máy dừng lại trước quán. Từ trong quán đèn màu này một cô gái đẹp ăn mặc thật khiêu gợi, chỉ có hai mảnh nhỏ che thân bưng một hộp nhỏ đựng hàng để bán cho khách hàng ngồi trên xe. Hàng bán đó là những gói trầu cau. Các cô gái này được mệnh danh là người đẹp bán trầu cau tiếng anh gọi là "betel nut girl" và tiếng Tàu là "Binlang Xishi". (Xem:http://flickr.com/photos/tobie_openshaw/sets/72157594581621891/)
Những anh tài xế trẻ trung lái taxi hay xe bus và các thanh-niên đủ các ngành nghề là khách hàng thường trực của các quán này.Trầu cau thì cũng giống như trầu cau mà chúng ta thấy ở Việt Nam được gói thành những gói nhỏ : hạt cau được chẻ ra nhiều miếng nhỏ, mỗi miếng được bao bọc bằng lá trầu xanh với một chút vôi ăn (lim) làm bằng vỏ sò trông vừa vặn để có thể bỏ vào miếng nhai êm ái, gọi là ăn trầu.Cách ăn trầu-cau :Trầu cau được để vào miệng nhai hàng giờ nhưng không nuốt nước vào, cau trầu làm nước miếng trở nên đỏ thắm và người dùng thường phun nhả xuống lề đường, vỉa hè lưu lại những vết nâu ô uế.Về lịch-sử và huyền thoại nguồn gốc tập-tục ăn trầu cau đã có hằng nghìn năm qua tại Trung-Hoa, Việt Nam, Ấn-độ, Phi-Luật-Tân, các khác nước ở Á-Châu và các Hải Đảo ở Thái Bình Dương. Riêng tại Việt Nam tục lệ ăn trầu cau đã có từ thời Hùng Vương ở nước Văn Lang (khoảng 2000 năm trước Công Nguyên) tức đã hơn 4000 ngàn năm qua với huyền thoại Sự Tích Trầu Cau (1) đã làm cho trầu cầu trở thành biểu tượng cho tình yêu và sự chung thủy mà chung ta thường thấy sự hiện diện của nó trong các l cưới của người việt :Miếng trầu là đầu câu chuyệnThời xưa việc mời ăn trầu cau còn là một xã-giao như mời thuốc lá sau nàyỞ Việt Nam giữa thế kỷ 20 cho đến nay số người dùng trầu cau giảm dần theo thời gian, đàn ông dùng trầu cau hiếm thấy và đàn bà ăn trầu chỉ còn thấy ở miền quê. Những phụ nữ đứng tuổi, có lẽ do việc ăn trầu thường xuyên để lại miệng, răng và nướu răng đỏ trông mất đẹp. Không có một thống kê nào về số người dùng trầu cau ở Việt Nam.Ở Ấn Độ cứ trong mười người thì có một người ăn trầu cau, Trầu cau được gọi là "paan" thường người ta để thêm thuốc lá bên trong gói trầu cau. Thành phần dùng trầu cau từ giàu cho đến người nghèo, kể cả chính trị gia. Cố thủ tướng Nerhu cũng rất thích ăn trầu. Ở Toà Nhà Quốc Hội Ấn-Độ xung quanh bên hành lang có để sẵn những ống nhổ để các ngài Dân Biểu nhổ bã trầu!.Trở lại Đài Loan, người Đài-Loan đã đưa kỹ-nghệ trầu cau lên ở mức độ cao với hàng triệu người làm như: số người trồng cau và số người bán để cung cấp cho hơn 2 triệu khách ăn trầu, khách hàng đa số là đàn ông từ trẻ đến trung niên. Kỹ-nghệ này thu vào hàng năm hơn 100 tỉ dollars Đài-Loan (4 tỉ dollars Úc), với hàng trăm ngàn cô gái tuổi từ 16 đến dưới 30 phục vụ cho hơn 100 ngàn quán trầu cau. Trung bình mỗi cô bán hàng kiếm được từ 2000 đến 3000 dollars hàng tháng. Số người ăn trầu cau mỗi năm lại gia-tăng, có ngưới chỉ dùng cau không có trầu, tác dụng chính là cau. Hãy nghe người dùng trầu cau kể về hiệu quả của việc dùng trầu cau: Nhai nó nhiều lần, nhớ là không nuốt vào, sẽ có nhiều nước miếng trào ra, cảm thấy sảng khoái, đầu óc sáng suốt, tỉnh táo, tâm hồn bay bổng lên cao cảm thấy có được tăng thêm nhiều năng lực và trí nhớ và còn làm khát khao và yêu đời hơn thêm v.v. Ngoài ra người dùng trầu cau còn tiết kiệm được nhiều vì chỉ tốn từ 5-6 dollars mà thôi so với thuốc lá(http://www.x-cafevn.org/forum/files/imagehosting/54045501240d920a.jpg)

Người Đài-Loan còn gọi trầu cau ở đây là "chewing gum Đài-Loan" và hãnh diện xem việc buôn bán trầu cau với các quán đèn màu và các cô gái đẹp bán trầu cau là Nét Văn Hoá Đặc Biệt của Đài Loan.Kể về sự hấp dẫn trầu cau theo sự mô tả cuồng nhiệt của người nghiện thì chắc không khỏi là quá trớn; chỉ có cách cho chúng ta định giá trung thực là thử dùng một lần xem sao; theo các chuyên gia khoa học thì trong cau có chất arecoline làm kích thích thần kinh các giác quan làm tỉnh dậy giống như ta uống 5-6 ly cà phê cùng một lúc giống như người dùng amphetamines để cho tỉnh ngủ, như trường-hợp các sinh-viên dùng nó để thức học bài thi.Việc các cô gái dùng thể xác để khêu gợi khách mua trầu cau đã gây nhiều tranh cãi trong xã hội Đài Loan, vốn là một xã hội có truyền thống Khổng Mạnh. Chính quyền huyện Đào Viên năm 2002 đã phê chuẩn một luật mới đòi hỏi các tân lang Tây Thi phải che đậy ngực, rún, và mông. Chính quyền cho rằng chẳng những các cô gái ăn mặc hở hang chào hàng làm mất thanh danh Đài Loan, họ còn gây ra nhiều tai nạn xe cộ hay bị khách hàng lạm dụng tình dục. Vì tục ăn trầu cau tăng nguy cơ ung thư, chính phủ Đài Loan cũng mở chiến dịch phòng chống ung thư bằng cách giảm số người ăn trầu. Chiến dịch này gây ra nhiều phản ứng từ các tân lang Tây Thi, vì tục ăn trầu là một truyền thống lâu năm và tạo công ăn việc làm cho trên 70.000 gia đình.
Một số nhóm tranh đấu cho quyền lợi phụ nữ đã phản ảnh rằng những tân lang Tây Thi phải ăn mặc hở hang hoặc lố lăng để cải thiện hoàn cảnh kinh tế bản thân. Họ cũng chỉ ra rằng trong những ngành nghề khác như siêu mẫu, ca sĩ, hoặc promotion girl (nữ tiếp thị) cũng có thể ăn mặc hở hang và lố lăng như thế, nhưng lại được xã hội chấp nhận, cho nên theo quan điểm của họ, chính trị đã có những hành vi phân biệt.
Một số khác phê phán truyền thông đại chúng đã diễn tả xấu về hình ảnh những cô gái này, trong khi không khách quan nói đến những nguyên nhân kinh tế và xã hội đằng sau. Tổ chức chống lạm dụng tình dục "Garden of Hope" cho rằng những tân lang tây thi (và những cô gái tiếp thị tương tự) này bị bóc lột bởi xã hội tiêu thụ và tình dục được dùng như phương tiện, họ cho rằng chính quyền cần có sách lược để bảo vệ quyền lợi những cô gái trẻ, nâng cao phẩm giá và khả năng của họ để có thể cưỡng lại sự cám dỗ.

(http://www.x-cafevn.org/forum/files/imagehosting/54045501240ebaeb.jpg)
Cô gái bán trầu cau cho khách du lịch trên xe Bus ở Huê-Liên Đài LoanVấn đề trầu cao và sức khoẻTheo báo cáo của Cơ-quan Quốc tế Nghiên-cứu về Ung-Thư (International Agency for Research on Cancer (IARC), trong nhiều năm qua người ta đã tìm thấy sự liên-hệ của việc dùng trầu cau và ung thư miêng (oral cancer), bệnh này rất hiếm thấy tại các nước không có tập tục ăn trầu cau như Âu-Châu, Mỹ Châu, Úc-Châu và Nhật Bản; Các nước như Trung quốc Đài Loan, Ấn Độ, Pakistan Philippines, Indonesia và các Hải-đảo trong vùng Thái Bình Dương có tỉ lệ bị ung thư khá cao. Đài-Loan có tỉ lê ung-thư miệng cao gắp 3 lần so với Hoa-Kỳ và cao gắp 4 lần so với Nhật Bản. Thủ phạm chính là trái cau (Areca catechu). Trong cau có chứa chất alkaloids khi nhai vào miệng nó tạo ra các chất arecoline, pilocarpine, và muscarine tác dụng làm tăng cao huyết thanh (blood Plasma) dẫn đến tăng nhịp đập của tim và tăng nhiệt độ của da; và cau cũng là tác nhân dẫn đến ung thư miệng (carcinogenic to humans).Tóm lại theo cơ quan Sức-Khoẻ của Liên Hiêp Quốc (WHO) dùng trầu cau nhiều năm sẽ dẫn đến ung thư miệng, làm hư răng, nướu răng và cao máu.
Theo báo Đài thì gái Việt tiến quân vào nền công nghiệp trầu cau Đài Loan từ khoảng 2005, những cô dâu Việt đi bán trầu cau thường là nạn nhân của tệ cho vay nặng lãi hoành hành tại lãnh thổ Đài Loan. Những quỹ tín dụng đen (người Đài thường gọi là Vựa Tiền Ngầm) cho vay 50 nghìn tệ (26 triệu VND) thì mỗi ngày trả lãi 1.000 tệ, tính ra lãi tịnh tiến đã hơn 60% một tháng.
Đi bán trầu cau mỗi ngày cũng được trả 1.500-2.000 tệ, cô dâu Việt lương ít nhất cũng hơn 3 vạn tệ/ tháng nhưng ảnh kèm bài (có thể) là ảnh gái Đài 100%.

ảnh 2: Mười bảy tuổi, ký giả cho rằng bên trong cái “trong suốt” này nhiều nàng Tây Thi không mặc quần lót.

ảnh 3: Vì thế nên không lâu trước đây, Đài Loan đã hô hào đội quân các nàng bán trầu cau ký vào cam kết: Sẽ mặc quần lót! Cụ thể hơn, sẽ mặc quần lót mà không phải là loại quần “chữ T” lộ mông như trong ảnh nè!


ảnh 4: Thống kê có 15% đàn ông Đài Loan ăn trầu cau, đa số là ở lớp người nghèo, làm việc tay chân, tài xế buôn bán vặt. Tuy nhiên tôi quan sát thấy tỉ lệ ngược lại, trong số chồng cô dâu Việt tôi đã gặp thì chỉ có 15% không thấy ăn trầu cau.

ảnh 5: Vì những nàng da trắng ngực tròn thế này (tiệm Toàn Nhất ở đường Trung Đàm - Thảo Đồn) mà đi qua mỗi vạch dừng đèn đỏ giao thông, sẽ thấy mặt đường dưới bánh xe nhuộm đỏ lừ. Tài xế thường nhổ bã trầu qua cửa kính lúc dừng đèn đỏ. (E hèm, tuy nhiên cũng lịch sự hơn người Việt Nam nhổ đờm, chưa thấy ai bị văng trúng, ở Hà Nội ra đường tôi chạy xe một tiếng chưa bị văng trúng đờm là hôm đó hên).

ảnh 6: Biểu tượng mới của Đài Loan trong mắt người nước ngoài: Betelnut girls

ảnh 7: Ban đầu các tiệm trầu cau cũng chỉ tầm thường bên đường, như hàng rau quả. Sau có người nghĩ ra treo đèn nê ông nhiều màu, đêm về sáng bắt mắt, hút khách. Thế là cả phố hàng trầu cau nào cũng treo đèn nê ông. Tiếp sau là cạnh tranh bằng cách gắn thêm đèn chớp nháy của cảnh sát rất nhức mắt nhưng khá độc đáo. Hàng nào cũng đua nhau mua đèn chớp nháy gắn lên. Đợt cạnh tranh thứ ba là thuê gái đẹp bán hàng. Và không rõ từ “gái đẹp” trở thành “nàng Tây Thi hở hang” thuộc về trào lưu cạnh tranh thứ mấy của ngành trầu cau Đài. Sau “nàng Tây Thi hở hang” đến phong trào “nàng Tây Thi mặc đồng phục hộ lý hoặc thuỷ thủ cực ngắn không đồ lót”. Khoảng 2004 là phong trào mặc “trong suốt” dấy lên cãi cọ và tranh luận trong xã hội ĐL. Và chính quyền Đài Loan xắn tay áo lên để quyết tâm “mặc” thêm áo cho Tây Thi.


ảnh 8: Hàng nào có 2 cô Tây Thi trở lên, hàng đó đang cạnh tranh “doanh thu” ác liệt giữa các người đẹp này.

ảnh 9: Tây Thi trầu cau không phải gái bán dâm, cũng không phải gái nhảy, nhưng trong xã hội thì các cô lơ lửng ở giữa người thường với tầng lớp gái làm tiền.

ảnh 10: Tự nhận mình là Show girl loại thấp kém nhất. Tức là dù cũng bày tỏ vẻ đẹp cơ thể cho người ta ngắm, nhưng các nàng bán trầu bị khinh rẻ, khác xa những cô show girl ở triển lãm máy tính, xe hơi.

ảnh 11: Tháng 4 năm ngoái, báo Liên Hợp (ĐL) kêu gọi phong trào “mặc áo cho các nàng Tây Thi bán trầu”, ngay lập tức có tổ chức bảo vệ nhân quyền phản kháng: “Để ý các nàng bán trầu mặc cái gì, đó chính là một cách kỳ thị!”. Ngẫm ra cũng đúng!

ảnh 12: Lấy độc trị độc, chính quyền Đài Loan đành biến những nàng bán trầu có tiềm năng tệ nạn xã hội thành người tuyên truyền phát bao cao su miễn phí, dạy các nàng sơ cứu tai nạn giao thông, để các nàng thành trạm thông tin hướng dẫn du lịch dọc đường, hòng mong biến mỗi trạm bán trầu thành trụ sở y tế, du lịch, bảo vệ sức khoẻ người dân.

ảnh 13: Và không dẹp được thì để tồn tại nhưng phải quản lý. Quản lý theo cách Đài Loan: Cho các nàng xuất ngoại ra nước ngoài quảng bá du lịch Đài Loan - ảnh chụp tại Triển lãm du lịch Thượng Hải 2007

ảnh 14: Nhưng với các nàng bán trầu, họ chỉ quan tâm tới khách hàng.

ảnh 15: Chỉ nhìn xe hơi lướt qua, họ biết ai sẽ dừng lại, ai sẽ dừng lại mua trầu, ai sẽ dừng lại mua trầu và đòi vài thứ khác.

ảnh 16: Tôi có anh bạn không ăn trầu nhưng nhất định phải chọn hàng nào “tươi mát” tí để mua thuốc lá, mua cà phê, mua kẹo cao su, mua… thứ gì đó dọc đường.

ảnh 17: Và không nàng nào thích mặc thế này đi tặng bao cao su miễn phí. Họ cho rằng đó là hành vi “ám chỉ” trắng trợn và “gợi ý” lộ liễu, làm họ ô danh.

ảnh 18: Kết cục, chính quyền phải chịu thua lý lẽ của những nàng bán trầu cau!

ảnh 19: Bán trầu ở thành phố Cơ Long (phía Bắc của Đài Bắc)

ảnh 20: Ai cưỡng được vẻ đẹp này?

ảnh 21:Vứt rác hộ khách hàng, việc mà rất nhiều người buôn bán ở VN… từ chối!

ảnh 22: Gái bán trầu cau ko sợ cảnh sát, ko sợ bị sờ soạng, chỉ sợ tiền giả!

ảnh 1: Khoá ngực mở càng thấp, khách càng nhiều. Hoặc khách sẽ kéo khoá xuống hộ cô Tây Thi. Nàng này ở đường Hoàn Trung (Đài Trung) đã khiến khách phải xếp hàng mua trầu cau khuyến mãi kéo khoá.
ảnh 2: Mười bảy tuổi, ký giả cho rằng bên trong cái “trong suốt” này, nhiều nàng Tây Thi không mặc quần lót.
ảnh 3: Vì thế nên không lâu trước đây, Đài Loan đã hô hào đội quân các nàng bán trầu cau ký vào cam kết: Sẽ mặc quần lót! Cụ thể hơn, sẽ mặc quần lót mà không phải là loại quần “chữ T” lộ mông như trong ảnh nè!ảnh 4: Thống kê có 15% đàn ông Đài Loan ăn trầu cau, đa số là ở lớp người nghèo, làm việc tay chân, tài xế buôn bán vặt. Tuy nhiên tôi quan sát thấy tỉ lệ ngược lại, trong số chồng cô dâu Việt tôi đã gặp thì chỉ có 15% không thấy ăn trầu cau.
ảnh 5: Vì những nàng da trắng ngực tròn thế này (tiệm Toàn Nhất ở đường Trung Đàm - Thảo Đồn) mà đi qua mỗi vạch dừng đèn đỏ giao thông, sẽ thấy mặt đường dưới bánh xe nhuộm đỏ lừ. Tài xế thường nhổ bã trầu qua cửa kính lúc dừng đèn đỏ. (E hèm, tuy nhiên cũng lịch sự hơn người Việt Nam nhổ đờm, chưa thấy ai bị văng trúng, ở Hà Nội ra đường tôi chạy xe một tiếng chưa bị văng trúng đờm là hôm đó hên).
ảnh 6: Biểu tượng mới của Đài Loan trong mắt người nước ngoài: Betelnut girls
ảnh 7: Ban đầu các tiệm trầu cau cũng chỉ tầm thường bên đường, như hàng rau quả. Sau có người nghĩ ra treo đèn nê ông nhiều màu, đêm về sáng bắt mắt, hút khách. Thế là cả phố hàng trầu cau nào cũng treo đèn nê ông. Tiếp sau là cạnh tranh bằng cách gắn thêm đèn chớp nháy của cảnh sát rất nhức mắt nhưng khá độc đáo. Hàng nào cũng đua nhau mua đèn chớp nháy gắn lên. Đợt cạnh tranh thứ ba là thuê gái đẹp bán hàng. Và không rõ từ “gái đẹp” trở thành “nàng Tây Thi hở hang” thuộc về trào lưu cạnh tranh thứ mấy của ngành trầu cau Đài. Sau “nàng Tây Thi hở hang” đến phong trào “nàng Tây Thi mặc đồng phục hộ lý hoặc thuỷ thủ cực ngắn không đồ lót”. Khoảng 2004 là phong trào mặc “trong suốt” dấy lên cãi cọ và tranh luận trong xã hội ĐL. Và chính quyền Đài Loan xắn tay áo lên để quyết tâm “mặc” thêm áo cho Tây Thi.
ảnh 8: Hàng nào có 2 cô Tây Thi trở lên, hàng đó đang cạnh tranh “doanh thu” ác liệt giữa các người đẹp này.
ảnh 9: Tây Thi trầu cau không phải gái bán dâm, cũng không phải gái nhảy, nhưng trong xã hội thì các cô lơ lửng ở giữa người thường với tầng lớp gái làm tiền.
ảnh 10: Tự nhận mình là Show girl loại thấp kém nhất. Tức là dù cũng bày tỏ vẻ đẹp cơ thể cho người ta ngắm, nhưng các nàng bán trầu bị khinh rẻ, khác xa những cô show girl ở triển lãm máy tính, xe hơi.
ảnh 11: Tháng 4 năm ngoái, báo Liên Hợp (ĐL) kêu gọi phong trào “mặc áo cho các nàng Tây Thi bán trầu”, ngay lập tức có tổ chức bảo vệ nhân quyền phản kháng: “Để ý các nàng bán trầu mặc cái gì, đó chính là một cách kỳ thị!”. Ngẫm ra cũng đúng!
ảnh 12: Lấy độc trị độc, chính quyền Đài Loan đành biến những nàng bán trầu có tiềm năng tệ nạn xã hội thành người tuyên truyền phát bao cao su miễn phí, dạy các nàng sơ cứu tai nạn giao thông, để các nàng thành trạm thông tin hướng dẫn du lịch dọc đường, hòng mong biến mỗi trạm bán trầu thành trụ sở y tế, du lịch, bảo vệ sức khoẻ người dân.
ảnh 13: Và không dẹp được thì để tồn tại nhưng phải quản lý. Quản lý theo cách Đài Loan: Cho các nàng xuất ngoại ra nước ngoài quảng bá du lịch Đài Loan - ảnh chụp tại Triển lãm du lịch Thượng Hải 2007
ảnh 14: Nhưng với các nàng bán trầu, họ chỉ quan tâm tới khách hàng.
ảnh 15: Chỉ nhìn xe hơi lướt qua, họ biết ai sẽ dừng lại, ai sẽ dừng lại mua trầu, ai sẽ dừng lại mua trầu và đòi vài thứ khác.
ảnh 16: Tôi có anh bạn không ăn trầu nhưng nhất định phải chọn hàng nào “tươi mát” tí để mua thuốc lá, mua cà phê, mua kẹo cao su, mua… thứ gì đó dọc đường.
ảnh 17: Và không nàng nào thích mặc thế này đi tặng bao cao su miễn phí. Họ cho rằng đó là hành vi “ám chỉ” trắng trợn và “gợi ý” lộ liễu, làm họ ô danh.
ảnh 18: Kết cục, chính quyền phải chịu thua lý lẽ của những nàng bán trầu cau!
ảnh 19: Bán trầu ở thành phố Cơ Long (phía Bắc của Đài Bắc)
ảnh 20: Ai cưỡng được vẻ đẹp này?
ảnh 21:Vứt rác hộ khách hàng, việc mà rất nhiều người buôn bán ở VN… từ chối!
ảnh 22: Gái bán trầu cau ko sợ cảnh sát, ko sợ bị sờ soạng, chỉ sợ tiền giả!

http://kuas.wordpress.com/2008/06/21/nh%E1%BB%AFng-nang-tr%E1%BA%A7u-cau/
Gái Đài Loan đua học múa khỏa thân
Sau những tấm rèm màu mè che kín cửa sổ của một căn phòng sáng lờ mờ, Nina Chen hướng dẫn một nhóm cô gái, vừa nhảy theo điệu nhạc vừa từ từ cởi quần áo trước gương.
Là chủ câu lạc bộ múa khỏa thân đầu tiên ở Đài Loan, Chen nói rằng cô muốn giúp phụ nữ yêu cơ thể của họ, khám phá những nét gợi cảm và thêm tự tin. "Phụ nữ nào cũng muốn mình quyến rũ và duyên dáng. Tất nhiên, ai cũng có thể trở nên gợi cảm nếu muốn", Chen nói.
Lớp học của Chen đã thu hút được vô số học viên bao gồm nữ sinh đại học, công chức trẻ, người mẫu, thậm chí các bà nội trợ trung niên. Một vài cô tới chỉ để vui vẻ trong khi nhiều người muốn tăng thêm gia vị cho tình yêu hoặc hôn nhân của họ.
"Thời gian đầu, ai cũng ngượng ngùng. Họ cười khúc khích, thậm chí hét toáng lên để che giấu sự bối rối. Tuy nhiên, tôi khuyến khích họ coi mình là những vũ nữ và họ hoàn toàn có thể làm được", Chen nói.
Trong chương trình cơ bản, học viên thường mặc áo sơ mi, váy ngắn và giày cao gót. Họ vừa múa, vừa cởi nhưng để lại bộ đồ lót. Đến lớp nâng cao, các học viên sẽ vứt bỏ nhiều trang phục hơn nữa Chen hy vọng họ sẽ biến những động tác múa thành câu chuyện "tình yêu" của riêng mình.
Ivy Tseng, 30 tuổi khá nhút nhát, cho biết cô cảm thấy tự tin hơn và ít căng thẳng trong công việc sau khi tham gia lớp học. "Tôi hay lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình. Tôi cũng chẳng hài lòng về dung nhan của bản thân. Sau khi học, tôi thấy tôn trọng đường cong của cơ thể".
Chen đam mê môn múa từ khi xem các lớp học tương tự ở London, nhưng cô nói cô không hứng thú gì với múa cột trong các hộp đêm, với mục đích để "khoe cơ thể để kiếm tiền".
Sao Đài Loan chụp ảnh cưới khỏa thân
`Sao` Đài Loan chụp ảnh cưới khỏa thân
Một bức ảnh cưới trong bộ ảnh cưới của Lý Kiệt Thánh và Trương Húc Lam.
Nam diễn viên Đài Loan Lý Kiệt Thánh đã thực hiện bộ ảnh cưới khỏa thân cùng vị hôn thê của mình Trương Húc Lam. Bộ ảnh cưới này đã làm nhiều người liên tưởng đến bộ phim “Sắc, giới” của đạo diễn Lý An.Cách tạo dáng của cặp phu thê dựa theo bộ phim “Sắc, giới”. Tuy nhiên, tư tưởng của cô dâu Trương Húc Lam khá “bảo thủ” nên cô yêu cầu các thợ ảnh khi chụp, khuôn mặt của cô không được “lộ” quá nhiều. Cặp vợ chồng Lý – Trương tỉ mỉ lên kế hoạch cho hôn lễ của mình. Họ lấy điện ảnh làm điểm nhấn cho đám cưới. Câu chuyện tình yêu của họ cũng được tái hiện một cách khái quát bằng một bộ phim.Cặp vợ chồng trẻ cho hay, khi thực hiện bộ ảnh này, ê kíp thực hiện đã có những trận cười thật thoải mái. Họ không cảm thấy có quá nhiều áp lực. Cả hai mong sẽ có một đám cưới thật nhiều niềm vui và ý nghĩa. Những bí mật về đám cưới sẽ được giữ kín cho đến phút chót.

http://news.zing.vn/news/phim-chau-a/sao-dai-loan-chup-anh-cuoi-khoa-than/a40822.html
Sao Đài Loan Thư Kỳ không còn muốn khỏa thân trước ống kính nữa

Sau loạt ảnh sex "ngày xưa" bị công bố, ngôi sao châu Á đình đám thế giới Thư Kỳ một lần nữa lại bị dân tình soi mói chuyện quá khứ. Hàng loạt các tấm ảnh "nhạy cảm" của cô bị tung lên mạng đã trở thành đề tài nóng hổi khiến thiên hạ bàn ra tán vào. Để rồi mới đây Thư Kỳ đã quyết định lên tiếng về quá khứ của mình trong cuộc trò chuyện với một hãng tin từ đại lục. Khi bị phóng viên xoay về chuyện đóng phim khiêu dâm lúc xưa, Thư Kỳ đã bật khóc.
Theo trang Sohu, khi còn là cô thiếu nữ, Thư Kỳ thần tượng nữ diễn viên Diệp Ngọc Khanh - ngôi sao của thể loại phim khiêu dâm. Nữ diễn viên họ Diệp này nổi tiếng từ bộ phim "Pretty Woman". Sau đó nhanh chóng thành sao và đã được đề cử giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất LHP Kim Mã nhờ vai diễn trong "A Roof With A View". Tuổi trẻ nhiều mơ mộng lại khát khao nổi tiếng, Thư Kỳ nghĩ rằng Diệp Ngọc Khanh làm được tại sao mình lại không? Cô đã đi đến quyết định làm bất cứ gì có thể để trở nên nổi tiếng.
Đến giờ ngôi sao của Người vận chuyển đã thực sự hối tiếc(!?!): "Khi đó tôi mới 17 tuổi, thậm chí còn chẳng nhận ra mình đang làm gì và cái giá mà giờ đây tôi phải trả cho lỗi lầm khi xưa quá lớn".
Cũng theo Sohu, ngày đó, đạo diễn Vương Tinh đã đề nghị Thư Kỳ tham gia vào bộ phim cấp 3 "Sex And Zen" và cô đã đồng ý. Cũng giống như thần tượng của mình, sau khi "khoe thân", Thư Kỳ ngay lập tức nổi tiếng. Nhưng cũng ngay sau đó, cũng chính đạo diễn Vương Tinh đã khuyên cô rằng "Em vẫn còn trẻ, nên suy nghĩ kỹ hơn trước khi quyết định làm việc gì. Nếu cứ tiếp tục thế này sẽ không tốt cho bản thân đâu".
Trả lời cho câu hỏi ba mẹ có ngăn cản ý định nổi tiếng bằng con đường tắt này, Thư Kỳ thành thực cho biết "Tôi cho rằng ba mẹ tôi biết đây là việc không nên làm, song họ chưa bao giờ lên tiếng ngăn tôi lại. Thay vào đó họ tìm cách im lặng sát cánh "bảo vệ" tôi, đợi cho đến khi tôi thức tỉnh".
Vậy Thư Kỳ đã thức tỉnh như thế nào? "Có một lần, khi tôi đang đi trên phố, một trước xe tải vượt qua tôi và những người đàn ông trong xe đã hét lên "ngôi sao phim khiêu dâm". Những lời đó như thể mũi dao sắc nhọn chĩa vào tôi, khiến tôi nhận ra những gì mình đã làm và tôi đã tỉnh ngộ".
Trong màn nước mắt, Thư Kỳ đã không ngăn nổi cảm xúc của mình "Tai nạn này đã để lại cho tôi hậu quả quá lớn và tôi đã kiên quyết từ bỏ nó, tham gia vào những tác phẩm điện ảnh "tốt".Tôi đã không còn muốn cởi bỏ trang phục trước ống kính nữa".

Đài Loan công diễn vở ba lê khỏa thân
Trong thời gian gần đây, đoàn ba lê Đài Bắc đã công diễn một vở ba lê gây nhiều tranh cãi mang tên “Cuộc hội ngộ giữa ba lê và Tchaikovsky” tại Trung tâm văn hóa Đài Nam của Đài Loan. Nguyên nhân là do diễn viên xuất hiện trong trạng thái khỏa thân.Đây là một vở ba lê hiện đại, táo bạo, được thể hiện trên nền nhạc của Tchaikovsky và trở thành tâm điểm của rất nhiều tranh cãi về nghệ thuật. Tất cả là do các diễn viên xuất hiện trên sân khấu trong trạng thái “nude” (khỏa thân).
Ông Yu Nengsheng, giám sát sân khấu của đoàn cho rằng dưới sự huyền ảo của ánh sáng sân khấu, khán giả sẽ cảm nhận được thông điệp truyền tải từ vẻ đẹp của cơ thể, chứ hoàn toàn không mang ý nghĩa thể hiện chủ nghĩa hoan lạc. Tuy gây nhiều tranh cãi, nhưng vở diễn đã được công chúng nhiệt liệt đón nhận.
Theo ông Yu, khán giả ở miền nam Đài Loan rất bảo thủ, và đây chính là thách thức lớn nhất đối với thành công của vở diễn. Tuy nhiên, ông cho rằng qua các đêm diễn, công chúng sẽ dần đón nhận hình thức nghệ thuật hiện đại và táo bạo này. Trong số 23 diễn viên tham gia diễn xuất, ngoài các thành viên của đoàn, còn có nhiều nghệ sỹ ba lê nổi tiếng của Đức, Áo và Hungary. Trên nền nhạc của bản dạ khúc và bản giao hưởng số 4, vở “Cuộc hội ngộ giữa ba lê và Tchaikovsky” diễn tả những cung bậc tình cảm khác nhau trong âm nhạc của nhạc sỹ thiên tài người Nga.(Theo China.org.cn)

Phim Đài Loan càng ngày càng "nóng"
Khi bộ phim They Kiss Again phát sóng rộng rãi trên truyền hình và đạt tỉ lệ người theo dõi cao bất ngờ dù có ý kiến phản đối, các nhà sản xuất và đạo diễn lại có ý tưởng tiếp tục thực hiện các cảnh quay nóng hơn để tăng sự lôi cuốn cho khán giả trong dòng phim thần tượng.Khi bộ phim "They Kiss Again" phát sóng rộng rãi trên truyền hình và đạt tỉ lệ người theo dõi cao bất ngờ dù có ý kiến phản đối, các nhà sản xuất và đạo diễn lại có ý tưởng tiếp tục thực hiện các cảnh quay nóng hơn để tăng sự lôi cuốn cho khán giả trong dòng phim thần tượng. Và khi các nhà sản xuất và đạo diễn hào hứng bao nhiêu, thì trên các diễn đàn, các cư dân mạng đã phản hồi kịch liệt vì cho rằng: Việc thực hiện lạm dụng những cảnh ân ái này chỉ làm tổn hại cho danh dự phái nữ. Nhiều người nhận định, giống như They kiss again, Fated to love you chỉ được chú ý nhờ 10 phút cảnh chăn gối của đôi diễn viên Kinh Thiên và Trần Kiều Ân chứ không nhờ nội dung phim. Một số ý kiến thẳng thắn bày tỏ: “Phim thần tượng trước giờ được yêu mến vì có hình ảnh và nội dung trong sáng, diễn xuất của diễn viên, chứ không phải vì có các cảnh gợi cảm, đừng biến dòng phim này thành phim cấp ba bởi chúng sẽ gây phản cảm cho khán giả”.

Trong những năm gần đây, "sao" Đài Loan thường xuất hiện trên phim "mát mẻ" hay chụp ảnh khỏa thân:
* Tháng 10/2005 là năm đầu tiên, tạp chí thời trang và sức khoẻ Trendhealths đã phát động “Cuộc vận động phòng chống bệnh ung thư vú” từ các ngôi sao nổi tiếng của làng showbiz châu Á. Trong số những ngôi sao tiên phong chụp ảnh nude cho chiến dịch này chính là người đẹp Chung Lệ Đề, Ngô Quân Mai và nữ diên viên được khán giả Việt Nam rất mến mộ - Lý Băng Băng với khẩu hiệu: “Bảo vệ ngực là bảo vệ chính mình”.(http://vietbao.vn/Giai-tri/Sao-chau-A-tiep-tuc-khoa-than-vi-ung-thu-vu/30198798/233/)
* Năm nay, ba ngôi sao nữ xinh đẹp được tạp chí Trendhealths mời gọi là nữ diễn viên có gương mặt khả ái Lý Tiểu Nhiễm, ngôi sao gạo cội của Hồng Kông Triệu Nhã Chi và cô người mẫu kiêm ca sĩ nổi tiếng của Đài Loan Ngô Bội Từ. Đáng chú ý, bộ ảnh khỏa thân của ba ngôi sao này còn được tạp chí Trendhealths gọi với cái tên rất thân thương “Pink Ribbon” - “Dải ruy băng hồng”.

*Y Năng Tịnh (Yi Neng Jing) - nữ ca sĩ, diễn viên Đài Loan chụp series ảnh mát mẻ trong phòng tắm và khoe đường cong quyến rũ với những bộ đầm gợi cảm.(xem:http://forum.vietyo.com/topic/hot-nguoi-dep-hoa-ngu-chup-anh-khoa-than-trong-phong-tam-7967.html)
Y tá khỏa thân để câu khách
Nhiều ngành kinh doanh tại Đài Loan thường dùng hình ảnh của các cô gái trẻ, thời trang nhằm phục vụ cho các chiến dịch quảng cáo, tuy nhiên hiếm khi họ sử dụng ảnh khỏa thân. Tuy nhiên, hiện nay một phòng khám tại đảo quốc này đang gây xôn xao dư luận sau khi cho phép hai nữ y tá chụp ảnh “nude” để quảng cáo cho phòng khám."Họ đã vi phạm pháp luật", ông Chen Yueh-ying - công tác tại cơ quan phụ trách y tế thành phố Tainan, tuyên bố. Ông Chen cho biết phòng khám vốn không phải là một hoạt động kinh doanh bình thường. Chiến dịch quảng cáo của họ đã đi ngược lại các quy tắc về việc hành nghề y.Tờ United Daily News tiết lộ những bức ảnh này khiến tổ chức y tá địa phương giận dữ. Họ cho rằng hình ảnh nghề nghiệp của họ đã bị bôi nhọ. Ông Chen cho hay cơ sở trên có thể sẽ phải chịu phạt từ 1.400 USD cho đến 7.400 USD hoặc bị buộc đóng cửa.
http://www.chinadaily.com.cn/china/2009-02/07/content_7454167.htm
Khuyến mãi gái Việt ở Đài Loan
Trong khi các cô gái Đài Loan đổ xô đi lấy chồng nước ngoài (thường đi du lịch hay du học để kiếm chồng mà trốn ở lại luôn; thích nhất là đi Mỹ), tờ Trung Hoa Thời báo tại Đài Loan cùng lúc đã đăng tải hai bài báo với nội dung phê phán gay gắt các Cty môi giới hôn nhân tại Đài Loan đã xúc phạm nhân phẩm phụ nữ các nước nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. Sự kiện các cô gái muốn lấy chồng Đài Loan bị biến thành hàng quảng cáo, hàng khuyến mãi đang gây xôn xao dư luận tại lãnh thổ này.Một sự chào hàng tàn nhẫn
Theo tường thuật trong hai bài báo, các cô gái người nước ngoài đã bị biến thành hàng hoá với lời rao bán tàn nhẫn. Địa điểm tổ chức buổi rao hàng các cô gái nước ngoài là phía trước miếu Thiên Hậu, đảo Bành Hồ nổi tiếng là nơi trung chuyển phụ nữ trong các đường dây môi giới hôn nhân với đàn ông Đài Loan và các đường dây buôn bán phụ nữ đưa vào những điểm tệ nạn.

Tại buổi rao hàng, những cô gái nước ngoài trong gia đình có người bệnh tật, cụ thể là có người thân bị bệnh thần kinh hay gặp vấn đề về trí tuệ, đã bị rao với câu: "Mua hai người một lúc được giảm giá 40%". "Hàng" bị đem khuyến mãi công khai tại đây được ghi nhận là có những cô gái quốc tịch Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á khác. Bà Ngô Thiệu Văn - Thư ký Hội Phụ nữ Indonesia tại Đài Loan - đã kịch liệt phản đối kiểu rao hàng xúc phạm nhân phẩm phụ nữ như trên: "Không thể buôn bán phụ nữ như một vật phẩm".Trong khi đó, ở các vùng nông thôn Đài Loan, hiện người ta thường nghe những câu rao như: "Cô dâu Việt Nam, giá bán 18 vạn Đài tệ" (gần 90 triệu đồng Việt Nam). Thực ra, người viết bài này, những câu rao như thế đã phổ biến khá rộng rãi tại Đài Loan trước thời điểm hai bài báo phản ánh khá lâu. Tuy nhiên, dư luận bất bình khi gần đây trên kênh 4 truyền hình tại Đài Loan đã xuất hiện những lời quảng cáo môi giới hôn nhân với phụ nữ nước ngoài như: "Bảo đảm là gái trinh, nếu không trả lại". Nhiều cô dâu, theo điều tra trong hai bài báo trên, sau khi lấy chồng về vùng nông thôn xa bị biến thành những công cụ tình dục, hoặc trở thành những người lao động tận lực. Dư luận lên tiếngHai tổ chức đăng lời rao bán là Quốc tế Hôn hữu xã và Liên Nghi xã. Theo điều tra, Quốc tế Hôn hữu xã đầu năm ngoái đã hợp pháp hoá trở thành một tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới hôn nhân, tập hợp khoảng 200 Cty môi giới hôn nhân với người nước ngoài, có đăng ký kinh doanh. Từ đó, mỗi ngày trên kênh 4 truyền hình thường phát ra các mẩu quảng cáo môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Đặc biệt trong số những người được rao trên truyền hình, các cô gái Việt Nam chiếm tỉ lệ không nhỏ, vì hiện nay các cô gái Việt Nam vẫn được những Cty xúc tiến môi giới nhiều hơn cũng được phía nhà chồng Đài Loan thích hơn vì đa phần ngoan, chịu đựng và nhịn nhục. Giới trí thức Đài Loan đã đặt vấn đề: Nếu tiếp tục để tồn tại tình trạng trên thì Đài Loan sẽ không tránh được tiếng xấu là "đảo bán người". Chính vì thế, cơ quan nội chính Đài Loan đang chịu áp lực lớn, buộc phải xem xét lại các chính sách đối với các Cty môi giới hôn nhân với người nước ngoài. Ông Giản Thái Lang - người giữ chức phó của cơ quan này - cho rằng, kiểu rao hàng như thế đã vi phạm luật về quảng cáo trên truyền hình.
(Theo Lao Động)

Đài Loan: cún cưng trở thành phụ kiện thời trang
Ít ai có thể tưởng tượng rằng loại phụ kiện thời trang đang rất được ưa thích của nhiều bạn trẻ Đài Loan lại chính là những chú cún cưng!Thực ra, đa số gái Đài Loan vừa "chảnh", vừa "sến", vừa "xấc", vừa xấu, rất thích bắt chước lối sống và ăn diện theo kiểu Mỹ, chưa kể là lười biếng và ở dơ dã man ! Hễ có học một chút là kiêu kỳ, đỏm dáng và xạo khỏi nói !

Các thành phố của Đài Loan không có nhiều sân rộng để đi dạo, do đó những cô gái Đài Loan thường đi tới các công viên. Bởi vậy, chỉ cần đứng quan sát trong công viên, bạn sẽ có thể nhìn thấy những ví dụ điển hình của thời trang Đài Loan. Một trong số những phụ kiện thời trang phổ biến mà giới trẻ Đài Loan “chưng” ra ở đây chính là những chú chó cảnh. Những chú cún này đều rất xinh xắn, được chải chuốt khá kỹ lưỡng. Chiếc dây dùng để giữ chúng có màu sắc mang đầy chủ ý: nếu không phù hợp với màu lông cún thì cũng phù hợp với bộ quần áo của chủ nhân.Cô gái này là một ví dụ. Cô ấy đã chọn 3 màu chủ đạo trên trang phục của mình là xanh, đỏ và trắng. Chú chó trắng của cô ấy cũng được giữ bởi một chiếc dây đỏ khá nổi bật. Trang phục của cô gái này vừa có vẻ trẻ trung của xanh sẫm và đỏ, lại vừa có nét tươi sáng của màu nền trắng.
Làng Việt ở Đài Loan

Những cô gái, người trẻ, phần đông là người Việt Nam, tập trung 250 người với tên gọi “làng Việt" nằm quanh chân núi, thuộc xã Song Khê, huyện Đài Bắc, cách thành phố Đài Bắc, lãnh thổ Đài Loan, một giờ tàu tốc hành.5 giờ sáng, xóm núi tỉnh giấc nhờ chợ ga buôn bán rất nhanh, 9-10h là hết khách. Đường sá vắng người chủ yếu là ông bà già, trẻ nhỏ.Chúng tôi vừa bước xuống sân ga thì gặp ngay cửa hàng của các cô chủ trẻ Việt Nam, vừa kinh doanh buôn bán vừa chăm sóc con nhỏ, làm kinh tế chính cho cả gia đình. Vòng quanh các khu công viên, trường học, trạm xá, đâu đâu cũng bắt gặp từng tốp người Việt làm khán hộ công gia đình, chăm sóc người già, người bệnh.Trên ruộng rau, vườn cây cũng là bóng dáng nón lá Việt Nam và cả những cây trái được mang giống từ Việt Nam qua như: trái cóc, rau om, có cả món canh chua miền Nam (với tôm thay cho cá lóc), bún riêu mắm tôm miền Bắc. Các dịch vụ chuyên cung cấp hàng Việt Nam như đĩa karaoke, các loại thực phẩm và mỹ phẩm chuyên dùng cho con gái “làng Việt”.Họ tính thời gian với nhau bằng mùa trung thu (một trong những ngày lễ lớn ở Đài Loan) và những cái tết. Lương Thị Hạnh, quê ở xã Phước Vinh, Tây Ninh, sang đây đã sáu cái tết, nhà cô có cả một vườn cây quê nhà: hai vuông rau muống, rau cải, cần tây và một cây cóc đang trĩu quả. Mẹ Hạnh từ Việt Nam mới qua thăm con cũng mang theo một ít trái lựu làm quà (người Đài Loan rất quí) và tranh thủ nhân ít giống cho cô con gái mưu sinh nơi xứ người.Trong “làng Việt” này có hàng trăm người Việt định cư. Nhằm giúp cộng đồng người Việt trẻ hòa nhập cuộc sống, xã mở lớp học tiếng Hoa, dạy vi tính cho người Việt.Chúng tôi đến trường tiểu học của xã lúc 20h. Gần 30 học viên khoảng 20-25 tuổi vừa ẵm con vừa học. Sáu đứa trẻ 2 đến 5 tuổi vốn quen chuyện trường lớp tự ôm bình sữa, tự chơi và lâu lâu chạy đến ngồi trong lòng mẹ chừng đỡ nhớ rồi lại chạy lung tung trong lớp nhưng rất trật tự.Cô Giảng Tú Nghiên (giáo viên đứng lớp) cho biết: “Lớp tập trung từ 30 đến 50 học viên, học tiếng Hoa và vi tính. Ngoài ra, các bạn còn được tổ chức những buổi dã ngoại, sinh hoạt tập thể, làm quen phong tục tập quán địa phương và các kiến thức xã hội, y tế nhằm sớm hòa nhập cộng đồng”.

Một ngày ở “bệnh viện”

Khu trạm xá của xã xây dựng đã hơn 20 năm, phục vụ trên 10.000 cư dân, có khả năng khám và điều trị 100 bệnh nhân mỗi ngày. Trạm xá có 15 nhân viên gồm bác sĩ, y tá trong đó có hai nhân viên Việt Nam.Ngay quầy tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi gặp Nguyễn Thị Ngọc Phượng, quê ở ấp Thời Tây, xã Tân Hiệp, Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Chị làm dâu xứ Đài đã bảy mùa trung thu. Phượng một mình kinh doanh cửa hàng tổng hợp, chăm sóc hai con nhỏ, làm kinh tế chính cho cả gia đình năm người, đồng thời làm việc bán thời gian trong trạm xá.Phượng bảo: “Má chồng em ngoài 60 tuổi vẫn làm việc quét dọn ngoài ga. Mình không chịu khó làm, coi sao được”. Vào khu vực 2: khám bệnh và chích ngừa là gặp cô trưởng trạm xá, các hộ lý và Lương Thị Hạnh (Phước Vinh, Tây Ninh) vừa phụ việc cân đo cho bệnh nhân vừa phiên dịch tiếng Việt.Cô Shu Shu Hua (y tá trưởng), người gắn bó với trạm xá này từ thời kỳ đầu, cho biết: “Cư dân Việt ngày một phát triển nên việc tập huấn, đào tạo người Việt làm nhân viên y tế là điều quan trọng”.Nhân viên người Việt ở đây trực một tuần 2-3 buổi, từ 8-12 giờ, thời gian cao điểm, giá được trả 200 Đài tệ mỗi giờ (khoảng 95.000 đồng), mức thu nhập mơ ước của nhiều lao động Việt.Khác với các y tá nơi bệnh viện, những nữ khán hộ công chăm sóc người bệnh tại nhà mà chúng tôi gặp trên phố đều rơi nước mắt khi nói đến công việc: “Hợp đồng chăm sóc người già, người bệnh nhưng chúng tôi phải làm hầu hết các việc như một oshin, từ nấu ăn, quét dọn nhà đến chăm sóc chó cho chủ. Đôi khi còn bị chủ lợi dụng mang đến nhà bạn bè làm tăng cường việc nhà vài hôm”.Chị Nguyễn Thị Căn (37 tuổi, Thái Thụy, Thái Bình) còn 20 ngày nữa kết thúc hợp đồng ba năm. Chị nói như trút gánh nặng: “Tôi sắp hết hạn làm việc, dành dụm ít tiền về nhà làm ăn. Gia đình nghèo tám anh em mới chịu cực tha phương kiếm sống, may nhờ rủi chịu”.

Lang thang ở Đài Bắc

Tòa nhà chọc trời in hình trong vũng nước; những hàng quán vỉa hè chật khách vào ban đêm; những phụ nữ ngồi đánh bài trong công viên là một vài hình ảnh về thành phố Đài Bắc, Đài Loan.

Đài Bắc là thành phố hiện đại so với bất kỳ thành phố châu Á nào khác, nhưng những khu chợ đêm với các hàng ăn đông đúc vẫn là nét đặc trưng.
Một đôi tình nhân đứng chọn món ở một quầy bán đồ ăn bên hè phố.
Một phụ nữ đi ngang vũng nước mưa có in bóng tòa nhà chọc trời mang tên Đài Bắc 101.
Một đôi tình nhân đi dạo bên suối nước nóng ở Beitou.
Một quần thể spa xa hoa và độc đáo với những hồ nước ngoài trời dưới tán lá cây và những mái che bằng gỗ.
Một nhóm phụ nữ cao tuổi ngồi chơi bài trong công viên Yangmingshan.
Cảnh mua ngô luộc qua cửa xe taxi trên đường phố.
Bên trong khách sạn Grand, được xây dựng theo phong cách kiến trúc đời nhà
Chùa JioufenJioufenChùa Jioufenlàng ven sông Wulaibãi biển Đài Hùngđồ ngọtdimsummột góc Đài bắcchợ trời Đài bắcmột góc Đài bắc

Vườn National Palace MuseumTaiwan's National Opera
Đền thờ Tưởng Giới Thạch một góc Đài bắc
Cạo gió

No comments:

Post a Comment